Bài tập Toán lớp 4 theo từng chuyên đề (Có đáp án và lời giải chi tiết), Bài tập toán lớp 4 theo từng chuyên đề có đáp án, lời giải rất chi tiết giúp các em học
Bài tập toán lớp 4 theo từng chuyên đề có đáp án, lời giải rất chi tiết giúp các em học sinh lớp 4 dễ dàng hệ thống lại kiến thức, luyện giải đề hiệu quả hơn để ngày càng học tốt môn Toán.
Bài tập toán lớp 4 mang tới 7 dạng bài tập, cùng hàng loạt bài tập mẫu:
- Dạng 1: Số chẵn, số lẻ, bài toán xét chữ số tận cùng của một số
- Dạng 2: Kĩ thuật tính và quan hệ giữa các thành phần của phép tính
- Dạng 3 : Bài toán liên quan đến điều kiện chia hết.
- Dạng 4 : Biểu thức và phép tính liên quan đến tính giá trị biểu thức
- Dạng 5 : Các bài toán về điền chữ số vào phép tính
- Dạng 6 : Các bài toán về điền dấu phép tính
- Dạng 7: Vận dụng tính chất của các phép tính để tìm nhanh kết quả của dãy tính.
Bài tập Toán lớp 4 theo Chuyên đề
BÀI 1:
CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP
I. MỤC TIÊU TIẾT DẠY
– HS nắm được dạng toán và các bước giải dạng toán này.
– Làm được một số bài tập nâng cao.
– Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh .
II. CHUẨN BỊ
– Câu hỏi và bài tập thuộc dạng vừa học.
– Các kiến thức có liên quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định tổ chức lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
Gọi học sinh làm bài tập về nhà giờ trước, GV sửa chữa.
3/ Giảng bài mới.
Dạng 1: Số chẵn, số lẻ, bài toán xét chữ số tận cùng của một số
* Kiến thức cần nhớ:
– Chữ số tận cùng của 1 tổng bằng chữ số tận cùng của tổng các chữ số hàng đơn vị của các số hạng trong tổng ấy.
– Chữ số tận cùng của 1 tích bằng chữ số tận cùng của tích các chữ số hàng đơn vị của các thừa số trong tích ấy.
– Tổng 1 + 2 + 3 + 4 + …… + 9 có chữ số tận cùng bằng 5.
– Tích 1 x 3 x 5 x 7 x 9 có chữ số tận cùng bằng 5.
– Tích a ì a không thể có tận cùng bằng 2, 3, 7 hoặc 8.
* Bài tập vận dụng:
Bài 1:
a) Nếu tổng của 2 số tự nhiên là 1 số lẻ, thì tích của chúng có thể là 1 số lẻ được không?
b) Nếu tích của 2 số tự nhiên là 1 số lẻ, thì tổng của chúng có thể là 1 số lẻ được không?
c) “Tổng” và “hiệu” hai số tự nhiên có thể là số chẵn, và số kia là lẻ được không?
Giải:
a) Tổng hai số tự nhiên là một số lẻ, như vậy tổng đó gồm 1 số chẵn và 1 số lẻ, do đó tích của chúng phải là 1 số chẵn (Không thể là một số lẻ được).
b) Tích hai số tự nhiên là 1 số lẻ, như vậy tích đó gồm 2 thừa số đều là số lẻ, do đó tổng của chúng phải là 1 số chẵn(Không thể là một số lẻ được).
c) Lấy “Tổng” cộng với “hiệu” ta được 2 lần số lớn, tức là được 1 số chẵn. Vậy “tổng” và “hiệu” phải là 2 số cùng chẵn hoặc cùng lẻ (Không thể 1 số là chẵn, số kia là lẻ được). Bài toán 2 : Không cần làm tính, kiểm tra kết quả của phép tính sau đây đúng hay sai?
a, 1783 + 9789 + 375 + 8001 + 2797 = 22744
b, 1872 + 786 + 3748 + 3718 = 10115.
c, 5674 x 163 = 610783
Giải:
a, Kết quả trên là sai vì tổng của 5 số lẻ là 1 số lẻ.
b, Kết quả trên là sai vì tổng của các số chẵn là 1 số chẵn.
c, Kết quả trên là sai vì tích của 1số chẵn với bất kỳ 1 số nào cũng là một số chẵn. Bài 3 : Tìm 4 số tự nhiên liên tiếp có tích bằng 24 024
Giải:
Ta thấy trong 4 số tự nhiên liên tiếp thì không có thừa số nào có chữ số tận cùng là 0; 5 vì như thế tích sẽ tận cùng là chữ số 0 (trái với bài toán)
Do đó 4 số phải tìm chỉ có thể có chữ số tận cùng liên tiếp là 1, 2, 3, 4 và 6, 7, 8, 9 Ta có:
24 024 > 10 000 = 10 x 10 x 10 x 10
24 024 < 160 000 = 20 x 20 x 20 x 20
Nên tích của 4 số đó là:
11 x 12 x 13 x 14 hoặc
16 x 17 x 18 x 19
Có : 11 x 12 x 13 x 14 = 24 024
16 x 17 x 18 x 19 = 93 024.
Vậy 4 số phải tìm là : 11, 12, 13, 14.
Bài 4: Có thể tìm được 2 số tự nhiên sao cho hiệu của chúng nhân với 18 được 1989 không?
Giải:
Ta thấy số nào nhân với số chẵn tích cũng là 1 số chẵn. 18 là số chẵn mà 1989 là
số lẻ.
