Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh – Lần 1, Xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh – Lần 1 là tài liệu mà Tài Liệu Học Thi muốn gửi tới các bạn lớp 12 cùng tham khảo.
Đây là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Vật lý chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Mời các bạn học sinh lớp 12 cùng thử sức với đề thi và tham khảo thêm các đề thi thử môn Lịch sử dưới đây nhé!
Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Sử năm 2018
TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH MÔN LỊCH SỬ |
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2017 – 2018 (Đề gồm 40 câu, 4 trang) |
Câu 1. Nguyên tắc cơ bản nhất của nước ta trong các hiệp định Sơ bộ 1946, Hiệp định Giơnevơ 1954, Hiệp định Pari 1973 ở Việt Nam là
A. Các nước đế quốc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãn thổ của Việt Nam.
B. qui định thời gian rút quân cụ thể.
C. taọ điều kiện để đi đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến.
D. qui định vị trí đóng quân của mỗi bên.
Câu 2. Sau thời kì đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng từ tháng 9/1945 đến 12/1946, đất nước ta bước vào thời kì nào?
A. Hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng, phát triển kinh tế,
B. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.
C. Tiếp tục đấu tranh chống Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
D. Đấu tranh chống các thế lực thù địch, phản động trong nước.
Câu 3. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng tại Quảng
Châu – Trung Quốc đã được xuất bản thành tác phẩm
A. Con Rồng tre. B. Vi hành.
C. Đường Kách mệnh. D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc có nhiều hạn chế.
B. Đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo.
C. Đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn.
D. Tư tưởng cốt lõi trong cương lĩnh này là độc lập và tự do.
Câu 5. Chiến thắng Cầu giấy lần thứ hai (19/5/1883) đã giết chết tên chỉ huy của quân Pháp là
A. Na-va. B. Gác-ni-ê . C. Ri-vi-e. D. Rơ-ve.
Câu 6. Chiến thắng Vạn Tường (18-8-1965) đã mở đầu cao trào
A. “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. B. phá “ấp chiến lược”.
C. đấu tranh chính trị. D. “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”.
Câu 7. Các nước tham dự Hôi nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Đó là một trong những nội dung của
A. Tạm ước 14/9/1946. B. Hiệp định Pari 1973.
C. Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946. D Hiệp định Giơnevơ 1954.
Câu 8. Đặc điểm lớn nhất của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là
A. xuất hiện phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
B. phong trào đấu tranh của công nhân chuyển từ trình độ tự phát sang tự giác.
C. phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ, rộng khắp.
D. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam giữa hai khuynh hướng: dân chủ tư sản và vô sản.
Câu 9. Đặc điểm của phong trào công nhân Việt nam từ 1919-1925 là
A. nổ ra liên tục, rộng khắp, có sự phối hợp khá chặt chẽ, có tổ chức, đòi cả kinh tế và chính trị, mang tính tự giác.
B. nổ ra lẻ tẻ, thiếu thống nhất, nặng về yếu tố chính trị.
C. nổ ra lẻ tẻ, thiếu thống nhất, nặng về yếu tố kinh tế, mang tính tự phát.
D. mang tính tự giác cao.
Câu 10. Tổ chức cách mạng nào là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam?
A. Việt Nam Quốc Dân Đảng. B. Hội Phục Việt.
C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. Tân Việt Cách mạng Đảng.
Câu 11. Ý nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Hình thành hai phe: TBCN và XHCN
B. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình nước Nga và số phận hàng triệu con người Nga.
C. Làm thay đổi cục diện thế giới.
D. Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga.
Câu 12. Thắng lợi quân sự nào buộc Mỹ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược ở Miền Nam –
Việt Nam?
A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Phong trào ” Đồng khởi”.
D. Thắng lợi ở Ấp Bắc (Mĩ Tho), Bình giã (Bà Rịa).
Câu 13. Sự xác lập cục diện hai cực, hai phe: TBCN và XHCN được đánh đấu bằng sự kiện nào sau đây?
A. Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế SEV và Hiệp ước Vácsava.
B. Sự ra đời của khối NATO và tổ chức Hiệp ước Vácsava.
C. Sự ra đời của Kế hoạch Mác-san và Hội đồng tương trợ kinh tế SEV.
D. Thông điệp của Tổng thống Truman và ra đời khối NATO.
Câu 14. “dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật”. Đó là sự thừa nhận của Thực dân Pháp khi chúng đánh
A. Hà Nội. B. Vĩnh Long. C. Gia Định. D. Đà Nẵng.
……………
Đáp án chấm điểm
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | A | 11 | A | 21 | D | 31 | D |
2 | B | 12 | A | 22 | B | 32 | B |
3 | C | 13 | B | 23 | C | 33 | B |
4 | A | 14 | D | 24 | B | 34 | D |
5 | C | 15 | B | 25 | B | 35 | A |
6 | A | 16 | C | 26 | C | 36 | D |
7 | D | 17 | C | 27 | B | 37 | B |
8 | D | 18 | A | 28 | B | 38 | A |
9 | C | 19 | D | 29 | D | 39 | A |
10 | C | 20 | A | 30 | D | 40 | A |