Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I (Lớp 11), Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp
Tài Liệu Học Thi giới thiệu bài Soạn văn 11: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I, sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh.
Mời các bạn học sinh lớp 11 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
I. Phần trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
D |
C |
C |
D |
C |
B |
D |
D |
B |
A |
A |
B |
II. Phần tự luận
Câu 1. Bàn về lợi ích và hứng thú của công việc tự học.
Gợi ý:
Học tập đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Một trong phương pháp học tập quan trọng chính là chính là tự học.
Đầu tiên học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Còn tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Nó yêu cầu mỗi người phải tự mình quan sát, học hỏi và tổng kết lại kiến thức cho bản thân.
Tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động và xuất phát từ hứng thú của bản thân. Khi ấy, những kiến thức ta học sẽ được ghi nhớ lâu hơn và vận dụng có hiệu quả hơn. Không những thế khi biết tự học, con người trở nên năng động, không còn phụ thuộc vào người khác (đặc biệt là thầy cô). Từ đó, mà bản thân mỗi người cũng sẽ nâng cao khả năng sáng tạo của chính mình.
Mỗi người cần có ý thức rèn luyện hứng thú tự học. Đối với quá trình học tập trên lớp, khi thấy cô giảng bài, chúng ta phải đọc trước bài sẽ tìm hiểu, ghi chép lại theo lời giảng của thầy cô theo cách hiểu của bản thân. Cùng với đó là tích cực tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo. Người học cũng nên trình bày những suy nghĩ của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy, tích cực trao đổi. Không chỉ học trên sách vở mà còn phải vận dụng được vào thực tế cuộc sống.
Bên cạnh những con người chủ động học tập, không ít bộ phận học sinh sinh viên có thái độ ỷ lại vào bạn bè, thầy cô. Họ không chịu tự mình tìm hiểu bài học mà chỉ chép lại bài làm của bạn bè, bài giảng của thầy cô. Họ cũng chỉ học tập với một tư tưởng mang tính đối phó. Đó quả thật là những hành vi đáng lên án.
Nếu con người không cố gắng học tập sẽ không thể trở thành “một viên ngọc sáng”. Chính vì vậy, mỗi học sinh sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mang trong mình trọng trách lớn nhất là học tập. Mỗi người hãy tự cố gắng trau dồi bản thân trở thành những “viên ngọc” có ích cho đời.
Câu 2. Nêu ý kiến của anh (chị) về chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ . Theo anh (chị), đó là một câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Gợi ý:
a. Chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam: Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quanh quẩn, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng trước ước mơ mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.
b.
– Cảnh ngày tàn: tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve với bóng tối bắt đầu tràn ngập trong con mắt Liên.
– Cảnh chợ tàn: chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu; người về hết và tiếng ồn ào cũng mất; trên đất chỉ còn rác rưởi vỏ bưởi, lá nhãn và lá mía; mùi ẩm mốc quen thuộc…
– Hình ảnh người dân phố huyện:
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
- Chị Tí mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước dưới gốc bàng; dọn hàng từ chập tối cho đến đêm “chả kiếm được bao nhiêu”. Thằng cu bé con chị Tí xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra trông thật tội nghiệp.
- Bà cụ Thi hơi điên, cười khanh khách, ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch cút rượu, lảo đảo lần vào bóng tối.
- Vợ chồng bác xẩm “tiếng đàn bầu bần bật”, “thằng con bò ra đất”…
- Bác phở Siêu gánh hàng đi trong đêm, tiếng đòn gánh kĩu kịt, bóng bác mênh mang… Phở của bác là món quà xa xỉ mà chị em Liên không bao giờ mua được.
=> Con người nơi phố huyện sống lặng lẽ, nghèo khổ.
– Nhưng qua đó, nhà văn muốn gửi gắm niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn: Họ cùng nhau chờ đợi chuyến tàu vào cuối ngày. Tàu xuất hiện với những toa đèn sáng trưng, với “đèn ghi xanh biếc”, vơi “tiếng còi xe lửa”, làm khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khách khạc ồn ào khe khẽ và rồi nó xa dần rồi mất hút trong đêm tối mênh mông. Tàu được miêu tả chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua. Tàu là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.Chuyến tàu gợi cho họ niềm tin, giống như chờ đợi một niềm hy vọng về một cuộc sống đẹp đẽ hơn trong tương lai.
=> Như vậy, có thể khẳng định đây là câu chuyện về niềm khát khao hướng tới cuộc sống tốt đẹp ở tương lai.