20 đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ Văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, 20 đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ Văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, có bảng ma trận
20 đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ Văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, có bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập cuối học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 20 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, còn giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện giải đề thật nhuần nhuyễn để chuẩn bị thật tốt cho bài thi học kì 1 của mình đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:
Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 6 năm 2021 – 2022
Mức độ Lĩnh vực nội dung |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng số |
I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo khoa |
– Đặc điểm văn bản – đoạn trích (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật) – Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu) |
Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật) |
Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích). |
||
– Số câu – Số điểm – Tỉ lệ |
1 3.0 30 % |
1 1.0 10% |
1 1.0 10 % |
3 5.0 50% |
|
II. Làm văn |
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm; Viết bài văn ghi lại cảm xúc về |
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2021 – 2022 – Đề 1
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …… TRƯỜNG THCS ……………………… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm)
Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ
A. năm chữ
B. bảy chữ
C. tự do
D. lục bát
Câu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau?
A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.
B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.
C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.
D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có.
Câu 3. Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé?
A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ con.
B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em).
C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.
D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ.
Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng?
A. Điệp ngữ
B. Điệp cấu trúc
C. Ẩn dụ
D. So sánh
E. Nhân hoá
F. Đảo ngữ
Câu 5. Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em?
Câu 6. Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì?
Câu 7. Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng?
Câu 8. Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng” còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ”? Hãy ghi lại một số đặc điểm của máy, sóng, trắng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Câu 9. Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dung để kể về mây, song, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng.
Câu 10. Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó.
Phần II: LÀM VĂN (4 điểm)
Viết bài văn tả cảnh gói bánh trưng ngày tết.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2021 – 2022 – Đề 2
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …… TRƯỜNG THCS ……………………… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Gần lắm Trường Sa của Lê Thị Kim và trả lời các câu hỏi:
Biết rằng xa lắm Trường Sa
Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào
Viết làm sao, viết làm sao
Câu thơ nào phải con tàu ra khơi
Thế mà đã có lòng tôi
Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ
Phai đâu chùm đảo san hô
Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành
Hỡi quần đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Sóng bào mãi vẫn không mòn
Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa […]
Ở nơi sừng sững niềm tin
Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua
Tấm lòng theo mũi tàu ra
Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.
(Lê Thị Kim – Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 – 17)
Câu 1. Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ.
Câu 2. Nêu những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa.
Câu 3. Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần”? Câu 4. Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?
Câu 5. So sánh nghĩa của từ mũi trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đồng âm hay từ đa nghĩa:
a. Tấm lòng theo mũi tàu ra
Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.
b. Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rất đẹp.
Câu 6. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai dòng thơ sau. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
Hỡi quần đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Phần II: LÀM VĂN (4 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm vui, hạnh phúc.
….
>>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề ôn tập môn Ngữ văn 6 học kì 1