
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
- Cách tìm tài khoản Instagram bạn bè qua số điện thoại trong danh bạ
- Nội soi họng giá bao nhiêu
- Gia sử trong các ô A1, B1 lần lượt chứa các số 10 2 hãy cho biết kết quả của công thức sau
- Cách tạo dấu tích xanh Facebook cực đơn giản, 100% thành công 10
- Khu vực có chênh lệch ngày, đêm dài nhất trên Trái Đất là
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cả mẹ và bé. Thế nhưng khi xây dựng thực đơn cho bà bầu, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết loại rau nào tốt cho thai phụ, hay bà bầu ăn canh gì tốt. Dưới đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo về vấn đề dinh dưỡng cho bà bầu.
Bạn Đang Xem: Bà bầu an canh ngó khoai được không
Đầu thai kỳ, thai phụ nên chọn những thức ăn thanh đạm bình bổ, có thể căn cứ vào khẩu vị, ăn những thức ăn hơi chua cay để kích thích tiết acid hệ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Thai phụ nôn ói do nghén nặng nên ăn thức ăn có tính kiềm như rau quả, ăn chuối, sung, khoai tây, cải bó xôi… chứa nhiều vitamin B. Dưa lưới, dâu tây, súp lơ trắng, ớt xanh… chứa nhiều vitamin C giúp giảm cảm giác khó chịu cho thai phụ. Ngoài ra bà bầu cần ăn thêm nhiều rau quả có màu sậm giàu khoáng chất.
Giữa và cuối thai kỳ, cần chọn thức ăn giàu protein, calcium, vitamin như cá, thịt, trứng, các loại đậu, hải đới, rong biển, canh xương thịt và các loại rau quả tươi.
Phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại rau củ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Vậy trong các loại rau, bà bầu ăn rau gì tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé? Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, loại rau mà sản phụ nên ăn gồm rau ăn lá, ăn hoa và ăn củ.
- Nhóm rau ăn lá, ăn hoa gồm: Bông cải xanh, rau bina (rau chân vịt), bông atiso, rau má, rau muống, cải ngọt, cải cầu vồng, rau cần, mồng tơi, rau đay, rau dền, rau lang.
- Nhóm rau ăn củ gồm: Khoai lang, củ sen, cà rốt.
Phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại rau củ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
Xem Tắt
2.1. Canh xương bò
Có thể nấu món canh xương bò với hành tây, cà chua hoặc khoai tây đều rất ngon. Xương bò là món ăn hàng đầu để bổ sung calci cho thai phụ. Cà chua là loại rau ăn quả giàu vitamin C, sắt. Phụ nữ mang thai nên thường xuyên bổ sung cà chua vào chế độ ăn để giảm stress và chống lão hóa.
2.2. Canh khổ qua nấu cá rô
Canh khổ qua không những bổ dưỡng cho thai phụ mà còn tốt cho sản phụ. Là món ăn làm giảm chứng động thai lại thúc sữa cho sản phụ sau sinh. Cá rô tư bổ cường thân, ăn nhiều cũng không béo phì.
2.3. Canh câu kỷ tử nấu gà
Câu kỷ tử được coi là thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe. Kỷ tử có chứa hàm lượng caroten, vitamin, protein thiết yếu, chất béo thô, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác, đặc biệt dễ hấp thu và rất tốt cho thai phụ. Ngoài ra, kỷ tử còn có hiệu quả trong điều trị chứng gan thận tinh huyết suy hư của phụ nữ sau mang thai.
Tuy nhiên, người có cơ địa thể ôn hàn, cảm sốt, cơ thể đang có triệu chứng viêm nhiễm thì không được dùng kỷ tử.
Bí đao được dùng nấu nước sâm như một loại nước thanh nhiệt, giải độc.
Ở giai đoạn 3 tháng cuối, bà bầu thường bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm. Theo Đông y, bí xanh có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước có thể chống khát nước, lợi tiểu. Do đó, bí canh bí đao nấu với thịt nạc hoặc cá chép có thể giúp thai phụ giảm nhẹ chứng phù chân khi mang thai.
2.5. Canh bí đỏ
Bí giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón
Bí giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón. Các dưỡng chất có trong bí đỏ đều rất hữu ích với phụ nữ mang thai, giúp thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh của thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não.
