Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm học 2019 – 2020, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm học 2019 – 2020 được
Kỳ thi học kì 2 đang đến gần, nhằm giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập và tham khảo, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm học 2019 – 2020.
Bộ tài liệu bao gồm tổng hợp các đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn thi học kì 2 tốt hơn.
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm học 2019 – 2020
SỞ GD&ĐT ……….. TRƯỜNG THPT……………. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: HÓA HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. Trắc nghiệm(7đ)
Câu 1: Đun nóng từ từ hỗn hợp etanol và propan-2-ol với H2SO4 đặc có thể thu được tối đa số sản phẩm hữu cơ là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 2: Muốn trung hòa 6,72 gam một axit hữu cơ A cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. A là
A. CH3COOH. B. CH3CH2COOH.
C. HCOOH. D. CH2=CHCOOH.
Câu 3: Số lượng đồng phân ứng với ancol C4H10O là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 4: Có thể phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa: HCOOH ; CH3COOH với hóa chất nào dưới đây ?
A. dd AgNO3/NH3. B. NaOH. C. Na. D. quỳ tím
Câu 5. CTCT của propan là :
A . CH4 B. C3H6 C. C3H8 D. C3H4
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp hai anken là đồng đẳng liên tiếp nhau thu được m gam H2O và (m + 39) gam CO2. Hai anken đó là:
A. C6H12 và C5H10 B. C2H4 và C3H6
C. C4H8 và C5H10 D. C4H8 và C3H6
Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng) :
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. CH3COOH, CH3OH. B. C2H4,CH3COOH.
C. C2H5OH, CH3COOH. D. CH3COOH, C2H5OH.
Câu 8: Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic ?
A. CH2=CH2+ H2O (to, xúc tác HgSO4).
B. CH2=CH2 + O2 (to, xúc tác).
C. CH3COOCH=CH2 + dung dịch NaOH (to).
D. CH3CH2OH + CuO (t0).
Câu 9: Cho các chất : CaC2 (I), CH3CHO (II), CH3COOH (III), C2H2 (IV). Sơ đồ chuyển hóa đúng để điều chế axit axetic là
A. I IV II III. B. IV I II III.
C. I II IV III. D. II I IV III.
Câu 10: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng liên tiếp. Cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với CuO đun nóng được hỗn hợp Y gồm 2 anđehit. Cho Y tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3 được 86,4 gam Ag. X gồm
A. CH3OH và C2H5OH. B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C2H5OH và C3H7OH. D. C3H5OH và C4H7OH.
Câu 11: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?
A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6.
Câu 12: Công thức tổng quát của anđehit đơn chức, mạch hở có 1 liên kết đôi C=C là:
A. CnH2n+1CHO. B. CnH2nCHO.
C. CnH2n-1CHO. D. CnH2n-3CHO.
Câu 13: Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?
A. CH3CHO; C2H5OH ; CH3COOH.
B. CH3CHO ;CH3COOH ; C2H5OH.
C. C2H5OH ; CH3COOH ; CH3CHO.
D. CH3COOH ; C2H5OH ; CH3CHO.
Câu 14: Một hợp chất hữu cơ A có M = 74. Đốt cháy A bằng oxi thu được khí CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A?
A. 4. B. 2. C. 3. D. A.1.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của A là công thức nào sau đây ?
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C3H5OH
Câu 16: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
A. 43,2 gam. B. 10,8 gam. C. 64,8 gam. D. 21,6 gam.
Câu 17: Cho các chất sau Na, CuO, Na2CO3, dd Br2 , Al(OH)3, CH3OH, AgNO3/ NH3, Fe3O4. Số chất tác dụng với axit axetic là:
A. 7 B. 4 C. 5 D.6
Câu 18: Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 19: Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?
A. dd Br2. B. không khí H2 ,Ni,to.
C. dd KMnO4. D. dd NaOH.
Câu 20: Pha a gam ancol etylic (d = 0,8 g/ml) vào nước được 80 ml ancol 25o. Giá trị a là
A. 16. B. 25,6. C. 32 D. 40.
Câu 21. Để phân biệt 3 chất lỏng riêng biệt: axit fomic, axit axetic, glixrol mà chỉ được chọn một thuốc thử, thì ta chọn thuốc thử nào sau đây?
A. Cu(OH)2 B. NaOH C. Na D. AgNO3/NH3 E. Cả A, D đều đúng
Câu 22. Chia m gam ancol no đơn chức thành 2 phần bằng nhau
– Phần 1: cho tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít H2 (đktc).
– Phần 2: đem đốt cháy hoàn toàn thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của ancol là:
A. CH3OH. B. C3H7OH. C. C4H9OH. D. C2H5OH.
Câu 23. Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm C4H6, C6H6, C3H6, C2H6 thu được 3,36 lít CO2.Nếu hyđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp trên rồi đốt hết, cho sản phẩm vào dd nước vôi trong dư sẽ thu kết tủa có khối lượng là:
A. 20g B. 15g C. 12g D. không tính được
Câu 24 . Trong các hiđrocacbon sau, chất không làm mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường là
A. stiren B. benzen C. etilen D. propin
Câu 25: Cho canxi cacbua kĩ thuật (chỉ chứa 80% CaC2 nguyên chất) vào nước dư, thì thu được 3,36 lít khí (đktc). Khối lượng canxi cacbua kĩ thuật đã dùng là
A. 9,6 gam. B. 4,8 gam C. 4,6 gam. D. 12 gam
Câu 26: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Cả ancol và phenol đều tác dụng được với NaOH
B. Cả ancol và phenol đều tác dụng được với Na
C. Chỉ ancol phản ứng được với NaOH, còn phenol thì không
D. Chỉ phenol phản ứng với Na, còn ancol thì không
Câu 27: Glyxerol phản ứng với dãy chất nào sau đây:
A. NaOH/t0, Na, H2SO4 B. AgNO3/NH3, HCl/t0, Na
C. Cu(OH)2, K, HBr/t0 D. Ca(OH)2, C2H5OH, C6H5NO2
Câu 28: Nhận xét nào không đúng?
A. Phenol có tính axit yếu hơn H2CO3
B. Phenol làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ
C. Nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử phenol dễ bị thế hơn trong phân tử hidrocacbon thơm
D. Phenol phản ứng với dung dịch Br2 tạo kết tủa màu trắng
II. Tự luận (3đ)
Câu 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau :
1. CH3CH2 + Cl2 → ……………………………………………………………
2. CH2=CH-CH=CH2 + Br2 → ………………………………………….
3. CH≡C-CH3 + Br2 dư → ……………………………………………………
4. C6H6 + Cl2 → ………………………………………………………………
5. CH3CH2OH + Na → ………………………………………………………..
6. C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → ……………………………………………………
Câu 2. Nhận biết các chất sau : etanol, etanal, etanoic, metanoic.
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết