Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS Mô đun 5, Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS Mô đun 5 giúp thầy
Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS Mô đun 5 giúp thầy cô tham khảo, để dễ dàng hoàn thiện bảo báo cáo của mình và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn Module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh THCS trong hoạt động giáo dục và dạy học.
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm câu hỏi tự luận, trắc nghiệm Mô đun 5 THCS để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Mô đun 5 của mình đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi nhé:
Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TRONG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH
Họ và tên học sinh (viết tắt/kí hiệu học sinh do giáo viên tự đặt): Q.S.V
Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ:
Lí do tư vấn, hỗ trợ:
1. Thu thập thông tin của học sinh
Giáo viên tìm hiểu thông tin khác về T. từ nhiều nguồn khác nhau về:
- Suy nghĩ: em có suy nghĩ gì khi không tham gia các hoạt động của trường, của lớp.
- Cảm xúc và hành vi: của T. trong thời gian gần đây thay đổi như thế nào (thái độ của em khi giao tiếp với người khác)?
- Hứng thú tham gia hoạt động : Điều gì khiến em không muốn tham gia các hoạt động của trường, của lớp?
- Mối quan hệ: Mối quan hệ của T với các bạn trong lớp, với thầy cô, với người khác như thế nào?
- Quan điểm và tính cách: Tính cách của T? Sở thích của T? Quan điểm sống của em như thế nào?
- Sức khỏe thể chất: Sức khỏe thể chất trước đây của T. ra sao? Hiện nay như thế nào? Trong thời gian gần đây em có gặp vấn đề gì về sức khỏe không?
- Điều mong muốn nhất của T. là gì? Em cần hỗ trợ về điều gì để có thể tìm lại được niềm vui trong các hoạt động của trường, của lớp?
2. Liệt kê các khó khăn học sinh gặp phải
Qua thông tin thu thập được từ bước 1, giáo viên đưa ra những vấn đề mà T. đang gặp phải gồm:
- Mặc cảm về ngoại hình của bản thân (Mặt xuất hiện nhiều mụn trứng cá, ngoại hình thay đổi…)
- Buồn chán vì bạn bè xa lánh, chế giễu, kì thị với ngoại hình của mình.
- Chưa xác định được cách xây dựng hình ảnh bản thân.
- Chưa có kĩ năng kiểm soát cảm xúc, điều chỉnh hành vi bản thân.
- Chưa có kiến thức, kĩ năng tự chăm sóc và bảo vệ cơ thể.
3. Xác định vấn đề của học sinh
Qua phân tích thông tin từ trò chuyện cũng như các trắc nghiệm, giáo viên thảo luận với đồng nghiệp và tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn lí giải cơ chế nảy sinh và duy trì vấn đề của T.
* Khó khăn trọng tâm: Không vượt qua được mặc cảm về ngoại hình của bản thân.
* Nhiều học sinh trong môi trường giáo dục của nhà trường còn có tâm lý kì thị, xa lánh sự khác biệt về hình thể của bạn bè. Dẫn đến học sinh bị khiếm khuyết mặc cảm, tự ti, tự cô lập bản thân không tham gia các hoạt động phong trào của trường, của lớp.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh
4.1 Mục tiêu tư vấn hỗ trợ
- Giúp em N.T.T có nhận thức đúng đắn về giá trị của hình ảnh bản thân (đó là hiện tượng sinh lý bình thường ở tuổi dậy thì. Nhiều bạn cũng có biểu hiện giống như em. Ngoại hình không phải quyết định đến giá trị của một con người).
- Giúp học sinh có thể vượt qua được cảm xúc mặc cảm của bản thân.
- Giúp học sinh có kĩ năng cơ bản về chăm sóc, vệ sinh da của bản thân mình.
- Giúp T tự tin, hòa nhập cùng bạn bè, thầy cô để giao tiếp, trong quá trình học tập, các phong trào của lớp, của trường.
4.2 Hướng hỗ trợ/tư vấn:
- Tổ chức chuyên đề tư vấn: “Suy nghĩ tuổi dậy thì”, “Hòa nhập chống phân biệt đối xử trong trường học” “Xây dựng hình ảnh bản thân”.
- Trò chuyện, động viên, khích lệ T. tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi, hoạt động thể thao để hòa nhập với bạn bè, và tự tin về bản thân mình.
- Tuyên truyền với gia đình em T để cùng động viên, khuyến khích con, em mình tự tin vượt qua các trở ngại tâm lý của bản thân.
4.3 Nguồn lực :
- Ngoài GVCN, học sinh trong lớp cần có sự hỗ trợ của gia đình, đặc biệt là bố mẹ, bạn bè và các giáo viên bộ môn, đoàn TNCSHCM, tổng phụ trách đội. Lực lượng tư vấn học đường.
4.4 Sử dụng kênh thông tin, phối hợp với gia đình trong hỗ trợ, tư vấn cho học sinh:
- Trực tiếp: Tư vấn hỗ trợ học sinh T để em có thể vượt qua cảm xúc, tự ti, mặc cảm về ngoại hình. Để học sinh T dần thấy được giá trị của bản thân em không phải do ngoại hình quyết định.
- Gián tiếp: Trong trường hợp này, giáo viên và cán bộ tâm lí học đường (chuyên trách hay kiêm nhiệm) có thể sử dụng kênh thông tin qua gọi điện thoại trực tiếp với cha mẹ hoặc với học sinh hay qua email hoặc zalo để có thể có sự trao đổi thông tin nhanh chóng và kịp thời.
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ
Bước này giáo viên và cán bộ tâm lí học đường (chuyên trách hay kiêm nhiệm) sẽ trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần thiết như: quan tâm, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất, kết nối nguồn lực và tư vấn cung cấp thông tin cũng như tư vấn tâm lí để giúp học sinh nhận diện và đối diện với khó khăn, vướng mắc của bản thân và chủ động thay đổi để giải quyết vấn đề từ đó nâng cao kĩ năng ứng phó với tình huống trong tương lai.
6. Đánh giá trường hợp
Sau thời gian hỗ trợ, tư vấn học sinh theo mục tiêu đề ra, nếu học sinh có sự chuyển biến về tâm lý, tham gia nhiệt tình các hoạt động của trường, của lớp học tập chú ý thì ngừng hỗ trợ tư vấn.
Nếu học sinh N.T.T chưa có sự chuyển biến tâm lý, vẫn mặc cảm về ngoại hình, học tập không chú ý và không tham gia các hoạt động của lớp, của trường thì giáo viên chủ nhiệm tiếp tục hỗ trợ, tư vấn để học sinh đạt được kết quả tốt nhất theo mục tiêu của kế hoạch hỗ trợ, tư vấn đề ra.