
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2022 – 2023, Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 môn Địa năm 2022 – 2023 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu
- Giúp Trí Nhớ Kiến Thức Cơ Bản Hóa Học 10-11-12
- Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Hà Nội
- Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Hóa bảng B (Năm học 2011 – 2012) – Ngày thi thứ hai
- Đáp án đề thi cao đẳng môn Anh
- Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn với chủ đề Sách là để đọc, không phải để trưng bày
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2022 – 2023
Bạn Đang Xem: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2022 – 2023
Đề thi Địa lí 11 giữa học kì 1 năm 2022 – 2023 bao gồm 3 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề thi giữa kì 1 Địa lí 11 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Địa lý lớp 11 giữa học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa học kì 1 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là bộ 3 đề thi giữa kì 1 Địa lí 11 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng tải tại đây.
I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.
B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.
C. khu vực I và III cao, hu vực II thấp.
D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.
Câu 2. Trong số các quốc gia sau quốc gia nào là nước công nghiệp mới?
A. Hàn Quốc.
B. Thụy Điển.
C. Việt Nam.
D. Nhật Bản.
Câu 3. Việt Nam hiện nay là thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào dưới đây?
A. EU.
B. NAFTA.
C. ASEAN.
D. MERCOSUR.
Câu 4. Hiện nay trên thế giới, bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở
A. nhóm nước phát triển.
B. nhóm nước đang phát triển.
C. nhóm G8.
D. nhóm nước NICs.
Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay trên thế giới là do
A. con người khai thác quá mức.
B. biến đổi khí hậu toàn cầu.
C. ô nhiễm môi trường.
D. dịch bệnh.
Câu 6. Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan
A. rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm.
B. hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.
C. hoang mạc, bán hoang mạc.
D. xa van và xa van – rừng.
Câu 7. Quốc gia nào hiện nay đầu tư vào khu vực Mĩ La Tinh nhiều nhất?
A. Canada.
B. Nhật Bản.
C. Hoa Kỳ.
D. Nga.
Câu 8. Tôn giáo nào có ảnh hưởng sâu sắc trong khu vực Tây Nam Á?
A. Ấn Độ giáo.
B. Thiên chúa giáo.
C. Phật giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nền kinh tế tri thức?
A. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu.
B. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp là chủ yếu.
C. Trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu.
D. Dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.
Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về xu hướng toàn cầu hóa?
A. Là quá trình liên kết giữa các quốc gia trong khu vực.
B. Tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới.
C. Làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
D. Là xu thế tất yếu.
Câu 11. Ý nào sau đây không phải là hậu quả của bùng nổ dân số?
A. Tạo ra nguồn lao động dồi dào.
B. Giá nhân công rẻ.
C. Thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống thấp.
D. Thiếu nguồn lao động.
Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu làm diện tích đất ven các hoang mạc, bán hoang mạc của châu Phi hiện nay ngày bị hoang hóa là do
A. vị trí địa lí .
B. khai thác rừng quá mức.
C. thiếu nước trong sản xuất .
D. khai thác khoáng sản.
Câu 13. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát ở khu vực Mĩ La Tinh là do
A. dân số tăng nhanh.
B. kinh tế phát triển mạnh.
C. cải cách ruộng đất không triệt để.
D. chính sách chuyển cư.
Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của khu vực Trung Á?
A. Nằm ở ngã 3 châu lục.
B. Từng có “Con đường tơ lụa’’ đi qua.
C. Dân cư phần lớn theo đạo Hồi.
D. Cảnh quan chính là thảo nguyên và hoang mạc.
Câu 15. Điểm khác nhau về mặt kinh tế – xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là
A. có khí hậu khô nóng.
B. có khả năng phát triển kinh tế biển.
C. chịu ảnh hưởng của Hồi giáo.
D. có nguồn dầu mỏ phong phú.
Câu 16. Điểm giống nhau về mặt xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là
A. có thế mạnh về nông, lâm, thủy sản.
B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hồi.
C. có nền kinh tế phát triển mạnh.
D. có trữ lượng dầu mỏ lớn.
Câu 17. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị: %)
Nhóm tuổi
0 – 14
15 – 64
65 trở lên
Đang phát triển
32
63
5
Phát triển
17
68
15
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước?
A. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số trẻ.
B. Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số già.
C. Nhóm nước phát triển, tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 cao, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi thấp.
D. Nhóm nước đang phát triển, tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 cao, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi thấp.
Câu 18. Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên thế giới?
A. Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu thô khai thác lớn nhất.
B. Bắc Mĩ là khu vực tiêu thụ nhiều dầu mỏ nhất.
C. Trung Á là khu vực có sự chênh lệch giữa dầu thô khai thác và tiêu dùng nhỏ nhất.
D. Chênh lệch giữa dầu thô khai thác và tiêu dùng của Trung Á lớn hơn Đông Âu.
Câu 19. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị: %)
Nhóm tuổi
0 – 14
15 – 64
65 trở lên
Đang phát triển
32
63
5
Phát triển
17
68
15
Để thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển, giai đoạn 2000 – 2005, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột chồng .
