Soạn bài Cây bút thần, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến tất cả các bạn bài soạn văn lớp 6: Cây bút thần, đây là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích giúp các bạn chuẩn
Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ Văn lớp 6 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn Văn 6: Cây bút thần. Tài liệu này gồm hai phần chính là soạn văn chi tiết và soạn văn ngắn gọn, mời các bạn cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Cây bút thần chi tiết
I. Đôi nét về tác phẩm
1. Tóm tắt
Mã Lương là cậu bé mồ côi gia đình nghèo khó nhưng lại thông minh và rất ham học vẽ. Một hôm nọ cậu nằm mơ thấy một cụ già râu tóc bạc phơ tặng cậu một cây bút thần. Khi tỉnh dậy, cậu thấy cây bút trong tay thì lấy làm lạ. Cậu liền lấy bút ra vẽ một con chim, con chim liền tung cánh bay lên trời. Cậu vẽ một con cá, con cá vẫy đuôi lượn xuống sông. Từ đó, cậu thường vẽ cho tất cả những người nghèo trong, ai thiếu thứ gì cậu vẽ thứ đấy. Rồi chuyện cây bút thần lọt vào tai địa chủ, hắn bắt cậu phải vẽ theo ý muốn của hắn nhưng Mã Lương đã nhanh chóng trốn thoát nhờ cây bút thần. Có kẻ tố giác chuyện cây bút thần đến tai nhà vua. Mã Lương đến được kinh đô thì bị nhà vua bắt về hoàng cung. Biết được nhà vua là một kẻ độc ác tham lam, Mã Lương nhiều lần chống đối. Nhà vua tức giận cướp lấy cây bút của Mã Lương. Hắn vẽ núi vàng nhưng núi vàng lại biến thành mãng xà. Vua biết không có Mã Lương sẽ không làm được trò trống gì liền tìm cách dụ dỗ cậu. Mã Lương giả vờ đồng ý và vẽ một chiếc thuyền rồi dụ vua, hoàng hậu và công chúa lên thuyền. Sau đó, cậu vẽ thành giông bão làm cho chiếc thuyền bị chôn vùi dưới biển. Từ đó, không ai biết Mã Lương đã đi đâu, cơ người nói cậu đã trở về quê, có người lại nói cậu đi khắp đó đây giúp người nghèo khó.
Xem thêm tại Kể tóm tắt truyện Cây bút thần
2. Bố cục
Gồm năm phần:
Phần 1: Từ đầu đến “lấy làm lạ”. Mã Lương học vẽ có được cây bút thần.
Phần 2: Tiếp theo đến “em vẽ cho thùng”. Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ.
Phần 3: Tiếp theo đến “phóng như bay”. Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ.
Phần 4: Tiếp theo đến “lớp sóng hung dữ”. Mã Lương dùng bút thần chống lại ông vua hung ác.
Phần 5: Còn lại. Những lời truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần
– Hoàn cảnh: Mã Lương là một cậu bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ, gia đình nghèo khó.
– Tính cách: một cậu bé thông minh, ham học vẽ và chịu khó rèn luyện học tập.
– Một hôm nằm mơ, một ông già râu tóc bạc phơ hiện ra và tặng cho cậu một cây bút thần vẽ gì được nấy.
=> Mã Lương là một cậu bé có tài năng nhưng chăm chỉ, chịu khó. Cậu thuộc kiểu nhân vật tài năng được sự giúp đỡ của thế lực siêu nhiên.
2. Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ
– Nhận được cây bút thần, Mã Lương lấy làm lạ lùng. Cậu đem bút ra vẽ thử: “vẽ một con chim, chim tung cánh bay lên trời; vẽ tiếp một con cá, cá vẫy đuôi trườn xuống sông”.
=> Một cây bút có thể thỏa mãn mọi nhu cầu của con người.
– Nhưng cậu không giữ nó cho riêng mình mà dùng nó để giúp đỡ người nghèo: “Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn…”
=> Qua đây, ta thấy được lòng tốt bụng của cậu bé Mã Lương. Không ích kỷ giữ cho riêng bản thân mà còn giúp đỡ những người cần được giúp đỡ.
3. Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ
* Hoàn cảnh: Việc Mã Lương sở hữu cây bút thần đến tai tên địa chủ trong làng, hắn sai đầy tớ đến bắt cậu về nhà.
* Diễn biến:
– Biết được bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, Mã Lương không vẽ bất cứ một thứ gì cho tên địa chủ.
– Hắn tức giận sai người nhốt cậu vào chuồng ngựa, không cho ăn uống.
– Nhưng nhờ có cây bút thân mà Mã Lương vẫn sống sót và chạy thoát khỏi nhà địa chủ.
– Không đi được bao xa thì cậu nghe thấy tiếng huyên náo sau lưng, tên địa chủ đuổi đến nơi. Mã Lương liền vẽ cung tên và bắn về phía tên địa chủ.
* Kết quả: Tên địa chủ đã chết, còn Mã Lương thì trốn thoát.
=> Kết cục xứng đáng cho một kẻ tham lam, độc ác.
