Soạn bài Sài Gòn tôi yêu, Sau đây, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Sài Gòn tôi yêu, sẽ cung cấp một tài liệu hữu ích dành cho học sinh khi học tập.
Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương là một tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Sài Gòn tôi yêu, mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết dưới đây.
Xem Tắt
Soạn bài Sài Gòn tôi yêu – Mẫu 1
Soạn văn Sài Gòn tôi yêu chi tiết
I. Tác giả
- Minh Hương quê ở Quảng Nam, có nhiều năm sống ở Nam Bộ.
- Có nhiều tác phẩm viết về thành phố Sài Gòn.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
Sài Gòn tôi yêu được sáng tác cuối tháng 12 năm 1990 và được in trong tập Nhớ Sài Gòn, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Những ấn tượng bạn đầu về thành phố Sài Gòn.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu”. Cảm nhận về lối sống và tính cách của người Sài Gòn.
- Phần 3. Còn lại. Tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Những ấn tượng bạn đầu về thành phố Sài Gòn
– Sài Gòn vẫn trẻ trung như “một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da đổi thịt”.
– Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:
- Nắng sớm ngọt ngào, biểu chiều gió lộng, cơn mưa nhiệt đới bất ngờ.
- Thời tiết trái chứng: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.
– Nhịp sống Sài Gòn:
- Đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.
- Phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.
- Cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch của một số đường còn nhiều cây xanh che chở.
=> Những nét đặc trưng hấp dẫn mà chỉ ở Sài Gòn mới có.
2. Cảm nhận về lối sống và tính cách của người Sài Gòn
– Ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi.
– Phần đông ít dàn dựng, tính toán.
– Người Sài Gòn chân thành, bộc trực.
– Hình ảnh các cô gái thị thiềng:
- Tóc buông thõng trên vai, trên lưng và có khi tết bím.
- Đội nón vải trắng, vành rộng, như nón Hướng đạo.
- Áo bà ba trắng, quần đen rộng.
- Mang giày bố trắng hay xăng đan da.
- Dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn.
- Nụ cười tươi tắn, thiệt tình và ít nhiều thơ ngây.
– Không tư thế khúm núm hay màu mè, không mặc cảm tự ti.
– Đến những hồi nghiêm trọng và sục sôi của đất nước thì không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hy sinh cả tính mạng.
=> Phong cách sống khác biệt.
3. Tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn
– Tình cảm: Yêu Sài Gòn, yêu cả con người nơi đây.
– Mong ước: Ước mong các bạn trẻ đều yêu Sài Gòn như mình.
– Nội dung: Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa.
– Nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc, giọng văn tự nhiên…
Soạn văn Sài Gòn tôi yêu ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả hãy tìm bố cục của bài văn.
– Các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của con người và phong tục của con người.
– Bố cục: Gồm 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Những ấn tượng bạn đầu về thành phố Sài Gòn.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu”. Cảm nhận về lối sống và tính cách của người Sài Gòn.
- Phần 3. Còn lại. Tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn.
Câu 2. Trong phần 1 (từ đầu đến “tông chi họ hàng”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:
a. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.
b. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
Gợi ý:
a.
– Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:
- Nắng sớm ngọt ngào, biểu chiều gió lộng, cơn mưa nhiệt đới bất ngờ.
- Thời tiết trái chứng: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.
b.
– Tình cảm của tác giả với mảnh đất Sài Gòn: “Tôi yêu Sài Gòn da diết” – một tình cảm chân thành, tha thiết và nồng hậu.
– Biện pháp tu từ: điệp từ ở đầu câu (Sài Gòn), điệp cấu trúc câu (tôi yêu…) để nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của mình và cũng để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên, đất trời và khí hậu của Sài Gòn.
Câu 3. Trong đoạn 2 (từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”), tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?
* Nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn:
– Ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi.
– Phần đông ít dàn dựng, tính toán.
– Người Sài Gòn chân thành, bộc trực.
– Hình ảnh các cô gái thị thiềng:
- Tóc buông thõng trên vai, trên lưng và có khi tết bím.
- Đội nón vải trắng, vành rộng, như nón Hướng đạo.
- Áo bà ba trắng, quần đen rộng.
- Mang giày bố trắng hay xăng đan da.
- Dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn.
- Nụ cười tươi tắn, thiệt tình và ít nhiều thơ ngây.
– Không tư thế khúm núm hay màu mè, không mặc cảm tự ti.
– Đến những hồi nghiêm trọng và sục sôi của đất nước thì không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hy sinh cả tính mạng.
* Thái độ, tình cảm của tác giả với con người Sài Gòn:
– Mượn câu ca dao nói về tình yêu để bộc lộ cảm xúc:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”
=> Tình cảm yêu mến chân thành, thiết tha sâu nặng.
Câu 4. Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn.
