Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Ôn tập văn biểu cảm, giúp học sinh củng cố lại kiến thức về văn biểu cảm.
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 học kì I, học sinh sẽ được tìm hiểu đôi nét về loại văn biểu cảm.
Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Ôn tập văn biểu cảm, mời các bạn học sinh cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm – Mẫu 1
I. Hướng dẫn chuẩn bị bài
Câu 1. Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường (Bài 5), về An Giang (Bài 6), bài Hoa học trò (Bài 6), bài Cây sấu Hà Nội (Bài 7), các đoạn văn biểu cảm (Bài 9), bài Cảm nghĩ về một bài ca dao (Bài 12) bà các văn bản trữ tình khác, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào.
– Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… làm cho những cái đó hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
– Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
=> Nếu văn miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh vật) sao cho người khác cảm nhận được thì văn bản biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó để nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Câu 2. Đọc lại bài Kẹo mầm (Bài 11), hãy cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào.
– Văn tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, một ý nghĩa.
– Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
=> Nếu văn tự sự nhằm kể lại một câu chuyện, một sự việc có diễn biến nguyên nhân kết quả thì văn biểu cảm của tự sự chỉ để làm nền nói lên cảm xúc qua sự việc.
Câu 3. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? Nêu ví dụ.
– Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
– Tự sự và miêu tả ở đây không nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
Câu 4. Cho một đề bài biểu cảm, chẳng hạn: Cảm nghĩ mùa xuân, em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào?
* Các bước làm bài văn biểu cảm là:
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý và lập dàn ý
- Viết bài
- Đọc lại và sửa bài
* Ví dụ:
– Tìm hiểu đề: Đối tượng cần biểu cảm là mùa xuân.
– Lập dàn ý:
(1). Mở bài
– Giới thiệu để dẫn dắt: Một năm có bốn mùa. Đó là… (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa).
– Nêu ra đối tượng biểu cảm: Nhưng em yêu nhất là mùa xuân.
(2). Thân bài
– Mùa xuân của vạn vật: Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên (Miêu tả sự thay đổi ấy).
=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.
– Mùa xuân của đất trời: Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nữa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu. Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân.
– Mùa xuân của tình người:
- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.
- Chợ bắt đầu bày bán hàng hóa, Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.
- Ai cũng xí xóa cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương
=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!
– Mùa xuân của phong tục gia đình:
- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Nấu bánh chưng, bánh nếp..
=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hội để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.
(3). Kết bài
– Nêu cảm nghĩ của người viết về mùa xuân.
Câu 5. Bài văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý với ý kiến đó không?
– Các biện pháp tu từ mà văn biểu cảm thường sử dụng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, …
– Đưa ra quan điểm: đồng ý, do văn biểu cảm và thơ có điểm chung khi thiên về bộc lộ cảm xúc của tác giả.
II. Bài tập ôn luyện thêm
Lập dàn ý và viết bài văn biểu cảm cho đề văn sau: Cảm nghĩ về cây tre Việt Nam.
Gợi ý:
* Lập dàn ý:
(1). Mở bài
– Cây tre loại cây gần gũi và gắn bó với nhiều người nông dân.
– Cây tre mang ý nghĩa tượng trưng kiên cường, mạnh mẽ anh hùng của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
(2). Thân bài
a. Miêu tả đôi nét về cây tre
– Thân tre gầy guộc, cao vút mang ý nghĩa cho con người mạnh mẽ, hiên ngang, bất khuất.
– Lá tre mỏng manh.
– Bên dưới gốc tre là những chồi măng vươn lên đứng đầy sức sống. Từ xưa trẻ đã được chế tạo thành bẫy tham gia chống quân xâm lược: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” tre người bạn thân thiết, người tham gia mọi trận đánh của dân tộc ta.
– Cây tre chính là biểu tượng của sự mạnh mẽ bền bỉ, kiên cường mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần noi gương.
b. Cảm nghĩ về cây tre
– Cây tre trong tuổi thơ của em, tre gần gũi với người dân và tỏa bóng mát cho dân làng.
