Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 6 học kì 1, Mời quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh lớp 6 tham khảo Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 6 học kì 1 được Tài Liệu Học Thi
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 6 học kì 1 được chúng tôi tổng hợp chi tiết nhất.
Đây là tài liệu gồm 7 đề kiểm tra dành cho các bạn học sinh lớp 6 nhằm củng cố kiến thức môn GDCD để chuẩn bị tốt kiến thức cho kỳ thi học kỳ I sắp tới. Mời các bạn tải về để xem trọn bộ tài liệu nhé!
Xem Tắt
Đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn GDCD – Đề 1
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM; (3 đ)
Câu 1; Hành vi nào sau đây thể hiện biết tôn trọng lẽ phải ?
A, Nghe theo ý kiến của số đông.
B, Luôn bảo vệ đến cùng ý kiến của mình.
C, Cân nhắc suy nghĩ kĩ ý kiến nào hợp lí thì theo.
D, Không đưa ra ý kiến của riêng mình .
Câu 2, Em hứa với bạn sẽ chiều nay sẽ cho bạn đi nhờ xe đến trường vì xe của bạn bị hỏng chưa sửa kịp. Nhưng chiều nay vì nhà có việc đột xuất nên em phải xin nghỉ học. Trong trường hợp này em nên xử sự thế nào?
A, Hôm sau gặp bạn sẽ xin lỗi bạn.
B, Không cần nói gì vì mình có lí do chính đáng.
C, Bằng mọi cách phải bạn chở bạn đến trường.
D, Tìm cách báo trước cho bạn biết để bạn có cách giải quyết kịp thời.
Câu 3. Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta cần phải biết coi trọng
A. người khác.
B. lời hứa của mình.
C. bản thân mình.
D. công việc.
Câu 4; Hành vi nào sau đây là vi phạm kỉ luật ?
A, Nói chuyện làm mất trật tự trong giờ học.
B, Mượn xe đạp của người khác rồi đem cầm cố để lấy tiền tiêu xài.
C, Đá bóng dưới lòng đường.
D, Tổ chức cá độ bóng đá.
Câu 5; Đầu giờ học các bạn tổ trưởng phải báo cáo cô giáo về việc chuẩn bị bài của các bạn trong tổ. Ở tổ 1, bạn H thường xuyên làm thiếu bài tập nhưng bạn N – tổ trưởng vẫn báo cáo các bạn trong tổ làm bài đầy đủ. Em hãy nhận xét về việc làm của ban N.
A, Bạn N làm như vậy là muốn tổ mình không bị hạ loại thi đua.
B, Bạn N làm như vậy là để xây dựng tình cảm bạn bè tốt đẹp với ban H.
C, Bạn N làm như vậy là vì muốn giúp đỡ bạn H.
D, Bạn N làm như vậy là không tôn trọng lẽ phải.
Câu 6; Để thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác chúng ta cần
A, học tất cả những gì mới lạ của nước khác.
B, chọn lọc những gì phù hợp thì ta học tập, tiếp thu
C, thấy người nước ngoài đi ngoài đường thì chạy theo xem.
D,.ăn mặc theo thời trang của người nước ngoài.
II. PHẦN TỰ LUẬN; (7 đ)
Câu 1: (2,5 đ); Thế nào là liêm khiết ? Nêu ví dụ. Muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì ?
Câu 2: (2,5 đ). Thế nào là tôn trọng người khác ? Nêu một số ví dụ.. Có ý kiến cho rằng: ”Tôn trọng ngưười khác là phải luôn nhường nhịn và cố gắng làm vừa lòng họ bằng mọi cách ”. Em có đồng ý với ý kiến đó không. Vì sao?
Câu 3; (2 đ) Tình huống:
Lan và Hiền tranh luận với nhau. Lan nói: Đã là bạn bè thì phải bỏ qua, che dấu cho nhau mọi sai lầm, khuyết điểm thì mới giữ được tình bạn bền lâu. Trái lại, Hiền lại cho rằng: Bỏ qua, che giấu khuyết điểm cho bạn là không làm tròn bổn phận của mình với bạn và đó chính là hại bạn.
a., Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao ?
b, Hãy nêu suy nghĩ của em về bổn phận của mình đối với bạn bè .
Đáp án
I, PHẦN TRẮC NGHIỆM; 3 đ ( Mỗi cấu trả lời đúng cho 0,5 đ)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | D | B | A | D | B |
II, PHẦN TỰ LUẬN; (7 đ)
Câu 1; (2,5 đ)
-Trình bày được thế nào là liêm khiết .(0,5 đ)
-Nêu được ví dụ thể hiện tính liêm khiết .(1 đ)
– Rèn luyện tính liêm khiết:
Luôn thật thà ngay thẳng, không tham lam ích kỉ vụ lợi, kiên trì phấn đấu vươn lên bằng chính sức lực và tài năng của mình, đồng tình ủng hộ, qui trọng người liêm khiết, đấu tranh chống lại những hành vi vụ lợi cá nhân…(1 đ)
Câu 2; (2,5 đ)
– Trình bày được thế nào là tôn trọng người khác (0,5 đ)
– Nêu được một số biểu hiện: Biết lắng nghe, biết cư xử lễ phép, tôn trọng những sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác, không châm chọc chê bai người khác…(1 đ)
– Không đồng ý với ý kiến trên. Vì: Tôn trọng người khác không là phải luôn nhún nhường và làm vừa lòng họ bằng một cách mà phải biết nhìn nhận, đánh giá đúng về họ. Nếu họ đúng thì ủng hộ nhưng nếu sai thì phải thẳng thắn đấu tranh để cùng nhau tìm ra chân lí thí mới là thực sự tôn trọng người khác. (1 đ)
Câu 3; (2 đ)
a, Tán thành với ý kiến của bạn Hiền. (0,5 đ)
Vì: Là bạn bè của nhau thì phải biết quan tâm, giúp đõ, chia sẻ niềm vui nổi buồn và có trách nhiệm với nhau. Người bạn chân tình nhất, đáng quí nhất là người bạn dám góp ý thẳng thắn, chân tình và kiên quyết đấu tranh với những sai lầm, khuyết điểm của bạn bè để giúp bạn bè sữa chữa mà tiến bộ. Còn nếu bỏ qua hoặc tìm cách che dấu khuyết điểm của bạn bè thì thực sự là không làm tròn bổn phận của mình với bạn và chính là hại bạn. (1 đ)
b, Bổn phận của mình đối với bạn bè là: Phải tôn trọng, chân thành, tin cậy, quan tâm, chia sẻ, có trách nhiệm với bạn, sẵn sàng giúp đõ bạn trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống đẻ cùng nhau tiến bộ…(0,5 đ)
Đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn GDCD – Đề 2
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm).
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1. Ý nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
A. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh
B. Luyện tập thể dục hằng ngày.
C. Súc miệng nước muối mỗi sáng.
D. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.
Câu 2. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?
A. Ăn diện theo mốt.
B. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.
C. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm.
D. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
Câu 3. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?
A. Chào hỏi người lớn tuổi.
B. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.
C. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.
D. Ngắt lời khi người khác đang nói.
Câu 4. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây là vô kỉ luật?
A. Đi học đúng giờ.
B. Thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp.
C. Làm việc riêng trong giờ học.
D. Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm.
Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện ý thức tôn trọng kỉ luật?
A. Giờ nghỉ trưa, Hoàng rủ các bạn đá bóng ở đầu ngõ.
B. Lan thường xuyên đi học muộn vì nhà xa trường.
C. Tùng đi chơi điện tử trong giờ tự quản.
D. Hoa viết giấy xin phép khi bị ốm phải nghỉ học.
Câu 6. Tiết kiệm không thể hiện ở biểu hiện nào dưới đây?
A. Thời gian
B. Công sức
C. Của cải vật chất
D. Lời nói
Câu 7. Nếu tiết kiệm cuộc sống của chúng ta sẽ
A. cơ cực hơn vì không dám ăn.
B. không mua sắm thêm được gì cho gia đình.
C. tích lũy được của cải cho gia đình.
D. trở thành người keo kiệt, bủn xỉn.
Câu 8. Yếu tố nào dưới đây không thuộc về thiên nhiên?
A. Khói bụi
B. Không khí
C. Khoáng sản
D. Nước ngầm
Câu 9. Việc làm nào dưới đây làm tổn hại đến thiên nhiên?
A. Chặt cây rừng khi đến tuổi thu hoạch.
B. Đánh bắt cá bằng thuốc nổ, điện.
C. Thuần dưỡng động vật quí hiếm.
D. Trồng và chăm sóc cây xanh.
Câu 10. Biểu hiện nào sau đây nói lên tính không kiên trì?
A. Thấy việc cần làm thì làm đến nơi đến chốn dù gặp khó khăn gian khổ.
B. Là sự làm việc thường xuyên đều đặn.
C. Làm được đến đâu thì làm, không cần phải gắng sức.
D. Sáng nào cũng dậy sớm để quét nhà.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm).
Câu 11: (1,5 đ). Thế nào là siêng năng, kiên trì? Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì?
Câu 12: (1,5 đ). Vì sao cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
Câu 13: (2 đ). Cho tình huống sau: Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải Bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt!”
Em có đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn Hải không? Vì sao?
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết