Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 7 học kì 1, Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 7 làm quen với hình thức ra đề thi và củng cố kiến thức môn GDCD lớp 7. Mời các bạn
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 7 học kì 1 là tài liệu hữu ích mà Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.
Tài liệu bao gồm 3 đề kiểm tra 45 phút môn GDCD 7 có đáp án chi tiết kèm theo. Tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh đánh giá lại kiến thức đã học cũng như trau dồi kinh nghiệm về môn GDCD. Bên cạnh đó, tài liệu này giúp giáo viên định hướng cách ra đề thi và giúp học sinh ôn tập để làm bài hiệu quả. Nội dung chi tiết mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Đề kiểm tra 45 phút lớp 7 môn GDCD
Đề bài
*Trắc nghiệm : (4đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn. ( Mỗi ý khoanh đúng 0.25 đ)
Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo?
A. Xé bài kiểm tra khi bị điểm kém
B. Gặp thầy cô cũ lảng tránh không chào
C .Viết thư hỏi thăm sức khỏe cô giáo cũ
D. Không làm bài tập về nhà.
Câu 2: Hành vi, việc làm nào dưới đây là không trung thực?
A. Nhận lỗi khi mình làm sai
B. Giờ kiểm tra, chép bài của bạn
C. Nhặt được tiền trả lại cho người đánh mất
D. Giúp đỡ, giải thích những bài toán khó cho bạn
Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện ý thức kỉ luật không tốt?
A. Không nói chuyện riêng trong giờ học
B. Không hút thuốc lá trong phòng bệnh
C. Đánh nhau trong giờ học
D. Lan viết giấy xin phép khi bị ốm phải nghỉ học.
Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lối sống giản dị?
A. Ăn mặc theo xu hướng thời trang đắt tiền
B. Mai tô son đánh phấn khi đi học
C. Nam tổ chức sinh nhật ở nhà hàng sang trọng
D. Gia đình Ánh ăn những món ăn nguyên liệu có sẵn trong nhà
Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện truyền thống yêu thương con người?
A. Đạt không thích chơi với những bạn có hoàn cảnh khó khăn
B. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng xin phép bố mẹ.
C. Bố mẹ mua tăm ủng hộ người mù, người có hoàn cảnh khó khăn
D. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.
Câu 6 Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị?
A. Tính tình dễ dãi, xuề xòa
B. Nói năng đơn giản, dễ hiểu.
C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài.
D. Sống hà tiện.
Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết tương trợ?
Mai thường hướng dẫn nhưng bài tập khó cho các bạn học yếu.
B. Tuấn và Thành đánh nhau trong giờ học.
C. Hà không chơi với các bạn học yếu.
D .Bạn Hoa lúc nào chê Mai vì học kém.
Câu 8: Đoàn kết tương trợ là:
A Việc nào có lợi cho bản thân thì hợp tác
B. Chỉ cần hợp tác trong lớp để lấy điểm thi đua
C. Giúp đỡ hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn
D. Tất cả các ý A, B, C đều đúng
Câu 9: Biểu hiện lối sông giản dị là:
A. Sống kiểu cách thành người sang trọng
B. Sống phù hợp với điều kiện gia đình bạn thân
C. Sống phù hợp với điều kiện xã hội.
D. Sống phù hợp với điều kiện gia đình mình
Câu 10: Thấy các bạn đánh nhau trong lớp, em sẽ:
A. Cùng hưởng ứng
B. Không quan tâm
C. Xúi dục các bạn đánh thêm
D. Can ngăn ngay
Câu 11: Thế nào là trung thực?
A. Chào thầy cô giáo.
B. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.
C. Thẳng thắn nhận khuyết điểm
D. Tiêu xài hợp lí
Câu 12: Lòng tự trọng giúp chúng ta:
A. Có cá tính.
B. Nâng cao uy tín, phẩm giá.
C. Có lòng tin.
D. Sống có trách nhiệm.
Câu 13: Việc làm nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng?
A. Vứt vỏ kẹo sang chỗ của bạn để không bị cô giáo phê bình.
C. Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém.
B. Nhờ người thân giúp đỡ khi gặp khó khăn.
D. Nhờ bạn giảng bài hộ khi không hiểu.
Câu 14: Biểu hiện nào sau đây là không yêu thương con người:
A. Đem lại niềm vui cho người khác.
B. Ganh ghét, đố kị.
C. Tham gia hoạt động từ thiện.
D. Tha thứ cho người khác khi họ hối hận.
Câu 15: Những hành vi nào sau đây vi phạm an toàn giao thông:
A. Đi xe đạp hàng hai hàng ba.
B. Dừng xe khi gặp đèn đỏ.
C. Khi đi bộ đi trên hè phố, lề đường.
D. Quan sát trước sau khi qua đường.
Câu 16: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây khi chúng ta sống đoàn kết, tương trợ:
A. Dễ hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.
C. Được mọi người yêu quý.
B. Có sức mạnh vượt qua khó khăn.
D. Có chỗ dựa trong mọi việc, đỡ tốn nhiều công sức.
* Tự luận (6 điểm)
Câu 1: Thế nào là trung thực? Vì sao chúng ta phải rèn cho mình tính trung thực? (2 đ)
Câu 2: Nêu khái niệm và biểu hiện của giản dị? Vì sao chúng ta phải giản dị? (3 đ)
Câu 3: Tìm 2 câu ca dao tục ngữ nói về lòng yêu thương con người? (1 đ)
Đáp án đề kiểm tra
I. Trắc nghiệm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | C | B | C | D | C | B | A | C | D | D | C | B | A | B | A | D |
II. Tự luận
Câu | Nội dung | Điểm |
1 |
– Trung thực là: luôn luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc phải khuyết điểm – Chúng ta phải rèn cho mình tính trung thực vì:Đây là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu kính trọng |
1 đ 1 đ |
2 |
– Giản dị: Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội – Biểu hiện: không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài – Ý nghĩa: Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. |
1 đ 1 đ 1 đ |
3 |
Hai câu ca dao tục ngữ nói về tình yêu thương con người: VD: – Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. – Lá lành đùm lá rách. |
0,5 0,5 |
………………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết