Soạn bài Hoạt động Ngữ Văn: Thi kể chuyện, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện, hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc.
Hoạt động Ngữ Văn: Thi kể chuyện, thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 6 tập 1, sẽ giúp cho học sinh nâng cao kĩ năng nói.
Chính vì vậy chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Hoạt động Ngữ Văn: Thi kể chuyện, kính mời quý bạn đọc cũng tham khảo.
Soạn văn Hoạt động Ngữ Văn: Thi kể chuyện
I. Yêu cầu
1. Về nội dung
– Lựa chọn được một câu chuyện mà em thật tâm đắc.
– Đọc lại truyện một lần.
– Viết lại những chi tiết chính trong truyện (chú ý đầy đủ hết).
– Kể lại câu chuyện bằng lời kể của em.
2. Hình thức
– Lời kể to, rõ ràng và phát âm đúng.
– Giọng kể diễn đạt được giọng điệu của nhân vật.
– Chú ý cách diễn đạt có sự lôi cuốn hấp dẫn.
– Cần biết mở đầu trước khi kể và biết cảm ơn người nghe khi đã kể xong.
II. Hướng dẫn
(Kể lại một số truyện đã học thuộc các thể loại: truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại Việt Nam)
1. Bánh chưng bánh giầy
– Hoàn cảnh: Vua Hùng thứ 6 muốn truyền ngôi cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện: “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho.”
– Diễn biến:
- Các hoàng tử thi nhau chuyển bị của ngon vật lạ đem lên dâng vua, riêng Lang Liêu chỉ quen với việc “chăm lo đồng áng, trồng khoai trồng lúa” nên không biết phải chuẩn bị lễ vật gì.
- Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ được thần báo mộng: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”.
- Chàng bèn lấy thứ gạo nếp vốn quen thuộc, làm ra hai loại bánh hình vuông hình tròn để dâng lên vua cha.
- Bánh hình vuông tượng trưng cho Trời đặt tên là bánh chưng, còn bánh hình tròn tượng trưng cho Đất đặt tên là bánh giầy.
– Kết quả: Vua rất vừa ý và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Ngày nay, bánh chưng bánh giầy là hai món ăn không thể thiếu trong ngày Tết.
2. Sọ Dừa
– Hoàn cảnh:
- Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo phải đi ở cho phú ông, họ hiền lành chịu khó mà vẫn chưa có con cái.
- Một hôm, bà vợ vào rừng hái củi, khát quá mà không tìm thấy suốt. Thấy cái sọ dừa đựng đầy nước bèn bưng lên uống.
- Về nhà, bà có mang, ít lâu sau, sinh ra một đứa bé không chân không tay tròn như một quả dừa. Bà toan vứt đi thì đứa con bảo mình là người nên bà giữ lại nuôi và đặt tên nó là Sọ Dừa.
– Diễn biến:
- Lớn lên, Sọ Dừa được mẹ gửi vào nhà phú ông chăn bò. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa, chỉ có cô út là đối đãi tử tế với Sọ Dừa.
- Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Sọ Dừa đòi mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ cho, phú ông cười mỉa mai và thách cưới rất nặng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa bỗng trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú khiến hai cô chị ghen tức.
- Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên được vua cử đi sứ.
- Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển.
- Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết và chờ được ngày chồng đến cứu.
– Kết quả: Hai vợ chồng đoàn tụ còn hai cô chị thấy em gái trở về bình an, liền trốn đi biệt xứ.
3. Thầy bói xem voi
– Hoàn cảnh:Nhân buổi hàng ế, năm ông thầy bói rủ nhau đi xem voi xem nó có hình thù như thế nào.
– Diễn biến:
- Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa.
- Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn.
- Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc.
- Đến thầy thứ tư sờ chận bảo nó sừng sững như cái cột đình.
- Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể.
– Kết quả: Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu.
4. Treo biển
– Hoàn cảnh: Một cửa hàng nọ bán cá biển có đề mấy chữ to tướng: “Ở đây có bản cá tươi”.
– Diễn biến:
- Khi nghe người ta nói ở đây bán cá ươn hay sao mà phải đề biển là cá tươi, nhà hàng bỏ chữ “tươi” đi còn: “Ở đây có bán cá”.
- Đến khi nghe người ta nói chẳng nhẽ ra đây mua hoa hay sao mà phải đề là “ở đây”, liền bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi còn: “Có bán cá”.
- Cách vài hôm lại có người đến mua cá nhìn lên biển liền bảo ở đây chẳng bán cá chứ có bầy cá ra để khoe đâu, nhà hàng bèn bỏ chữ “có bán” còn lại mỗi chữ: “Cá”.
– Kết quả: Cuối cùng, khi có vị khách bảo rằng chưa đi đến đã ngửi thấy mùi tanh, ai chẳng biết nhà này bán cá còn để biển làm gì, nhà hàng bèn cất nốt cái biển đi.
5. Con hổ có nghĩa
(Đóng vai bà đỡ Trần kể lại chuyện Con hổ có nghĩa)
Tôi là bà đỡ Trần người huyện Đông Triều làm nghề đỡ đẻ. Một đêm nọ, khi tôi đang nằm ngủ bỗng nghe có tiếng gõ cửa. Tôi bèn tỉnh dậy ra mở cửa. Nhưng ra đến nơi nhìn trước nhìn sau thì không thấy ai cả. Bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng tôi. Vì sợ quá, tôi bị ngất đi. Đến khi tỉnh dậy thì thấy con hổ cong mình lao như bay trong rừng, hễ gặp bụi rậm thì nó liền né sang một bên. Tới nơi, hổ thả tôi xuống. Tôi nhìn sang bên cạnh thấy một con hổ cái đang nằm dưới đất quằn quại đau đớn. Nghĩ rằng hổ định ăn thịt mình, tôi sợ hãi lùi ra xa. Bỗng nhiên hổ đực cầm tay tôi rồi quay sang nhìn hổ cái rớm nước mắt. Tôi liền lại gần hổ cái thì thấy bụng nó đụng đậy, là một bà đỡ giàu kinh nghiệm, tôi đoán ngay ra là hổ cái sắp sinh. Sẵn có thuốc luôn mang theo bên mình, tôi hòa với nước suối cho hổ cái uống và xoa bụng nó. Lát sau, hổ cái sinh được, đứa con mới chào của chúng trông thật đáng yêu. Hổ đực chơi đùa với con, còn hổ cái nằm nghỉ vì quá mệt. Sau đó, hổ cãi tiễn tôi ra khỏi cánh rừng. Trước khi đi, nó còn quỳ xuống lấy chân đào lên một cục bạc và đưa cho tôi. Biết đây là sự đền ơn của hổ, tôi nhận lấy và nói với hổ hãy trở về rừng. Nhờ có số bạc ấy mà tôi đã sống được qua những tháng ngày mất mùa đói kém vào năm ấy.