1989.
Vì vậy không thể tìm được 2 số tự nhiên mà hiệu của chúng nhân với 18 được
Bài 5: Có thể tìm được 1 số tự nhiên nào đó nhân với chính nó rồi trừ đi 2 hay 3 hay 7, 8 lại được 1 số tròn chục hay không.
Giải:
Số trừ đi 2,3 hay 7,8 là số tròn chục thì phải có chữ số tận cùng là 2,3 hay 7 hoặc 8. Mà các số tự nhiên nhân với chính nó có các chữ số tận cùng là 0 ,1, 4, 5, 6, 9.
Vì: 1 x 1 = 1 4 x 4 = 16 7 x 7 = 49
2 x 2 = 4 5 x 5 = 25 8 x 8 = 64
3 x3 = 9 6 x6 = 36 9 x 9 = 81
10 x10 = 100
Do vậy không thể tìm được số tự nhiên như thế .
Bài 6: Có số tự nhiên nào nhân với chính nó được kết quả là một số viết bởi 6 chữ số 1 không?
Giải:
Gọi số phải tìm là A (A > 0 )
Ta có: A x A = 111 111
Vì 1 + 1 +1 + 1+ 1+ 1+ = 6 chia hết cho 3 nên 111 111 chia hết cho 3.
Do vậy A chia hết cho 3, mà A chia hết cho 3 nên A ì A chia hết cho 9 nhưng 111 111 không chia hết cho 9.
Vậy không có số nào như thế .
Bài 7:
a, Số 1990 có thể là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp được không?
Giải:
Tích của 3 số tự nhiên liên tiếp thì chia hết cho 3 vì trong 3 số đó luôn có 1 số chia hết cho 3 nên 1990 không là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp vì:
1 + 9 + 9 + 0 = 19 không chia hết cho 3.
b, Số 1995 có thể là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp không?
3 số tự nhiên liên tiếp thì bao giờ cũng có 1 số chẵn vì vậy mà tích của chúng là 1 số chẵn mà 1995 là 1 số lẻ do vậy không phải là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp.
c, Số 1993 có phải là tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp không?
Tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp thì sẽ bằng 3 lần số ở giữa do đó số này phải chia hết cho 3.
Mà 1993 = 1 + 9 + 9 + 3 = 22 Không chia hết cho 3 Nên số 1993 không là tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp.
Bài 8: Tính 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x ………… x 48 x 49 tận cùng là bao nhiêu chữ số 0?
Giải:
Trong tích đó có các thừa số chia hết cho 5 là : 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45.
Hay 5 = 1 x 5 ; 10 = 2 x 5 ; 15 = 3 x 5; ……..; 45 = 9 x 5.
Mỗi thừa số 5 nhân với 1 số chẵn cho ta 1 số tròn chục. mà tích trên có 10 thừa số 5 nên tích tận cùng bằng 10 chữ số 0.
Bài 9: Bạn Toàn tính tổng các chẵn trong phạm vi từ 20 đến 98 được 2025. Không thực hiện tính tổng em cho biết Toàn tính đúng hay sai?
Giải:
Tổng các số chẵn là 1 số chẵn, kết quả toàn tính được 2025 là số lẻ do vậy toàn đã tính sai.
Bài 10: Tùng tính tổng của các số lẻ từ 21 đến 99 được 2025. Không tính tổng đó em cho biết Tùng tính đúng hay sai?
Giải:
Từ 1 đến 99 có 50 số lẻ
Mà từ 1 đến 19 có 10 số lẻ. Do vậy Tùng tính tổng của số lượng các số lẻ là: 50 – 10 = 40 (số)
Ta đã biết tổng của số lượng chẵn các số lẻ là 1 số chẵn mà 2025 là số lẻ nên Tùng đã tính sai.
Bài 11: Tích sau tận cùng bằng mấy chữ số 0?
20 x 21 x 22 x 23 x . . . x 28 x 29
Giải:
Tích trên có 1 số tròn chục là 20 nên tích tận cùng bằng 1 chữ số 0
Ta lại có 25 = 5 x 5 nên 2 thừa số 5 này khi nhân với 2 sồ chẵn cho tích tận cùng bằng 2 chữ số 0
Vậy tích trên tận cùng bằng 3 chữ số 0.
Bài 12: Tiến làm phép chia 1935: 9 được thương là 216 và không còn dư. Không thực hiện cho biết Tiến làm đúng hay sai.
Giải:
Vì 1935 và 9 đều là số lẻ, thương giữa 2 số lẻ là 1 số lẻ. Thương Tiến tìm được là 216 là 1 số chẵn nên sai
Bài 13: Huệ tính tích:
2 x 3 x 5 x 7 x 11 x 13 x 17 x 19 x 23 x 29 x 31 x 37 = 3 999 Không tính tích em cho biết Huệ tính đúng hay sai?
Giải: Trong tích trên có 1 thừa số là 5 và 1 thừa số chẵn nên tích phải tận cùng bằng chữ số 0. Vì vậy Huệ đã tính sai.
Bài 14: Tích sau tận cùng bằng bao nhiêu chữ số 0: 13 x 14 x 15 x . . . x 22
Giải:
Trong tích trên có thừa số 20 là số tròn chục nên tích tận cùng bằng 1 chữ số 0.
Thừa số 15 khi nhân với 1 số chẵn cho 1 chữ số 0 nữa ở tích.
Vậy tích trên có 2 chữ số 0.
…………………….
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp