Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2018 – 2019, Nhằm giúp các bạn có thêm tư liệu ôn tập, củng cố kiến thức của mình nhằm chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa
Ngày thi giữa học kì 2 đang ngày một đến gần hơn. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức cùng bộ “Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2018 – 2019” được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Đây là tài liệu vô cùng bổ ích, giúp các bạn có thêm tư liệu ôn tập, củng cố kiến thức của mình nhằm chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa học kì 2 sắp tới và thầy cô có thêm kinh nghiệm trong việc ra đề thi. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 10 môn Văn – Đề 1
A. Ma trận đề thi
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
1. Điền dấu câu, sửa lỗi chính tả | Tìm | Điền | Sửa | Đúng | |
Số câu: 2 ý | |||||
Số điểm |
0,25 0.5 |
0,25 0.5 |
0,25 | 0,25 |
1 điểm 1 điểm |
2. Thực hành NLXH |
Giải thích |
Phân tích Chứng minh |
Bình luận | Bài học | |
Số câu 1 | |||||
Số điểm | 0.5 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 3 điểm |
4. Thực hành NLVH |
Giới thiệu tg, tp, nêu ý kiến | Nắm nd, nt |
NLVH – Phân tích |
So sánh, mở rộng | |
Số câu: 1 | |||||
Số điểm | 0,5 | 1.0 | 3.0 | 0.5 | 5 điểm |
Tổng số câu | |||||
Tổng số điểm | 1.75 = 17.5% | 2.75 = 27.5% | 4.25 = 42.5% | 1.25 = 12.5% | 10 |
II. Đề bài
SỞ GD&ĐT ……… TRƯỜNG THPT …… ———– |
KỲ THI KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10 Thời gian làm bài:… phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm: 01 trang. ——————— |
I. PHẦN 1 (5 điểm)
1. Điền dấu thích hợp vào dấu ( ) và sửa lỗi chính tả có trong đoạn văn sau (2 điểm):
( ) Ăn rau không chú ơi ( )
Một giọng khàng khàng ( ) rung rung làm gã dật mình ( ) Trước mắt gã một bà cụ già yếu ( ) lưng còng cố ngước lên nhìn gã ( ) bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy ( )
( ) Ăn hộ tôi mớ rau ( )
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoảng ( ) Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn ( ) Gã cụp mắt ( ) rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người ( ) Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi ( ) đáp nhanh ( ) Dạ cháu không bà ạ ( ) Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn ( ) Gã chợt cảm thấy có lỗi nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh ( ) ( ) Mình thương người thì ai thương mình ( ) ( ) cái suy nghĩ ích kỉ ấy lại nhen lên trong đầu gã ( )
(Trích theo Internet)
2. Từ nội dung đoạn văn, em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) nêu quan điểm của em về vấn đề gợi ra từ đoạn văn trên. (3 điểm)
II. PHẦN II (5 điểm)
Sông Bạch Đằng là dòng sông của những chiến công, của thơ ca, nhạc họa. Hãy trình bày cảm nhận của em về cảnh sắc sông Bạch Đằng và tâm trạng của tác giả qua đoạn phú sau:
Bát ngát sóng kình muôn dặm
…………………………………
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
(Trích “Phú sông Bạch Đằng”- Trương Hán Siêu)
……………
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 10 môn Văn – Đề 2
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Câu 1: (4 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện dữ dìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người an nam nào vứt bõ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khướt từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”
(Trích “Tiếng mẹ đẻ – Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” – Nguyễn An Ninh)
a/ Nêu nội dung của đoạn trích
b/ Chỉ ra các lỗi sai về chính tả trong đoạn trích?
c/ Viết đoạn văn ngắn (theo thao tác diễn dich hoặc quy nạp) bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu thơ sau:
“Người nắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
II. PHẦN LÀM VĂN (5 điểm)
Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu đầu trong đoạn trích “Trao duyên” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
—— Hết ——
…………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết