Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu bài Soạn văn 7: Xa ngắm thác núi Lư, giúp cho học sinh chuẩn bị bài một cách đầy đù và nhanh chóng.
Xa ngắm thác núi Lư là một bài thơ hay của nhà thơ Lý Bạch khi miêu tả khung cảnh thiên nhiên núi Lư (Trung Quốc). Đây là một tác phẩm thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 7, tập Một.
Tài Liệu Học Thi xin được giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Xa ngắm thác núi Lư. Hy vọng sẽ giúp cho học sinh chuẩn bị bài đầy đủ và nhanh chóng.
Xem Tắt
Soạn văn Xa ngắm thác núi Lư chi tiết
I. Tác giả
– Lý Bạch (701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào thời nhà Đường. Tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ.
– Quê hương: Cam Túc (huyện Thiên Thủy – tức Lũng Tây ngày xưa).
– Khi cong nhỏ, ông cùng với gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thờ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.
– Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa, ông được người đời gọi là “thi tiên” (tiên thơ).
– Thơ ông thường thể hiện một tâm hồn tự do, hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.
– Đề tài: thường viết nhiều và viết hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp: Cổ phong, Quan san nguyệt…
- Cảm thông cho người chinh phụ: Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca…
- Tình bạn: Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu…
- Tình yêu đôi lứa: Oán tình, Xuân tứ…
- Tình cảm với quê hương: Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn…
- Đặc biệt là thơ về tửu (rượu): Đối tửu, Thương tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt…
II. Tác phẩm
– Bài thơ là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên đất nước của Lý Bạch.
– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Gồm 2 phần:
- Phần 1. Câu đầu: Miêu tả khung cảnh núi Hương Lô
- Phần 2. 3 câu tiếp: Miêu tả khung cảnh thác nước núi Lư.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Câu đầu: Miêu tả khung cảnh núi Hương Lô
– Vị trí: đứng từ trên cao để ngắm thác nước, sẽ có cái nhìn bao quát và toàn diện.
– Hình ảnh thiên nhiên: Ánh sáng của mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô, xuyên qua làn hơi nước phản chiếu giống như làn khói màu tím – màu sắc vừa rực rỡ, vừa kì ảo.
– Động từ “sinh” : gợi ra sự sinh sôi nảy nở, tràn đầy sức sống. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống đem lại sức sống cho mọi vật xung quanh.
=> Khung cảnh thiên nhiên huyền ảo và đầy thơ mộng của núi Hương Lô.
2. 3 câu tiếp: Miêu tả khung cảnh thác nước núi Lư.
– Câu thơ 2: Hình ảnh “bộc bố”- dòng thác kết hợp với động từ “quải” – treo: Dòng thác từ động sang tĩnh. Nhìn từ xa nơi nhà thơ đang đứng, dòng thác trông giống như một dải lụa trắng đang vắt trên sườn núi.
– Câu thơ 3: Hình ảnh dòng thác kết hợp với động từ “phi” – bay và “lưu” – chảy: Dòng thác chuyển từ tĩnh sang động. Lúc này, dòng thác như đang ào ào chảy xuống con sông ở phía dưới từ “ba nghìn thước” – con số mang tính ước lệ gợi một khoảng cách rất cao và xa.
– Câu thơ 4: So sánh: “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”: Hình ảnh so sánh độc đáo khiến cho thác nước tựa như một dải ngân hà rộng lớn giữa bầu trời, đầy màu sắc.
=> Hình ảnh thác núi Lư hiện lên không chỉ thơ mộng mà còn hùng vĩ tráng lệ. Qua đó tác giả muốn bộc lộ tình cảm yêu thiên nhiên tha thiết.
IV. Tổng kết
– Nội dung: Bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư. Đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của nhà thơ.
– Nghệ thuật: thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thiên nhiên tráng, cách sử dụng ngôn từ…
Soạn văn Xa ngắm thác núi Lư ngắn gọn
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai (chú ý nghĩa của hai từ vọng và dao), xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thể như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
– Vị trí: Nhà thơ đứng từ trên cao và đứng từ xa để ngắm thác nước.
– Lợi thế: Vị trí đứng này giúp người nhìn có cái nhìn bao quát và toàn diện đối, nhất là đối với khung cảnh thác nước.
Câu 2. Câu thơ thứ nhất miêu tả cái gì và tả như thế nào? (Chú ý mối tương quan giữa tên gọi đỉnh núi và đặc điểm của cảnh vật được miêu tả). Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?
– Câu đầu: Miêu tả khung cảnh núi Hương Lô
– Vị trí: đứng từ trên cao để ngắm thác nước, sẽ có cái nhìn bao quát và toàn diện.
– Hình ảnh thiên nhiên: Ánh sáng của mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô, xuyên qua làn hơi nước phản chiếu giống như làn khói màu tím – màu sắc vừa rực rỡ, vừa kì ảo.
– Động từ “sinh” : gợi ra sự sinh sôi nảy nở, tràn đầy sức sống. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống đem lại sức sống cho mọi vật xung quanh.
=> Khung cảnh thiên nhiên huyền ảo và đầy thơ mộng của núi Hương Lô.
– Hình ảnh miêu tả này đã tạo ra một khung nền mà trung tâm chính là hình ảnh thác núi Lư.
Câu 3. Nêu lên những vẻ đẹp khác nhau của thác đã được Lý Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu tiếp theo.
– Câu thơ 2: Hình ảnh “bộc bố”- dòng thác kết hợp với động từ “quải” – treo: Dòng thác từ động sang tĩnh. Nhìn từ xa nơi nhà thơ đang đứng, dòng thác trông giống như một dải lụa trắng đang vắt trên sườn núi.
– Câu thơ 3: Hình ảnh dòng thác kết hợp với động từ “phi” – bay và “lưu” – chảy: Dòng thác chuyển từ tĩnh sang động. Lúc này, dòng thác như đang ào ào chảy xuống con sông ở phía dưới từ “ba nghìn thước” – con số mang tính ước lệ gợi một khoảng cách rất cao và xa.
– Câu thơ 4: So sánh: “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”: Hình ảnh so sánh độc đáo khiến cho thác nước tựa như một dải ngân hà rộng lớn giữa bầu trời, đầy màu sắc.
=> Hình ảnh thác núi Lư hiện lên không chỉ thơ mộng mà còn hùng vĩ tráng lệ. Qua đó tác giả muốn bộc lộ tình cảm yêu thiên nhiên tha thiết.
Câu 4. Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ.
– Lý Bạch là một nhà thơ có tình yêu với thiên nhiên sâu sắc.
– Tính cách: mạnh mẽ, hào phóng.
Câu 5. Về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiểu trong chú thích (2), em hiểu cách nào hơn? Vì sao?
– Mỗi cách hiểu đều có những cái hay riêng. Nhưng cách hiểu trong bản dịch nghĩa đúng với bản phiên âm hơn.
– Lý do: Động từ “quải” – “treo” trong câu thơ vô cùng quan trọng. Lý Bạch dùng động từ này để biến hình ảnh thác nước từ động thành tĩnh. Nhà thơ đã khắc họa hình ảnh thác nước giống như đang treo leo giữa đỉnh núi.
=> Thác nước hiện lên đầy thơ mộng.