– Trẻ không chỉ tạo bóng mát mà những chồi măng còn dùng làm thực phẩm rất bổ dưỡng.
– Cây tre rất nhiều công dụng và mọi bộ phận cây trẻ đều sử dụng có ích cho con người.
(3). Kết bài
– Cây tre như là một người bạn thân thiết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Gìn giữ cây tre như một biểu tượng của sự mạnh mẽ kiên cường.
* Viết bài:
Từ bao đời nay, cây tre đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)
Không biết từ bao giờ, tre đã gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ câu chuyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” đến “Thánh Gióng” nhổ tre đánh tan giặc Ân.
Khi con nhỏ, tre chỉ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình bé nhỏ hình nón, trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé. Đến khi trưởng thành tre vươn lên cao lớn. Thân tre gầy guộc, hình ống và nên trong rỗng, bên trong màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Lá tre mỏng manh, có màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ.
Xuất hiện trong bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy, hình ảnh cây tre tượng trưng cho những phẩm chất của con người Việt Nam:
“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”
Đó là sức sống mãnh liệt của một dân tộc đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn gian khổ.
Tre cần cù, chịu khó giống như người nông dân Việt Nam quanh năm lam lũ vất vả lao động:
“Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
Tre còn tượng trưng cho tinh thần yêu thương, đoàn kết của dân tộc Việt Nam:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi”
Không chỉ vậy, tre cũng giống như một người bạn đi trong cuộc sống của con người. Từ thuở còn thơ, khi vừa mới chào đời, chúng ta được nằm trong chiếc nôi tre. Khi lớn dần lên, chúng ta được chơi những trò chơi làm từ tre, sử dụng những vật dụng được làm từ tre. Không chỉ cung cấp những giá trị vật chất, tre còn đem đến những giá trị tinh thần. Dưới bóng tre xanh người dân lao động ngồi nghỉ ngơi, tán gẫu sau những buổi làm đồng vất vả. Tre xuất hiện những tác phẩm văn học, hội họa, kiến trúc; tre xuất hiện ở những lễ hội truyền thống… Tre đã hiện diện trong đời sống của con người mọi lúc mọi nơi.
Tre còn gắn bó với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong “Cây tre Việt Nam”, nhà văn Thép Mới có viết: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người”. Vũ khí được làm bằng tre (gậy tre, chông tre) tuy thô sơ nhưng đã giúp ta đánh bại kẻ thù…
Hôm nay, khi cuộc sống ngày hiện đại, tre dường như không còn nhiều nữa. Nhưng trong kí ức của nhiều người, tre vẫn chứa đựng nhiều kỷ niệm đẹp đẽ. Đối với riêng tôi, tre đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ vui đùa bên bạn bè. Những trò chơi đậm chất thôn quê chứa đựng cái hồn nhiên của trẻ thơ.
Tre – trong đời sống của con người Việt Nam dường như đã trở thành một kí ức thật đẹp đẽ.
Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm – Mẫu 2
I. Hướng dẫn chuẩn bị bài
Câu 1. Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường (Bài 5), về An Giang (Bài 6), bài Hoa học trò (Bài 6), bài Cây sấu Hà Nội (Bài 7), các đoạn văn biểu cảm (Bài 9), bài Cảm nghĩ về một bài ca dao (Bài 12) bà các văn bản trữ tình khác, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào.
– Văn miêu tả: giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… làm cho những cái đó hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
– Văn biểu cảm: biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
=> Nếu văn miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh vật) sao cho người khác cảm nhận được thì văn bản biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó để nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Câu 2. Đọc lại bài Kẹo mầm (Bài 11), hãy cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào.
– Văn tự sự: trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, một ý nghĩa.
– Văn biểu cảm: văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
=> Nếu văn tự sự nhằm kể lại một câu chuyện, một sự việc có diễn biến nguyên nhân kết quả thì văn biểu cảm của tự sự chỉ để làm nền nói lên cảm xúc qua sự việc.
Câu 3. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? Nêu ví dụ.
- Tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Ví dụ: Khi kể về kỉ niệm với một người thân đồng thời sẽ gửi gắm tình cảm với người đó.
Câu 4. Cho một đề bài biểu cảm, chẳng hạn: Cảm nghĩ mùa xuân, em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào?
a. Các bước làm bài văn biểu cảm là:
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý và lập dàn ý
- Viết bài
- Đọc lại và sửa bài
b. Ví dụ:
– Tìm hiểu đề: Đối tượng cần biểu cảm là mùa xuân.
– Lập dàn ý:
(1). Mở bài
– Giới thiệu để dẫn dắt: Một năm có bốn mùa. Đó là… (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa).
– Nêu ra đối tượng biểu cảm: Nhưng em yêu nhất là mùa xuân.
(2). Thân bài
– Mùa xuân của vạn vật: Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên (Miêu tả sự thay đổi ấy).
=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.
– Mùa xuân của đất trời: Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nữa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu. Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân.
– Mùa xuân của tình người:
- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.
- Chợ bắt đầu bày bán hàng hóa, Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.
- Ai cũng xí xóa cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương
=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!
– Mùa xuân của phong tục gia đình:
- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Nấu bánh chưng, bánh nếp..
=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hội để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.
(3). Kết bài
– Nêu cảm nghĩ của người viết về mùa xuân.
Câu 5. Bài văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý với ý kiến đó không?
– Các biện pháp tu từ mà văn biểu cảm thường sử dụng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, …
– Đưa ra quan điểm: đồng ý, do văn biểu cảm và thơ có điểm chung khi thiên về bộc lộ cảm xúc của tác giả.
II. Bài tập ôn luyện thêm
Đề bài: Cảm nghĩ về tình bạn.
Gợi ý:
Có ai đó đã từng nói rằng: “ Khi bạn đứng lên, bạn bè của bạn sẽ biết bạn là ai. Khi bạn ngã xuống, bạn sẽ biết ai là bạn bè của bạn”. Những người bạn luôn có ảnh hưởng và vai trò trong cuộc sống của mỗi người.
Trước hết, chúng ta phải hiểu được rằng bạn bè là những người cùng chung sở thích, lí tưởng, mục tiêu. Nhưng bạn sẽ cùng nhau chia sẻ những khó khăn, niềm vui hay nỗi buồn. Người bạn tốt chắc không ngại giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống. Chẳng có bất cứ người nào sống mà không có cho mình một người bạn. Bởi vậy, tình bạn thật sự cần thiết và quan trọng với con người.
Tình bạn giống như một điểm tựa quý giá của con người. Từ xưa đến nay đã có biết bao tình bạn vĩ đại được lưu truyền trong sử sách. Tình bạn cùng chung lí tưởng của Các-Mác và Ăng-ghen. Tình bạn sinh tử chi giao giữa ba người Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi ở đất nước Trung Quốc. Hay tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Tất cả đều thật đáng trân trọng.
Những người bạn có rất nhiều ảnh hưởng đến chúng ta. Tôi đã từng đọc được một câu rằng: “Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói anh là người như thế nào”. Bởi bạn bè là những người gắn bó với chúng ta hằng ngày. Họ sẽ có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến suy nghĩ, hành động của mỗi người.
Đối với mỗi học sinh như chúng em, tình bạn là một thứ tình cảm thực sự thiêng liêng. Cùng nhau học tập, cùng nhau vui chơi. Cùng chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống. Tình bạn tuổi học trò, không đến với nhau vì lợi ích, mà đến với nhau bằng tình cảm yêu thương và sự đồng điệu về tâm hồn. E cảm thấy thật trân trọng những người bạn . Họ đã luôn ở bên cạnh ủng hộ và chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống. Chúng em cùng giúp đỡ nhau trong học tập, chia sẻ những nỗi buồn hay niềm vui. Sự trân trọng dành cho nhau sẽ giúp cho tình bạn đó mãi bền chặt.
Ngạn ngữ Nga có câu: “Chiến trường thử thách người dũng cảm. Cơn giận thử thách người khôn ngoan. Khó khăn thử thách bạn bè”. Một lời nhắc nhở đúng đắn dành cho mỗi người về bạn bè.