Xào, luộc đọt bí non, hoa bí với tỏi hay thịt bò đều ngon. Quả bí nấu canh, nấu cháo ăn lợi cho gan thận đồng thời có tác dụng phục hồi phục thể lực và cảm giác thèm ăn cho phụ nữ mang thai.
2.6. Canh rong biển
Rong biển chứa nhiều vitamin C, B2, B3, DHA, chất khoáng. Đây là món canh giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, bởi tính chất giải nhiệt.
2.7. Canh hạt sen, củ sen
Hạt sen giúp an thần, củ sen vị ngọt tính mát là một bài thuốc an thai, dưỡng thần thích hợp cho bà bầu. Có thể kết hợp với thịt gà, sườn heo hoặc thịt băm.
2.8. Cháo sung
Sung chứa nhiều acid malic, lipase, protese, hydrolase… giúp hỗ trợ cơ thể tiêu hóa thức ăn, tăng cảm giác thèm ăn, nhuận tràng, thông tiện, đặc biệt tốt cho những mẹ bầu bị táo bón trong thời gian mang thai. Từ quả sung cũng có thể nấu canh sung hầm chân giò, quả sung hầm thịt nạc đều rất tốt cho sức khỏe.
2.9. Canh đu đủ nấu cá
Canh đu đủ nấu cá giúp phòng trị chứng động thai và phù thũng khi mang thai.
2.10. Cần tây xào thịt gà
Rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, axit nicotinic, vitamin B, C, canxi, phốt pho, sắt, giàu chất xơ… Các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp…
Theo Đông y, rau cần nước còn có các tác dụng như giảm ho, chống viêm, long đờm, hạ huyết áp, kháng nấm, giảm đường, mỡ máu…
Là loại rau giàu chất xơ nên rau cần có vai trò như một chiếc chổi “quét” tất cả chất thải ra khỏi hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. Ngoài ra, mùi thơm của rau cần còn có công dụng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, giảm huyết áp.
2.11. Gan heo trộn cải bó xôi
Xem Thêm : Hồ mễ trì ở đâu
Cải bó xôi chứa nhiều carotene, vitamin C, calcium, phospho, sắt, vitamin E… Gan heo cũng là thực phẩm chứa nhiều sắt, do đó có thể hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt khá tốt. Gan heo cũng chứa rất nhiều sắt, hàm lượng dinh dưỡng gan heo cao gấp 10 lần thịt heo, có thể điều tiết và cải thiện chức năng sinh lý hệ thống tạo máu của bệnh nhân thiếu máu.
2.12. Dứa xào mề gà
Đây là món ăn ngon trong giai đoạn nghén.
Dứa chứa chất phân giải tiêu hóa protein, cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, tránh hình thành huyết khối, tiêu trừ chứng viêm, phù thũng. Mề gà xào dứa có vị chua ngọt giúp tăng cảm giác thèm ăn. Là món ăn ngon trong giai đoạn nghén.
Người bị mẩn ngứa, ghẻ lở, bệnh loét, bệnh thận, trở ngại chức năng đông máu, dị ứng với dứa thì không nên ăn vì có thể bị ngộ độc.
Trên đây là một số lưu ý trong việc chọn lựa rau xanh và các món canh tốt cho bà bầu được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà bầu cũng cần chủ động đi khám thai định kỳ để theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm nhất các vấn đề của cả mẹ và con để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đó là cách đảm bảo sức khỏe sinh sản toàn diện nhất.
Dịch vụ Thai sản trọn gói của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm nhiều gói khác nhau tùy vào từng giai đoạn mang thai từ lâu đã trở thành lựa chọn tin cậy của rất nhiều sản phụ. Tại Vinmec, đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, chuyên môn cao, luôn tận tâm tận lực với bệnh nhân; cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống máy móc tiên tiến đạt chuẩn quốc tế cùng chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp giúp cho bà bầu trải qua thai kỳ một cách an toàn và thoải mái nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Có nên bổ sung vitamin E khi mang thai?