Đoạn cuối trong “Sài Gòn tôi yêu” như một lời khẳng định lại tình cảm mà tác giả đã dành cho Sài Gòn.
Câu 5. Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn.
– Bộc lộ cảm xúc qua việc miêu tả về thiên nhiên, khí hậu, con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm.
– Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây”, “Thương mến bao nhiêu”…
II. Luyện tập
Câu 1. Hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em.
Gợi ý: Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)…
Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng đất mà mình đã từng gắn bó.
Quê hương – hai tiếng gọi đầy thân thương và tự hào. Đối với mỗi con người, dù có đi xa đến đâu thì quê hương vẫn là mảnh đất mà họ muốn đặt chân trở về. Những mái nhà ngói đơn sơ, những con đường đất đỏ, những cánh đồng quê bát ngát… Ngày hôm nay tất cả những nét đẹp thân quen ấy chỉ còn trong ký ức. Thay vào đó là những căn nhà cao tầng hiện đại, những con đường bê tông phẳng lì, những cửa hàng tấp nập… Nhưng dù có thay đổi như thế nào, bất kì ai cũng đều yêu và nhớ về quê hương.
Soạn bài Sài Gòn tôi yêu – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả hãy tìm bố cục của bài văn.
– Các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của con người và phong tục của con người.
– Bố cục: Gồm 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “ Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng ”. Những ấn tượng bạn đầu về thành phố Sài Gòn.
- Phần 2: Tiếp theo đến “ Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu ”. Cảm nhận về lối sống và tính cách của người Sài Gòn.
- Phần 3. Còn lại. Tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn.
Câu 2. Trong phần 1 (từ đầu đến “tông chi họ hàng”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:
a. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.
b. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
Gợi ý:
a.
– Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:
- Nắng sớm ngọt ngào, biểu chiều gió lộng, cơn mưa nhiệt đới bất ngờ.
- Thời tiết trái chứng: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.
b.
– Tình cảm của tác giả với mảnh đất Sài Gòn: “Tôi yêu Sài Gòn da diết” – một tình cảm chân thành, tha thiết và nồng hậu.
– Biện pháp tu từ: điệp từ ở đầu câu (Sài Gòn), điệp cấu trúc câu (tôi yêu…) để nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của mình và cũng để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên, đất trời và khí hậu của Sài Gòn.
Câu 3. Trong đoạn 2 (từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”), tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?
* Nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn:
– Ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi.
– Phần đông ít dàn dựng, tính toán.
– Người Sài Gòn chân thành, bộc trực.
– Hình ảnh các cô gái thị thiềng:
- Tóc buông thõng trên vai, trên lưng và có khi tết bím.
- Đội nón vải trắng, vành rộng, như nón Hướng đạo.
- Áo bà ba trắng, quần đen rộng.
- Mang giày bố trắng hay xăng đan da.
- Dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn.
- Nụ cười tươi tắn, thiệt tình và ít nhiều thơ ngây.
– Không tư thế khúm núm hay màu mè, không mặc cảm tự ti.
– Đến những hồi nghiêm trọng và sục sôi của đất nước thì không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hy sinh cả tính mạng.
* Thái độ, tình cảm của tác giả với con người Sài Gòn:
– Mượn câu ca dao nói về tình yêu để bộc lộ cảm xúc:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”
=> Tình cảm yêu mến chân thành, thiết tha sâu nặng.
Câu 4. Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn.
Đoạn cuối trong “Sài Gòn tôi yêu” như một lời khẳng định lại tình cảm mà tác giả đã dành cho Sài Gòn.
Câu 5. Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn.
– Bộc lộ cảm xúc qua việc miêu tả về thiên nhiên, khí hậu, con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm.
– Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây”, “Thương mến bao nhiêu”…
II. Luyện tập
Câu 1. Hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em.
Ví dụ:
Các tác phẩm về thủ đô Hà Nội như: Chuyện cũ Hà Nội (Tô Hoài), Phố phường Hà Nội xưa (Hoàng Đạo Thúy)…
Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng đất mà mình đã từng gắn bó.
Quê hương là nơi quan trọng nhất của mỗi người. Mỗi buổi sáng thức dậy, làng quê thật yên tĩnh. Ông mặt trời đánh thức mọi vật thức dậy sau một đêm dài. Cô cậu nắng tinh nghịch chạy nhảy khắp mọi nơi. Tiếng gà gáy báo sáng vang vọng từ xa. Những hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Bầu trời lúc này trong xanh, không một gợn mây. Hương lúa chín thơm theo gió bay đi khắp nơi. Các bác nông dân đã ra đồng từ sáng sớm. Tiếng chim hót líu lo khiến làng quê thêm sôi động. Họ vừa đi vừa trò chuyện về vụ mùa bội thu năm nay. Tôi yêu quê hương của mình biết bao nhiêu.