
Công nghệ AFIB – Phát hiện Rung tâm nhĩ giúp phòng tránh đột quỵ
Bệnh rung nhĩ là gì?
Bệnh Rung nhĩ – Artial Fibrillation là sự nhiễu loạn trong nhịp đập ở tim mà rất thường xảy ra ở người cao tuổi.
Tên của bệnh bắt nguồn từ sự co rút cơ tim ở tâm nhĩ, dẫn đến tốc độ co bóp của cơ tim thay đổi quá nhanh hoặc một nhịp tim bất thường
Rung nhĩ gây ra bởi những biến dạng (bất thường) trong quá trình truyền tín hiệu điện tim tạo nên sự co bóp ở tâm thất và tâm nhĩ.
Sự bất thường ở bệnh nhân Rung nhĩ sẽ làm suy yếu hiệu suất co bóp của cơ tim, vì vậy có thể gây ra sự ứ đọng máu ở ngăn trên (Tâm nhĩ) của tim.
Những nhịp tim bất thường này dẫn đến kết quả là máu từ Tâm nhĩ không được đẩy ra hết như bình thường, xuống ngăn dưới (Tâm thất) của tim.
Những nguyên nhân nào gây nên Rung nhĩ?
Nguy cơ bệnh Rung nhĩ tăng theo độ tuổi và ảnh hưởng khoảng 1% số người cao tuổi trên thế giới. Khoảng ¼ số người cao tuổi độ tuổi trên 55 mắc bệnh Rung nhĩ. Bệnh Rung nhĩ rất thường thấy ở bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch. Trẻ em ít khi mắc bệnh này.
Lối sống và các bệnh lý khác có ảnh hưởng mạnh đến nguy cơ Rung nhĩ, bao gồm:
-Cao huyết áp
-Thừa cân
-Béo phì
-Đái tháo đường
-Bệnh cường giáp
-Ung thư phổi
-Rượu bia quá mức
Những triệu chứng của Rung nhĩ là gì?
Nhiều người mắc bệnh Rung nhĩ thường không có triệu chứng, đặc biệt trong trường hợp nhịp tim không quá cao. Những triệu chứng thường thấy bao gồm: sự hồi hộp, hoa mắt, đau ngực và ngưng thở. Một số người mắc bệnh Rung nhĩ thường có thông báo về các triệu chứng này, trong khi nhiều người khác thường không quan tâm đến triệu chứng.
Chẩn đoán sức khỏe định kỳ bởi Bác sĩ rất quan trọng với bệnh Rung nhĩ, vì nó có thể dẫn đến cả Đột quỵ lẫn Trụy tim.
Lựa chọn phương pháp điều trị nào cho bệnh Rung nhĩ?
Rung nhĩ và những hệ quả liên quan có thể được điều trị hoặc kiểm soát hiệu quả nếu được chẩn đoán phát hiện sớm.
Các bước tiến về điều trị gần đây đã được thực hiện dựa trên các liệu pháp chữa bệnh, dược phẩm, và phẫu thuật để giảm những nguy cơ gây ra do Rung nhĩ. Vì thế cuộc sống của bệnh nhân ngày càng được cải thiện. Thông tin cụ thể có thể tham khảo ở các bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh Rung nhĩ có thể dẫn đến Đột quỵ như thế nào?
Những bệnh nhân chịu ảnh hưởng bởi bệnh Rung nhĩ nguy cơ có thể đột quỵ, do máu đọng lại ở tim gây ra bởi sự co bóp bất thường của Tâm nhĩ (ngăn phía trên của tim). Phần nhỏ máu đọng ở Tâm nhĩ trở nên đóng cục, mà thông qua dòng máu có thể đưa lên não gây đột quỵ
Chung quy một cơn đột quỵ được xem là một cơn đau tim. Ở một bộ não khỏe mạnh, dòng máu lưu thông không có vật cản. Tuy nhiên, nếu dòng máu bị cản bởi một cục máu đông, não sẽ không nhận đủ lượng oxi và dưỡng chất dẫn tới tổn thương vĩnh viễn hoặc tử vong. Bệnh Rung nhĩ là một trong các yếu tố nguy hiểm nhất có thể dẫn đến Đột quỵ
Nguy cơ Đột quỵ ở người mắc bệnh Rung nhĩ cao gấp 5 lần người bình thường và khoảng ba triệu bệnh nhân Đột quỵ có liên quan đến Rung nhĩ được chần đoán mỗi năm.
Y Tế Online. Com
- Thích
- Yêu
- Haha
- Wow
- Khóc
- Giận
Người bị rung tâm nhĩ cần giữ lối sống lành mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, tiểu đường, tránh stress… để phòng ngừa đột quỵ và suy tim.