B. Miền.
C. Tròn.
D. Đường.
Câu 20. Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU PHI, GIAI ĐOẠN 1985 – 2004 (Đơn vị: %)
Năm
Quốc gia
1985
1990
Xem Thêm : Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020 – 2021 sở GD&ĐT Kiên Giang
1995
2000
2004
Nam Phi
-1,2
-0,3
3,1
3,5
3,7
Để thể hiện tốc độ tăng GDP của một số nước châu Phi, giai đoạn 1985-2004, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột .
B. Miền.
C. Tròn.
D. Đường.
B. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1. Nêu các biểu hiện của toàn cầu hóa? Theo em toàn cầu hóa mang đến cho Việt Nam những cơ hội gì? (3,0 điểm)
Câu 2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của Châu Phi? Châu Phi cần có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn về mặt tự nhiên? (2,0 điểm)
A. Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trả lời
D
A
C
B
A
B
C
D
B
A
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Trả lời
D
B
C
A
B
B
D
D
C
A
B. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Nêu các biểu hiện của toàn cầu hóa:
– Thương mại thế giới phát triển mạnh.(0,25đ)
– Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. (0,25đ)
– Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.(0,25đ)
– Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. (0,25đ)
b. Toàn cầu hóa mang đến cho Việt Nam:
– Cơ hội:
+ Tự do hoá thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.(0,25đ)
+ Có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.(0,25đ)
+ Đón đầu và áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.(0,25đ)
+ Tạo điều kiện để đa phương hóa quan hệ quốc tế.(0,25đ)
– Thách thức:
– Cạnh tranh kinh tế phải làm chủ các ngành kinh tế mũi nhọn trong khi điều kiện nhân lực, CSVC, KT hạn chế…(0,25đ)
– Sự áp đặt lối sống, văn hoá của các siêu cường; xói mòn giá trị đạo đức, khó khăn trong giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp (0,25đ).
– Áp lực nặng nề về tự nhiên, suy thoái môi trường( 0,25đ).
– Chuyển giao công nghệ lỗi thời gây ô nhiễm MT (0,25đ).
Xem Thêm : Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Toán lớp 12 năm 2011
Câu 2 (2,0 điểm)
* Thuận lợi:
– Khoáng sản giàu có và đa dạng: kim loại đen, kim loại màu, nhiên liệu à phát triển CN (0,25đ).
* Khó khăn:
– Khí hậu khô nóng: thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất (0,25đ).
– Diện tích hoang mạc, bán hoang mạc và xa van lớn: khó khăn cho phát triển NN (0,25đ).
– Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức, làm hoang mạc hóa đất đai (0,25đ).
– Tài nguyên khoáng sản bị khai thác mạnh, có nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm môi trường (0,25đ).
b. Châu Phi cần có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn về mặt tự nhiên?
+ Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí (0,5đ).
+ Tăng cường các biện pháp thủy lợi để hạn chế sự khô hạn (0,5đ).
Sự tương phản về trình độ phát triển kt-xh…
– Biết được cơ cấu GDP theo khu vực kt của 2 nhóm nước.
– Biết được 1 số nước NICs.
– Tác động của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại.
03câu, 0,75 điểm
02 câu = 0,5 điểm
01 câu = 0,25 điểm
Xu hướng TCH-KVH
– Biết các tổ chức liên kết KT khu vực Việt Nam tham gia
Biết được biểu hiện của TCH
-Hiểu được xu hướng toàn cầu hóa.
Cơ hội và thách thức của TCH đối với Việt Nam
02TN,01TL, 3,5 điểm
01 câu = 0,25 điểm
1,0 điểm
01 câu = 0,25 điểm
2,0 điểm
Một số vấn đề mang tính toàn cầu
– Biết các kiến thức cơ bản về bùng nổ dân số và môi trường
-Nắm được hậu quả của bùng nổ dân số
Nhận xét BSL về cơ cấu dân số
Nhận dạng biểu đồ
05câu TN, 1,25 điểm
02 câu = 0,5 điểm
01 câu = 0,25 điểm
01 câu = 0,25 điểm
01 câu = 0,25 điểm
Một số vấn đề của châu lục và khu vực
– Biết được cảnh quan của châu Phi.
– Một số vẫn đề về kinh tế Mĩ la tinh.
– Biết tôn giáo chính của khu vực Tây Nam Á
– Hiểu được nguyên nhân hoang mạc hóa ở châu Phi.
– Hiểu được một số vẫn đề về kinh tế Mĩ la tinh.
– Hiểu được một số vẫn đề về kt-xh Trung Á
– Thuận lợi và khó khăn của ĐKTN châu Phi đối với phát triển kinh tế.
– So sánh một số đặc điểm của khu vực Trung Á và Tây Nam Á.
– Nhận xét biểu đồ.
Giải pháp để khắc phục khó khăn của tự nhiên
Nhận dạng biểu đồ
10TN,01TL, 4,5 điểm
03 câu = 0,75 điểm
03 câu = 0,75 điểm
1,0 điểm
03 câu = 0,75 điểm
1,0 điểm
01 câu=0,25 điểm
TSĐ:10,0đ
TL: 100%
3,0 điểm = 35%TSĐ
2,5 điểm = 25%TSĐ
4,0 điểm = 40 %TSĐ
0,5đ=5%TSĐ
……………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Địa lí 11
TN làm sai nhiều
Nguồn: https://quatangtiny.com
Danh mục: Các Lớp Học