Soạn bài Hoạt động ngữ văn Làm thơ bảy chữ, Sau đây là tài liệu Soạn văn 7: Hoạt động ngữ văn Làm thơ bảy chữ, mà Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến học sinh.
Để giúp học sinh biết cách làm thơ bảy chữ, trong chương trình Ngữ văn lớp 8 sẽ có riêng một bài hướng dẫn về cách làm thơ bảy chữ.
Với tài liệu Soạn văn 8: Hoạt động ngữ văn Làm thơ bảy chữ, hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích đến học sinh.
Soạn văn Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ
I. Chuẩn bị ở nhà
1. Khái niệm và phạm vi luyện tập
– Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu, bao gồm thơ bảy chữ cổ thể, thơ Đường luật tám câu bảy chữ và bốn câu bảy chữ (tứ tuyệt), thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ bảy chữ…
2. Xem lại bài thuyết về thể thơ đã học
– Học sinh tự xem lại.
3. Đọc ví dụ và nhận xét
– Số câu: bốn câu
– Số chữ: bảy chữ trong một câu
– Cách ngắt nhịp: linh hoạt, thường là 4/3 hoặc 2/2/3
– Cách gieo vần: thường là vần chân
4. Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ
– Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố, Lí Bạch)
“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.”
– Qua đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
– Ngắm trăng (Vọng nguyệt, Hồ Chí Minh):
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
…
5. Tập làm một bài thơ bốn câu bảy chữ
Gợi ý:
Thu
“Ngày thu nắng vàng ngập dưới phố
Hoa sữa nồng nàn khắp thủ đô
Lòng người nhẹ nhàng và say đắm
Dịu dàng chút gió heo may qua.”
II. Hoạt động trên lớp
1. Nhận diện luật thơ
a.
– Cách ngắt nhịp:
“Chiều hôm/thằng bé/cưỡi trâu về
Nó ngẩng đầu lên/hớn hở nghe
Tiếng sáo/diều cao/ vòi vọi rót,
Vòm trời trong vắt/ánh pha lê”
– Vần chân (về – lê)
– Luật bằng trắc:
- Câu 1: B – B – B – T – T – B – B
- Câu 2: T – T – B – B – T – T – B
- Câu 3: T – T – B – B – B – T – T
- Câu 4: B – B – B – T – T – B – B
b. Bài thơ sau của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lý do và thử tìm cách sửa lại cho đúng.
Tối
“Trong túp lều tranh cánh liếp che
Ngọn đèn mờ, tỏa ánh xanh xanh
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
Như bước thời gian đếm quãng khuya”
– Chỗ sai: xanh xanh – không hiệp vần với câu trên.
– Cách sửa: xanh lè (hiệp vần chân che – lè)
2. Tập làm thơ
a. Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi
“Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
Cung trăng lạnh lẽo cô độc quá
Nhìn xuống trần gian nhớ quê nhà.
b. Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình:
“Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
Bằng lăng tím thẫm màu thương nhớ
Học trò lưu luyến ngày chia tay”