Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2019 – 2020, Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo Bộ đề thi học kì 2 lớp 12 môn Hóa học năm học 2019 – 2020 có đáp án
Kỳ thi học kì 2 lớp 12 đang đến rất gần, để hỗ trợ các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi sắp tới. Tài Liệu Học Thi xin gửi đến các bạn Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2019 – 2020
Tài liệu này sẽ giúp các bạn thêm phần tự tin trước kì kiểm tra và giúp cho các bạn củng cố kiến thức đã học để đạt được điểm cao hơn nhé. Mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo để ôn tập và phục vụ công tác ra đề thi.
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2019 – 2020
SỞ GD&DT TRƯỜNG THPT |
ĐỀ KIỂM TRA HK II (2019 – 2020) MÔN HÓA HỌC – KHỐI 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1: cho 3,42 gam nhôm sunfat tác dụng với 25ml dung dịch KOH thu được 0,78 gam kết tủa. nồng độ mol/l của dung dịch KOH là
A. 2,8M B. 1M C. 1,2M D. 1,4M
Câu 2: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 đ, NH4NO3, CuBr2. số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 3: nhôm không tan trong các chất nào sau đây
A. NH3 B. HCl C. H2SO4 D. HNO3
Câu 4: Hãy chọn phương pháp đúng để điều chế kim loại Ca
A. Điện phân nóng chảy CaCl2
B. Khử CaO bằng H2 ở nhiệt độ cao
C. Nhiệt phân CaCO3 ở nhiệt độ cao
D. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn
Câu 5: Dãy các chất tác dụng với HCl là
A. Mg3(PO4)2, ZnS, Ag, Na2SO3, CuS
B. Mg3(PO4)2, ZnS, Na2SO3
C. Mg3(PO4)2, ZnS, CuS, NaHSO4
D. Mg3(PO4)2, NaHSO4, Na2SO3
Câu 6: Chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước cứng vĩnh cửu
A. NaCl B. Na2CO3 C. H2SO4 D. HCl
Câu 7: hòa tan 8,1 gam kim loại X bằng dung dịch HNO3 loãng, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO. Kim loại X là
A. Fe B. Ca C. Mg D. Al
Câu 8: Cho 4,48 lít CO2 hấp thụ hết vào 500ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M thu được m gam kết tủa. giá trị của m là
A. 9,85 B. 15,2 C. 19,7 D. 20,4
Câu 9: Hòa tan hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí. Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối
A. 12,78 B. 16,5 C. 10,33 D. 10,9
Câu 10: Cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Na2S và AgNO3
B. NaHSO4 và BaCl2
C. NaHCO3 và CaCl2
D. AlCl3 và NH3
Câu 11: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 12: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag.
Câu 13: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là:
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 14: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,16. B. 5,04. C. 4,32. D. 2,88.
Câu 15: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Fe, Ni, Sn. B. Al, Fe, CuO.
C. Zn, Cu, Mg. D. Hg, Na, Ca
Câu 16: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,44. B. 47,4. C. 30,18. D. 12,96
Câu 17: Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá – khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:
A. Zn, Ag+ B. Ag, Cu2+.
C. Ag, Fe3+. D. Zn, Cu2+.
Câu 18: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dd Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36.
Câu 20: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 21: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.
B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.
C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.
D. 0,12 mol FeSO4.
Câu 22: Nung 96,6g hỗn hợp gồm Al và một oxit Fe đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn, cho chất rắn đó tác dụng với NaOH dư thu được 6,72l khí. Mặt khác, nếu hòa tan chất rắn đó bằng dung dịch HCl dư thì thu được 26,88l khí. Công thức của oxit sắt là.
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Chưa xác định
Câu 23: Trộn 6,48g Al với 16g Fe2O3, thực hiện phản ứng nhiệt nhôm sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 1,344l H2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.
A. 100% B.85% C. 80% D. 75%
Câu 24: Một hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 có khối lượng 26,8g. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Chia A làm 2 phần bằng nhau.
– 1/2A tác dụng với NaOH tạo ra khí.
– 1/2A còn lại tác dụng với HCl dư thu được 5,6l khí H2
Tính khối lượng của Al và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu.
A. 5,4g và 11,4g. B. 10,8g và 16g
C. 2,7g và 14,1g D. 7,1g và 9,7g
………………………..
Các bạn có thể tham khảo thêm một số đề khác tại file dưới đây!