Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 7 học kì 1, Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 7 học kì 1 là tài liệu hữu ích mà Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến quý thầy
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 7 học kì 1 được chúng tôi tổng hợp chi tiết nhất.
Đây là tài liệu gồm 4 đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử có đáp án chi tiết kèm theo giúp cho các bạn học sinh lớp 7 có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức môn Sử để chuẩn bị tốt kiến thức cho kỳ thi học kỳ I sắp tới. Mời các bạn tải về để xem trọn bộ tài liệu nhé!
Xem Tắt
Đề kiểm tra 45 phút lớp 7 môn Sử – Đề 1
Đề bài
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Những việc làm của người German khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu:
A. Thành lập các vương quốc mới
B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người German được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.
C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma
D. Phong các tước vị cho quý tộc German
Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?
A. Chủ nô Rô-ma
B. quý tộc Rô-ma
C. Tướng lĩnh và quý tộc người German.
D. Nông dân công xã
Câu 3: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?
A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.
B. Nông dân
C. Nô lệ
D. Nô lệ và nông dân
Câu 4: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất:
A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.
B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.
C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.
D. Thành thị là nơi buôn bán.
Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào
A. Tăng lữ quý tộc và nông dân.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. Chủ nô và nô lệ.
D. Địa chủ và nông dân.
Câu 6: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?
A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.
B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.
C. Sản xuất bị đình đốn.
D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.
Câu 7: Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế
A. Ngô Quyền
B. Lê Hoàn
C. Đinh Bộ Lĩnh
D. Ngô Xương Văn
Câu 8: Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm:
A. 8 lộ.
B.10 lộ;
C. 12 lộ;
D. 24 lộ.
Câu 9: Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống?
A. thành Ung Châu, Châu Khâm
B. thành Châu Khâm, Châu Liêm
C. thành Ung Châu
D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm
Câu 10: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai?
A. Năm 1075 thờ Chu Văn An.
B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn.
C. Năm 1070 thờ Khổng Tử.
D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử.
Câu 11 : Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?
A.1008
C. 1009
B. 1010
D. 1005
Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Năm 1353, một tộc trưởng người Lào tên là Phà Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng gọi là……………………….( nghĩa là……………………….)
A. Lan-xang/ Triệu voi.
B. Xiêm/ Sukhothai
C. Ăng-co/Cam-pu-chia.
D. Pa-gan/ Myanmar.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?
Câu 2: (3 điểm): Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta như thế nào?.Em có nhận xét gì về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt ?.
Câu 3: (2 điểm) Trình bày tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý?
Đáp án và biểu điểm
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | C | D | A | B | A |
Câu | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
Đáp án | C | B | C | C | C | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 2 đ |
a, Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại Thế kỷ XI, do hàng thủ công sản xuất nhiều -> một số thợ thủ công đã lập xưởng sản xuất, cửa hàng ở những nơi đông người -> lập ra các thị trấn sau trở thành thành thị trung đại. b, Điểm khác giữa nền kinh tế thành thị với nền kinh tế lãnh địa. – Kinh tế lãnh địa đặc trưng là nền kinh tế tự cung tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa. – Nền kinh tế thành thị là sản xuất và trao đổi, buôn bán |
1 điểm 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 2 3 đ |
– Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn: nội bộ mâu thuẫn, nông dân nổi lên khởi nghĩa, vùng biên ải phía Bắc Tống bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu… Đối với Đại Việt, nhà Tống quyết định dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước và đưa nước ta trở lại chế độ đô hộ như trước. – Nhà Tống xúi giục Chăm-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt chúng ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ, mua chuộc các tù trưởng dân tộc làm phản. Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt rất độc đáo. Để đảm bảo mối quan hệ bang giao, hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo hòa bình dài lâu. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. |
1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ |
Câu 3 2 đ |
– GD: Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, năm 1076, mở Quốc tử giám. -> Nhà nước rất quan tâm giáo dục, khoa cử. + Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. – Tôn giáo: Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông… – Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian; kiến trúc, điêu khắc… đều phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt; tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý,… => Những thành tựu về văn hóa – nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc – văn hóa Thăng Long. |
1,0 đ 1,0 đ |
Đề kiểm tra 45 phút lớp 7 môn Sử – Đề 2
Đề bài
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)
Hãy khoanh vào ý trả lời đúng nhất (mối ý đúng 0.5 điểm)
Câu 1. Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La từ năm nào?
A.1008
B. 1009
C. 1010
D.1011
Câu 2. Người có vai trò to lớn trong quá trình đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua la?
A. Lê Long Việt
B. Vạn Hạnh
C. Lý Khánh Văn
D. Lê Long Đĩnh
Câu 3. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành?
A. Đại Việt
B. Đại Cồ Việt
C. Đại Ngu
D. Đại Nam
Câu 4. Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở thời đại nào?
A. Nhà Tiền Lê
B. Nhà Trần
C. Nhà Lý
D. Nhà Hồ
Câu 5. Đâu là một trong những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
A. Thực hiện “ vườn không nhà trống” tại Thăng Long
B. Chủ động đánh địch và kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa
C. Đánh vào đoàn thuyền lương của địch
D. Chia quân thành 2 đường thủy bộ.
Câu 6. Nguyên nhân thắng lợi nào là quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc ta?
A. Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết toàn dân
B. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của quân và dân ta
C. Có chiến lược chiến thuật độc đáo, sáng tạo
D. Có sự lãnh đạo tài tình của các tướng chỉ huy.
Câu 7: Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế
A. Ngô Quyền
B. Lê Hoàn
C. Đinh Bộ Lĩnh
D. Ngô Xương Văn
Câu 8: Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm:
A. 8 lộ.
B. 10 lộ;
C. 12 lộ;
D. 24 lộ.
Câu 9: Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống?
A. thành Ung Châu, Châu Khâm
B. thành Châu Khâm, Châu Liêm
C. thành Ung Châu
D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm
Câu 10: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai?
A. Năm 1075 thờ Chu Văn An.
B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn.
C. Năm 1070 thờ Khổng Tử
D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử.
Câu 11 (1 điểm): Hãy nối cột A với cột B sao cho đúng:
Cột A | Nối | Cột B |
1. Năm 1075-1077 | 1- | a. Lê hoàn chống quân xâm lược Tống |
2. Năm 939 | 2- | b. Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên |
3. Năm 981 | 3- | c. Ngô Quyền lên ngôi vua |
4. Năm 1075 | 4- | d. Nhà Lý chống quân xâm lược Tống |
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 4 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Nhà Lý được thành lập như thế nào?Năm 1010, Lý Công Uẩn ra “ Chiếu dời đô”, quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô?
Câu 3: (1 điểm): Kể tên 3 công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý
……….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết