Soạn bài Số từ và lượng từ, Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo tài liệu Soạn văn 6: Số từ và lượng từ. Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích phần nào cho việc chuẩn
Phần Tiếng Việt của chương trình Ngữ Văn lớp 6 tập 1 chủ yếu là những đơn vị kiến thức mới liên quan đến từ vựng.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Số từ và lượng từ, hy vọng đây sẽ là tài liệu sẽ có ích cho quý bạn đọc.
Soạn văn Số từ và lượng từ
I. Số từ
1. Các từ in đậm trong những câu trong SGK bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?
a.
– Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho:
- Từ hai bổ sung cho chàng.
- Từ một trăm bổ sung cho ván cơm nếp và nệp bánh chưng.
- Từ chín bổ sung cho ngà, cựa và hồng mao.
- Từ một bổ sung cho đôi.
– Các từ in đậm đứng trước các danh từ trong cụm danh từ.
– Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ.
b.
– Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho: từ sáu bổ sung cho thứ.
– Từ in đậm đứng trước sau danh từ trong cụm danh từ.
– Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa về số thứ tự.
2. Từ đôi trong câu a có phải số từ không? Vì sao?
– Từ đôi trong câu a không phải là số từ.
– Vì nó là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
3. Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi, ví dụ: tá
Một số từ: cặp, chục…
=> Tổng kết:
– Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ đứng trước danh từ. Khi biểu thị số thứ tự, số từ đứng sau danh từ.
– Cần phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
II. Lượng từ
1. Nghĩa của các từ in đậm trong các câu ở SGK có gì giống và khác nghĩa của số từ?
– Giống nhau: đều đứng trước danh từ
– Khác nhau:
- Số từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự
- Lượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều của danh từ
2. Xếp các từ in đậm nói trên vào mô hình cụm danh từ. Tìm thêm những từ có ý nghĩa và công dụng tương tự.
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
|||
t 2 |
t 1 |
T 1 |
T 2 |
s 1 |
s 2 |
cả |
các những mấy vạn |
hoàng tử kẻ tướng linh, quân sĩ |
thua trận |
=> Tổng kết:
– Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
– Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
- Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: tất cả, toàn bộ, cả…
- Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp: những, các, vài…
III. Luyện tập
Câu 1. Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
Không ngủ được
“Một canh… hai canh … lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”
(Hồ Chí Minh)
Các số từ là:
– Một, hai, ba: chỉ số lương
– Bốn, năm: chỉ số thứ tự
Câu 2. Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”
(Tố Hữu)
Các từ in đậm trong hai dòng thơ trên được dùng với ý nghĩa: chỉ số lượng rất nhiều, không xác định rõ được là bao nhiêu.
Câu 3. Qua hai ví dụ sau, em thấy nghĩa của từ từng và mỗi có gì khác nhau?
a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi […].
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
(Sự tích Hồ Gươm)
– Từng: mang ý nghĩa lần lượt, theo một trình tự nhất định, hết cái này mới đến cái khác.
– Mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể không mang ý nghĩa lần lượt.
Câu 4. Chính tả (nghe – viết): Lợn cưới, áo mới (cả bài).
– Học sinh tự viết.
– Chú ý các lỗi chính tả dễ mắc phải.
* Bài tập ôn luyện:
Câu 1. Tìm và xác định ý nghĩa của số từ trong các câu sau:
a.
“Năm canh thao thức không nằm,
Thơ tù ta viết hơn trăm bài rồi;
Xong bài gác bút nghỉ ngơi,
Nhòm qua cửa ngục ngắm trời tự do”
(Đêm không ngủ, Hồ Chí Minh)
b.
“Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao”
(Lượm, Tố Hữu)
c. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, trong đó có Lê Thận.
(Sự tích Hồ Gươm)
d. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Câu 2. Cho đoạn văn sau:
“Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh…”
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Tìm số từ và lượng từ trong đoạn văn sau và nêu ý nghĩa.
Câu 3. Đặt câu với lượng từ: tất cả, từng
Gợi ý:
Câu 1.
a. Số từ là: năm và trăm, đều chỉ số lượng.
b. Số từ là: một, chỉ số lượng.
c. Số từ là: ba, chỉ số lượng.
d. Số từ là: mười tám, chỉ số thứ tự.
Câu 2.
– Các số từ gồm có: một và hai, đều chỉ số lượng.
– Lượng từ gồm có: từng, chỉ ý nghĩa phân phối.
Câu 3.
– Tất cả học sinh đều phải tham gia tổng vệ sinh lớp học.
– Từng đàn chim bay về phương Đông tránh rét.