4. Mã Lương dùng bút thần chống lại ông vua hung ác
* Hoàn cảnh: Sau nhiều ngày rong ruổi, cuối cùng Mã Lương dừng chân tại một thị trấn nhỏ và kiếm sống bằng nghề vẽ tranh. Nhưng những bức tranh cậu vẽ đều không hoàn chỉnh để tránh bị lộ chuyện về cây bút thần. Một lần do sơ ý, Mã Lương đánh rơi giọt mực xuống mắt cò khiến cò mở mắt tung cánh bay đi. Chuyện này đã gây chấn động và đến tai nhà vua.
* Diễn biến:
– Vua sai người bắt Mã Lương đến hoàng cung:
- Bắt vẽ một con rồng – Mã Lương vẽ con cóc ghẻ.
- Bắt vẽ con phượng – Mã Lương vẽ con gà trụi lông.
– Vua hết sức tức giận và cướp cây bút trong tay Mã Lương: Vua tự vẽ núi vàng nhưng núi vàng lại biến thành mãng xà.
– Biết không thể làm gì nếu không có Mã Lương, liền đem tiền tài và lời hứa gả công chúa để dụ dỗ.
– Nhưng cậu bé không bị mua chuộc mà chỉ giả vờ đồng ý.
* Kết quả: Sau cùng, nhà vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần bị lừa lên chiếc thuyền. Mã Lương vẽ giông bão làm cho chiếc thuyền bị đắm.
=> Đây chính là kết quả tất yếu cho kẻ tham lam.
5. Những lời truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần
Có nhiều lời truyền tụng khác nhau về Mã Lương:
- Có người cho rằng cậu đã trở về quê, sống với đồng ruộng.
- Có người cho rằng cậu lang thang khắp đó đây, giúp người nghèo khổ.
=> Nhưng tóm lại tất cả đều muốn gửi gắm về một cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc dành cho Mã Lương. Thể hiện mong muốn của nhân dân ta “ở hiền gặp lành, ác giả ác bảo”.
Soạn văn Cây bút thần ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.
– Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ, một kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích.
– Một số nhân vật có khả năng như trên: Thạch Sanh, Hậu Nghệ bắn mặt trời, Bốn anh em…
Câu 2. Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều ấy có quan hệ ra sao?
– Những điều đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi:
- Mã Lương là một cậu bé thông minh và có tài hội họa.
- Câu còn là một người chăm chỉ chịu khó học hỏi.
- Mã Lương được tặng cho một cây bút thần (vẽ chim, chim tung cánh bay lên trời; vẽ cá cá vẫy đuôi lặn xuống nước).
– Những điều trên có quan hệ chặt chẽ với nhau: Không chỉ có tài năng mà còn phải có sự cố gắng nỗ lực cộng thêm sự giúp sức thì mới có được kết quả tốt.
Câu 3. Mã Lương đã vẽ những gì cho những người nghèo khổ và những kẻ tham lam? Đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương vẽ?
* Những người nghèo khổ: “Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn…”
=> Mã Lương không vẽ những của cải vật chất có sẵn mà vẽ những công cụ lao động cần thiết.
* Những kẻ tham lam:
– Không vẽ cho tên địa chủ một thứ gì hắn muốn mà còn vẽ cung tên giết chết hắn.
– Với vua thì:
- Bắt vẽ một con rồng – Mã Lương vẽ con cóc ghẻ.
- Bắt vẽ con phượng – Mã Lương vẽ con gà trụi lông.
- Cuối cùng là vẽ chiếc thuyền cho nhà vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần lên đó và vẽ giông bão nhấn chìm chiếc thuyền.
=> Đối với những kẻ độc ác tham lam, cậu tỏ ra khinh ghét: từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ đến vẽ ngược ý muốn của vua, từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chỗ chủ động tiêu diệt kẻ ác. Cậu đã được trao sứ mệnh trừng trị cái ác thực thi công lý.
Câu 4. Truyện này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em những chi tiết nào trong truyện là kì thú và gợi cảm hơn cả?
– Theo em đó là những chi tiết như: vẽ vật dụng cho dân làng, vẽ mũi tên giết chết tên địa chủ và vẽ thuyền buồm, giông tố để trừng trị nhà vua.
– Vì đó là những chi tiết thể hiện được ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng: kẻ ác bị trừng trị, còn người tốt thì được hạnh phúc.
Câu 5. Hãy nêu ý nghĩa truyện “Cây bút thần”
– Khẳng định nghệ thuật chân chính bao giờ cũng xuất phát từ tài năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi người.
– Thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng của nhân dân ta: những người thông minh, tốt bụng thì được hạnh phúc, những kẻ xấu xa độc ác thì bị trừng trị.
– Thể hiện niềm tin vào sức mạnh của con người chiến thắng mọi khó khăn.
II. Luyện tập
Câu 1. Hãy kể diễn cảm truyện này:
– Học sinh tự kể truyện.
– Chú ý: Diễn đạt đúng ngôn ngữ của nhân vật, nhấn mạnh vào những đoạn cao trào, nắm được các chi tiết chính để kể lại câu chuyện.
Câu 2. Nhắc lại khái niệm truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích mà em đã được học.
*Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
- Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí…)
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người)
Ví dụ: Sọ Dừa, Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Vua heo…
* Nhân vật mà em đã học:
- Sọ Dừa
- Thạch Sanh
- Em bé thông minh
- Cây bút thần