XEM THÊM:
Bà bầu ăn củ từ và nhiều lợi ích đối với sức khỏe
Các nhà nghiên cứu phát hiện củ từ (khoai từ) chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, khi ăn thường xuyên bà bầu sẽ nhận được một số lợi ích sức khỏe như:
Giảm ốm nghén
Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị ốm nghén ít nhất là 3 tháng đầu. Có những mẹ còn bị ốm nghén dai dẳng tới tận lúc sinh. Trong những trường hợp nặng, ốm nghén sẽ khiến bà bầu không thể ăn được bất cứ thứ gì dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất, thậm chí có thể dẫn đến việc giảm cân, mất nước.
Bổ sung vitamin B6 là cách giúp đẩy lùi ốm nghén
Theo nghiên cứu, củ từ chứa nhiều vitamin B6 giúp giảm bớt một số triệu chứng ốm nghén như buồn nôn.
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Ngoài các vitamin và khoáng chất thiết yếu, củ từ đặc biệt rất giàu vitamin B9 (folate) – chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ và tủy sống của thai nhi. Do đó, thường xuyên ăn thực phẩm giàu folate như củ từ giúp giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh và tạo điều kiện để em bé phát triển khỏe mạnh nhất.
Kiểm soát huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tăng huyết áp trong thai kỳ không được kiểm soát có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Sinh non, thai chết lưu…
Do đó, bà bầu nên duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, hạn chế ăn nhiều muối và ăn thực phẩm giàu kali như củ từ thường xuyên. Bởi kali có thể làm giảm tác động tiêu cực của muối tới cơ thể, giúp bảo vệ tim, thận bằng cách duy trì huyết áp ổn định.
Cải thiện rối loạn tiêu hóa
Tinh bột kháng có trong củ từ giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở bà bầu, biểu hiện bởi các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu… ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe mẹ bầu. Thật may khi củ từ chứa nhiều tinh bột kháng và chất xơ, nên giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa ở bà bầu rất đơn giản.
Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt
Xem Thêm : Cách bật, tắt tính năng tự động phát video Zalo trên iPhone, Android
Khi có thai, lượng sắt cần thiết cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi. Nếu không cung cấp đủ sẽ gây ra sự thiếu hụt về chất lượng và số lượng hồng cầu. Khi hồng cầu không thể vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể, mẹ bầu sẽ có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả thai nhi.
Theo đó, củ từ là nguồn cung cấp sắt vô cùng dồi dào. Bên cạnh sắt, hàm lượng đồng, kẽm vốn có trong củ từ cũng là yếu tố thiết yếu trong quá trình sản sinh ra tế bào hồng cầu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Củ từ rất giàu vitamin A, vitamin C và beta-carotene, những chất dinh dưỡng hoạt động như chất chống oxy hóa bảo vệ hệ miễn dịch. Vì thế, bà bầu nên thêm củ từ vào chế độ ăn thường xuyên để giảm nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh thông thường, cảm cúm và giúp em bé khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.
Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn củ từ?
Mặc dù củ từ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của bà bầu nhưng nếu ăn quá nhiều, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ:
– Nếu bà bầu bị sỏi thận nên tránh ăn thực phẩm có chứa oxalate như củ từ.
– Bà bầu không nên ăn củ từ khi chưa được nấu chín vì có thể gây ngộ độc.
– Tốt hơn hết, bà bầu nên ăn củ từ 2-3 lần/tuần, ăn quá nhiều dễ bị đầy hơi và khó tiêu.
Gợi ý món canh khoai từ bổ dưỡng cho bà bầu
Nguyên liệu:
– Củ từ
– Tôm loại nhỏ: 200gr
– Rau thơm, hành lá
– Gia vị: muối, đường, hạt nêm….
Canh khoai từ nấu tôm bổ dưỡng, ngon miệng cho mẹ bầu
Cách chế biến:
– Củ từ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn.
– Tôm rửa sạch, có thể luộc qua, bóc vỏ, đập giập và ướp gia vị trong khoảng 10 phút.
– Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào để nóng, cho tôm vào đảo đều cho thấm gia vị. Sau đó, đổ nước vào nấu. Khi nước sôi, cho củ từ vào, thỉnh thoảng hớt bọt, nêm nếm vừa ăn. Nấu đến khi củ từ chín thì tắt bếp.
– Múc canh ra bát, rắc rau thơm cùng hành lá lên trên và thưởng thức.
Nguồn: https://quatangtiny.com
Danh mục: Blog