Rung tâm nhĩ (AFib) là hình thức phổ biến nhất của chứng loạn nhịp tim – tim đập không đều. Với một số trường hợp, rung tâm nhĩ không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nó lại có thể là nguyên nhân của 45% các ca đột quỵ (do hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu). Đồng thời nó cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến suy tim. Các triệu chứng của AFib có thể bao gồm chóng mặt, mệt mỏi, khó thở và đau ngực, đặc biệt là ở những người bị bệnh tim. Đừng chủ quan khi bạn cảm thấy trái tim của mình dường như có lúc nào đó “bỏ qua một nhịp” thường xuyên, hoặc gặp phải những triệu chứng AFib khác như trên. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Đừng bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo của rung tâm nhĩ
2. Kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp
Bạn Đang Xem: Afib là gì
Bệnh tiểu đường và huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ cao hơn khoảng 5 khi bạn bị rung tâm nhĩ. Khi bị tiểu đường và huyết áp, bạn cần áp dụng chế độ ăn thức ăn ít đường và muối để kiểm soát trọng lượng của mình, đồng thời kiểm soát đường máu và huyết áp, từ đó sẽ giảm nguy cơ biến chứng AFib.
Xem Tắt
3. Chế độ ăn tốt cho tim
Áp dụng một chế độ ăn uống ít đường tinh chế, ít chất béo chưa chuyển hóa và Natri sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cholesterol và huyết áp của bạn. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây và các chất xơ có lợi cho tim. Có thể bổ sung chất béo lành mạnh cho tim, như cá hồi chứa omega-3, thịt bò đỏ… hoặc ăn các loại thức ăn giàu protein khác, như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt thay vì carbohydrate tinh chế.
4. Bỏ thuốc lá
Nghiên cứu cho thấy người hút thuốc dù ở hiện tại hay trước đây đều làm tăng nguy cơ phát triển chứng rung tâm nhĩ. Thêm vào đó, hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bỏ thuốc lá để đảm bảo bạn sống một cuộc sống khỏe mạnh. Có rất nhiều biện pháp hỗ trợ bỏ thuốc lá – chẳng hạn như các bản vá nicotin, kẹo cao su….
5. Chú ý khi sử dụng thuốc chống đông máu
Xem Thêm : Hướng dẫn sử dụng đèn flash Nikon SB 910 Tiếng Việt
Sau khi được chẩn đoán rung nhĩ, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ đột quỵ. Các thuốc chống đông máu có thể tương tác với một số thức ăn hoặc các loại thuốc khác. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn, những loại thực phẩm nào cần phải tránh trong khi dùng thuốc.
6. Hạn chế rượu và các chất kích thích
Một ly rượu vang trong bữa ăn có thể sẽ rất tốt cho hầu hết mọi người bị rung nhĩ. Nhưng nếu để tình trạng uống rượu nhiều và uống rượu say xảy ra, nó sẽ liên quan trực tiếp đến việc gia tăng chứng rối loạn nhịp tim, thậm chí ngay ở những người có trái tim khỏe mạnh. Với các trường hợp rung tâm nhĩ, bạn cần phải tránh các chất kích thích (chú ý như thuốc làm thông mũi chứa pseudoephedrine cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn).
7. Đừng lạm dụng cafe
Trước kia, các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị rung tâm nhĩ không bao giờ uống cà phê. Nhưng trong các nghiên cứu gần đây cho thấy cà phê dường như không có liên kết với nhiều đợt rung nhĩ. Tuy nhiên, uống quá nhiều caffein có thể làm tăng huyết áp của bạn – điều mà bạn muốn tránh khi bị rung tâm nhĩ. Vì vậy chỉ nên sử dụng caffein ở mức vừa phải.
Người rung tâm nhĩ nên vận động thường xuyên
Xem Thêm : juji là gì – Nghĩa của từ juji
8. Vận động cơ thể thường xuyên
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng từ bệnh tim. Nhưng tập thể dục quá sức đôi khi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rung nhĩ. Nên có tư vấn từ bác sĩ về những loại hình, chương trình tập thể dục tốt nhất cho bạn. Nên bắt đầu vận động một cách từ từ. Các chuyên gia khuyên rằng đi bộ ít nhất nửa giờ mỗi ngày là phương pháp rất tốt cho sức khỏe.
9. Giữ cơ thể khỏi các bệnh cúm, viêm phổi
Các nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh cúm thông thường hoặc viêm phổi có nguy cơ gây đau tim. Vì vậy khi bạn đang phải sống chung với rung tâm nhĩ, không nên để cơ thể rơi vào trạng thái mất sức đề kháng dẫn tới bị cúm hay viêm phổi.
10. Giảm căng thẳng
Stress cấp tính có thể gây ra cơn loạn nhịp tim khi bạn có rung nhĩ. Và căng thẳng mãn tính thường dẫn đến thói quen không lành mạnh như hút thuốc và uống rượu nhiều – cả hai đều rất hại cho tim. Thay vào đó, hãy thử tập yoga để kiểm soát căng thẳng tốt hơn. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy yoga có thể làm giảm tần suất các cơn rung nhĩ tới 50%.
DS. Đông Tây
Trích nguồn: http://www.webmd.com/heart
Video liên quan
Nguồn: https://quatangtiny.com
Danh mục: Blog