Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 – 2019, Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 giúp các em học sinh hệ thống lại kiến thức, nhanh chóng
Nhằm đem lại cho các em học sinh lớp 12 có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi học kỳ 2 Sinh học 12 này, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 – 2019.
Đây là tài liệu rất hữu ích, gồm 16 trang, đề cương liệt kê các chủ đề kiến thức Sinh học 12 mà các em cần nắm vững, cùng với đó là các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm và tự luận có khả năng xuất hiện trong đề thi HK2 Sinh học 12 sắp tới. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12
PHẦN 1: LÝ THUYẾT
Phạm vi nội dung ôn tập: từ chương 1: Cơ chế di truyền cấp phân tử đến hết phần Sinh thái học SGK Sinh học lớp 12
Một số câu hỏi gợi ý:
1. Cấu trúc chung của gen? Phân biệt gen nhân thực với gen nhân sơ? Đặc điểm của mã di truyền?
2. Cơ chế và ý nghĩa của các quá trình: tái bản AND, phiên mã, dịch mã, điều hoà hoạt động của gen.
3. Chuyên đề “Biến dị” gồm:
– Biến dị di truyền : Đột biến: Các dạng, cơ chế và hậu quả của đột biến gen và đột biến NST.
– Biến dị không di truyền: Thường biến
4. Các quy luật di truyền: Nội dung, tỷ lệ chung, cách nhận biết từng quy luật (quy luật phân li, quy luật phân li độc lập, quy luật tương tác gen không alen, liên kết và hoán vị gen, liên kết với giới tính, di truyền ngoài nhân), ý nghĩa của các quy luật di truyền.
5. Phương pháp xác định nhóm gen liên kết, tần số hoán vị gen.
6. Các phép lai để xác định quy luật di truyền: Lai thuận nghịch, lai phân tích.
7. Nguyên tắc áp dụng quy luật nhân xác suất trong giải các bài toán quy luật di truyền.
8. Các đặc trưng di truyền của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối.
9. Khái niệm về tần số tương đối của các alen và tần số kiểu gen. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể tự phối sau n thế hệ, của quần thể giao phối ngẫu nhiên.
10. Nội dung định luật Hardy-Weiberg, điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật.
11. Mô tả đặc điểm một số bệnh di truyền ở người. Nêu phương pháp phòng và chữa các bệnh di truyền ở người.
12. Nêu được các phương pháp ứng dụng di truyền trong chọn, tạo giống
13. Nội dung các học thuyết tiến hóa, các bằng chứng tiến hóa
14. Các con đường hình thành loài mới, hình thành đặc điểm thích nghi theo quan điểm Đác Uyn và quan điểm hiện đại
15. Sự phát sinh phát triển của sinh vật và sự phát sinh loài người
16. Nhân tố sinh thái ? ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật ?
17. Quần thể và các đặc trưng cơ bản của quần thể ? Mối quan hệ giữa các loài trong quần thể ?
18. Quần xã và hệ sinh thái ? đặc trưng và mối quan hệ trong quần xã ?
19. Dòng năng lượng trong HST? Chuỗi thức ăn va lưới thức ăn ?
20. Các chu trình trong HST, Sinh quyển và tài nguyên thiên nhiên/
PHẦN 2 – BÀI TẬP
Học sinh ôn lại các dạng bài tập trong SGK sau các bài học và bài ôn tập chương. Tham khảo các bài tập trong sách bài tập sinh học lớp 12.
Một số dạng bài tập minh hoạ:
Dạng 1: Xác định chiều dài của gen bình thường và gen sau đột biến khi biết số lượng của từng loại Nu và dạng đột biến.
Dạng 2: Xác định số NST trong các thể dị bội khi biết bộ NST 2n của loài. Xác định cơ chế hình thành các thể đột biến đó.
Dạng 3: Vận dụng thành thạo bảng công thức của Menden, công thức nhân xác suất để tinh số giao tử, số kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình (không cần viết sơ đồ lai).
Dạng 4: Cho biết tỷ lệ kết quả phân li kiểu hình ở đời con của các phép lai, tìm kiểu gen của bố mẹ và xác định quy luật di truyền chi phối.
Dạng 5. Cho kiểu gen hoặc kiểu hình của bố mẹ trong các phép lai, biện luận và viết sơ đồ lai.
Dạng 6: Xác định tần số tương đối của các alen, tần số KG trong quần thể tự phối, trong quần thể ngẫu phối. Xác định cấu trúc di truyền và trạng thái cân bằng của quần thể?
Dạng 7. Phân tích sơ đồ phả hệ để tìm ra quy luật di truyền tật, bệnh trong sơ đồ.
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HOẠ
I. PHẦN DI TRUYỀN
Câu 1 : Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là
A. 448.
B. 224.
C. 112.
D. 336.
Câu 2 : Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900 nuclêôit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150
B.A = 750; T = 150; G = 150 X = 150
C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150
D.A = 450; T = 150; G = 150 X = 750
Câu 3: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là:
A. A = T = 799; G = X = 401.
B. A = T = 801; G = X = 400.
C. A = T = 800; G = X = 399.
D. A = T = 799; G = X = 400.
Câu 4 : Cho các thông tin
(1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không tổng hợp được
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin
(3) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin
(4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng
Có bao nhiêu thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép (2) phân tử tARN
(3) Phân tử prôtêin (4) Quá trình dịch mã
A. (1) và (3)
B. (1) và (2)
C. (2) và (4)
D. (3) và (4)
Câu 6 : Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
B. mất một cặp A-T
C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T
D. mất một cặp G-X
Câu 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?
(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tể bào chất.
(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất.
(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng.
(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 8: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.
B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
…….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết