Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo, Bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo gồm 4 đề
Bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo gồm 4 đề thi, có đáp án, thang điểm, bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để ra đề thi giữa học kì 1 theo sách mới cho học sinh của mình. Với 4 đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn 6 sách mới, giúp thầy cô và các em chuẩn bị thật tốt cho bài thi giữa kì 1. Ngoài ra, tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh, Toán, Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo.
Xem Tắt
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
PHÒNG GD&ĐT………..
|
MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
|
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: NGỮ VĂN 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận biết |
Tổng |
% tổng điểm |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Số CH |
|
|||||||||
Số CH |
Thời gian (phút) |
Số CH |
Thời gian (phút) |
Số CH |
Thời gian (phút) |
Số CH |
Thời gian (phút) |
TN |
TL |
Thời gian (phút) |
|
|||
1 |
Đọc hiểu văn bản |
1.1 Đọc hiểu văn bản – Lắng nghe lịch sử nước mình – Miền cổ tích |
3 |
6 |
3 |
6 |
15 |
|||||||
2 |
Thực hành Tiếng Việt |
1.2 Tiếng Việt – Từ láy, trạng ngữ – Đặt câu có thành ngữ |
2 |
4 |
1 |
5 |
2 |
1 |
9 |
20 |
||||
3 |
Tập làm văn |
1.3 Tập làm văn – Yêu cầu về viết bài văn kể -Viết văn: kiểu văn bản kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích |
1 |
2 |
1 |
73 |
1 |
1 |
75 |
65 |
||||
Tổng |
5 |
12 |
|
|
1 |
5 |
1 |
73 |
6 |
2 |
90 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
30 |
|
10 |
60 |
30 |
70 |
100 |
100 |
||||||
Tỉ lệ chung % |
30 |
70 |
30 |
70 |
100 |
100 |
Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: NGỮ VĂN 6 – THỜI GIAN: 90 PHÚT
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dung cao |
||||
1 |
Đọc hiểu văn bản |
Văn bản truyện cổ tích Tri thức về truyện truyền thuyết |
– Nhận biết các văn bản đã học thuộc kiểu cổ tích hoặc truyền thuyết – Nhận biết khái niệm truyện truyền thuyết |
2 |
|||
Thể loại truyện truyền thuyết |
– Nhận biết được kiểu nhân vật trong truyện truyền thuyết |
1 |
|||||
2 |
Thực hành Tiếng Việt |
Từ láy Trạng ngữ |
Nhận biết được từ láy Nhận biết được trang ngữ chỉ nơi chốn trong câu |
2 |
|||
Đặt câu có thành ngữ |
Vận dụng đặt câu có thành ngữ “chết như rạ” |
1 |
|||||
3 |
Phần lí thuyết tập làm văn |
Đặc điểm kiểu văn kể |
Nhận diện được yếu tố không nên sử dụng khi làm văn kể |
1 |
|||
Thực hành viết |
Viết văn kể |
Vận dụng kỹ năng viết văn kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học |
1 |
||||
Tổng |
6 |
|
1 |
1 |
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
PHÒNG GD&ĐT…….
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 |
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Đọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra
Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích?
A. Em bé thông minh
B. Bánh chưng, bánh giầy
C. Sự tích Hồ Gươm
D. Con Giồng cháu tiên
Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười?
A. Hả hê
B. Héo mòn
C. Khanh khách
D. Vui cười
Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng.
C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa.
D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.
Câu 4. Truyền truyền thuyết là ?
A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.
B. Là truyện có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này mang đặc điểm vốn có của loài vật hoặc đồ vật.
C. Là truyện dân gian kể về sự tích các loài vật, đồ vật..
D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.
Câu 5. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?
A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ.
B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
C. Là nhân vật bất hạnh.
D. Là những người thông minh.
Câu 6. Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích?
A. Viết y nguyên câu chữ trong truyện.
B. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.
C. Thêm các yếu tố miên tả.
D. Thêm một vài chi tiết.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm): Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.
Câu 2: ( 6 điểm) Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | C | C | A | B | A |
II. Phần tự luận : (7 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
– Đặt được câu hoàn chỉnh có thành ngữ “chết như rạ”. – Câu văn miêu tả đúng nội dung. |
0,5 0,5 |
Câu 2
|
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. |
0,5 |
b. Xác định đúng vấn đề |
0,5 |
|
c. Triển khai vấn đề: a. Mở bài Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đó. b. Thân bài Kể diễn biến câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích theo một trình tự của chuỗi sự việc: – Sự việc khởi đầu – Sự việc phát triển – Sự việc cao trào – Sự việc kết thúc c. Kết bài Suy nghĩ về câu chuyện đã kể |
0,5 0,5 1,0 1,0 0,5 0,5 |
|
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. |
0,5 |
|
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. |
0,5 |
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2
Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo
Nội dung | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | Tổng số | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||
Mức độ thấp | Mức độ cao | ||||
I. Đọc- hiểu: Ngữ liệu: Thơ lục bát |
– Nhận diện Thể loại VB đặc điểm – Phát hiện từ ghép |
– Biện pháp tu từ, tác dụng. – Ý nghĩa câu thơ. – Hiểu t/cảm tác giả. |
– Trình bày ý kiến về vấn đề… |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 2 Số điểm: 1,5 15 % |
Số câu: 3 Số điểm: 2,5 25% |
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 10% |
|
Số câu: 6 Số điểm: 5 Tỉ lệ %: 50 |
II. Viết Văn tự sự |
Viết một bài văn kể chuyện |
|
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
|
|
Số câu: 1 Số điểm: 5 50% |
Số câu: 1 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ %: 50 |
Tổng số câu Tổng điểm Phần % |
Số câu: 2 Số điểm: 1,5 15% |
Số câu: 3 Số điểm: 2,5 25% |
Số câu: 1 Số điểm:1.0 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 5 50% |
Số câu: 7 Số điểm: 10 100% |
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).
Câu 5 (1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 – 4 dòng).
PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
I. Đọc hiểu |
|||
1 (1.0 điểm). |
– Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát – Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái. |
0,5đ 0,5đ |
|
2 (1.0 điểm). |
Ghi lại các 2 từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,… Ghi lại các 2 từ ghép :Công cha , Thái Sơn, nghĩa mẹ, … |
Mỗi từ đúng đạt 0,25đ |
|
3 (1.0 điểm). |
– Câu “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép so sánh – Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha… |
0,5đ 0,5đ |
|
4 (1.0 điểm). |
Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ… |
1.0 |
|
5 (1.0 điểm). |
HS có thể trình bày một số ý cơ bản như: – Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nói ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành. – Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân – Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người – Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình:xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm… |
1,0đ HS kiến giải hợp lý theo cách nhìn nhận cá nhân vẫn đạt điểm theo mức độ thuyết phục… |
|
Phần II. Viết Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể … |
|||
a. Yêu cầu Hình thức |
– Thể loại : Tự sự – Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK. – Bố cục đầy đủ, mạch lạc. – Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. – Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. |
1.0 đ |
|
b. Yêu cầu nội dung
|
a. Mở bài: – Giới thiệu câu chuyện . |
0,5đ |
|
b. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe. – Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. – Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc. |
3,0đ |
||
c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ |
0,5đ |
||
Tổng điểm |
10,0đ |