Soạn bài Treo biển, Kính mời quý bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 6: Treo biển, hy vọng đây sẽ là tài liệu có ích cho bạn đọc trong quá trình chuẩn bị bài.
Truyện cười là một trong những thể loại văn học dân gian được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6. Khi tìm hiểu thể loại này, học sinh thường gặp nhiều khó khăn.
Chúng tôi xin được giới thiệu tài liệu Soạn Văn 6: Treo biển, kính mời bạn đọc cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Treo biển chi tiết
I. Một vài nét về thể loại: Truyện cười
1. Khái niệm
– Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
– Hiện tượng đáng cười là những hiện tượng ở hành vi, cử chỉ lời nói của con người.
– Cái cười là do cái đáng cười gây ra và do ta phát hiện. Để có cái cười cần phải có:
- Điều kiện khách quan: phải có hiện tượng đáng cười.
- Điều kiện chủ quan: người đọc và người nghe phải phát hiện ra hiện tượng đáng cười đó.
2. Đặc điểm
– Truyện cười thường ngắn, nhưng dù ngắn truyện vẫn có kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ để có thể gây cười.
– Nghệ thuật gây cười phải làm cho cái đáng cười được bộc lộ để người đọc, người nghe phát hiện ra nó mà cười.
3. Vai trò
– Truyện cười vừa có ý mua vui, vừa có ý phê phán.
4. Phân loại
– Truyện cười thiên về mua vui: truyện hài hước
– Truyện cười thiên về phê phán: truyện châm biếm
II. Đôi nét về tác phẩm
1. Tóm tắt
Một cửa hàng nọ bán cá biển có đề mấy chữ to tướng: “Ở đây có bản cá tươi”. Khi nghe người ta nói ở đây bán cá ươn hay sao mà phải đề biển là cá tươi, nhà hàng bỏ chữ “tươi” đi còn: “Ở đây có bán cá”. Đến khi nghe người ta nói chẳng nhẽ ra đây mua hoa hay sao mà phải đề là “ở đây”, liền bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi còn: “Có bán cá”. Cách vài hôm lại có người đến mua cá nhìn lên biển liền bảo ở đây chẳng bán cá chứ có bầy cá ra để khoe đâu, nhà hàng bèn bỏ chữ “có bán” còn lại mỗi chữ: “Cá”. Cuối cùng, khi có vị khách bảo rằng chưa đi đến đã ngửi thấy mùi tanh, ai chẳng biết nhà này bán cá còn để biển làm gì, nhà hàng bèn cất nốt cái biển đi.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “Ở đây có bán cá tươi”. Nhà hàng quyết định treo biển quảng cáo.
Phần 2. Còn lại. Những đóng góp của khách hàng và sự tiếp thu, sửa đổi biển quảng cáo của nhà hàng.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhà hàng quyết định treo biển quảng cáo
Chủ cửa hàng quyết định treo một tấm biển quảng cáo: “Ở đây có bán cá tươi”
– Địa điểm: Ở đây
– Hoạt động: có bán
– Sản phẩm: cá
– Chất lượng: tươi
=> Tấm biển quảng cáo ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin quan trọng nhất cần cho khách hàng biết.
2. Những đóng góp của khách hàng và sự tiếp thu, sửa đổi biển quảng cáo của cửa hàng
– Các ý kiến góp ý:
- Lần thứ nhất: Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”.
- Lần thứ hai: Người ta chẳng nhẽ ra mua hàng hóa mua cá hay sao, mà phải đề là “ở đây”.
- Lần thứ ba: Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”.
- Lần thứ tư: Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy cá, ai chẳng biến bán cá còn để biển làm gì.
=> Những lời đánh giá mang tính chủ quan của người xem, cho thấy cách nhìn nhận phiến diện.
– Cửa hàng:
- Lần thứ nhất: Bỏ chữ “tươi”, còn “Ở đây có bán cá”
- Lần thứ hai: Bỏ chữ “ở đây” còn “Có bán cá”
- Lần thứ ba: Bỏ chữ “có bán”, còn “Cá”
- Lần thứ tư: Cất luôn biển đi.
=> Chủ cửa hàng luôn thay đổi theo ý kiến của khách hàng mà không biết chọn lọc thông tin và không có chính kiến của bản thân.
3. Bài học
Mượn truyện nhà hàng bán cá nghe “ai” góp ý về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo niên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kỹ khi nghe những ý kiến khác.
Soạn văn Treo biển ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nội dung của tấm bảng đề treo ở cửa hàng (“Ở đây có bán cá tươi”) có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?
Nội dung của tấm bảng đề treo ở cửa hàng gồm bốn yếu tố với từng vai trò cụ thể:
– Địa điểm bán hàng: ở đây
– Hoạt động của cửa hàng: có bán
– Mặt hàng kinh doanh: cá
– Chất lượng sản phẩm: tươi
Câu 2. Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá. Em có nhận xét gì?
– Có bốn vị khách góp ý về tấm biển ở cửa hàng.
– Thoạt nghe, chúng ta cảm thấy những ý kiến đóng góp đấy đều đúng và hợp lý, song góp ý đây không nghĩ đến chức năng của các yếu tố và mối quan hệ của nó. Mỗi vị khách đều chỉ quan tâm đến một thành phần của câu quảng cáo mà họ cho là quan trọng mà không thấy tầm quan trọng của thành phần khác.
Câu 3. Đọc truyện này, những chi tiết nào làm cho em cười? Khi nào thì cái cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
– Chi tiết khiến em cảm thấy đáng cười: mỗi lần có người góp ý, cửa hàng đều không cần suy nghĩ mà vội sửa lại ngay.
– Cái cười được bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện: Khi còn lại mỗi chữ “Cá” nhưng vẫn có người góp ý rằng vẫn thừa, cửa hàng này đã vội vàng cất ngay cái biển đi.
Câu 4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện.
– Truyện đã bộc lộ được tiếng cười hài hước, vui vẻ đồng thời phê phán những người không có chủ kiến, việc gì cũng làm theo ý người khác.
– Mượn truyện nhà hàng bán cá nghe “ai” góp ý về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo niên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kỹ khi nghe những ý kiến khác.
II. Luyện tập
Nếu nhà hàng bán cá nhờ em làm lại cái biển, em sẽ “tiếp thu” hoặc phản bác những “góp ý” ra sao? Qua truyện này, có thể rút ra bài học gì về cách dùng từ?
– Nếu là em, em sẽ:
- Trước hết, em sẽ cảm ơn và giữ nguyên tấm biển.
- Hoặc có thể góp ý: thay vì chỉ có chữ, có thể vẽ thêm hình ảnh những con cá đang bơi lội cho sinh động, hấp dẫn người mua.
– Bài học về cách dùng từ: từ phải có nghĩa, có lượng thông tin cần thiết không thừa không thiếu.