Các dạng bài tập tiếng Việt cần thiết ôn thi viên chức giáo viên, Các dạng bài tập tiếng Việt cần thiết ôn thi viên chức giáo viên là tài liệu vô cùng hữu ích mà
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Các dạng bài tập tiếng Việt cần thiết ôn thi viên chức giáo viên được chúng tôi đăng tải trong bài viết dưới đây.
Các dạng bài tập tiếng Việt cần thiết ôn thi viên chức giáo viên là tài liệu vô cùng hữu ích gồm 32 trang tổng hợp các dạng bài tập tiếng Việt cần thiết để thi viên chức giáo viên Tiểu học. Nội dung chi tiết, mời quý thầy cô và các bạn đọc cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
Các dạng bài tập tiếng Việt cần thiết ôn thi viên chức giáo viên
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ
I) Bài tập về phân loại từ đơn, từ ghép ( phân loại, tổng hợp), từ láy gồm các dạng sau:
Dạng 1: Cho sẵn từ rời, yêu cầu xếp loại
Ví dụ: Hãy xếp các từ: thật thà, bạn bè, hư hỏng, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn vào ba nhóm: từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy.
Dạng 2: Cho sẵn một đoạn, môt câu, yêu cầu tìm một hoặc một số kiểu từ theo cấu tạo có trong đoạn, câu đó.
Ví dụ:
Tìm các từ láy có trong ba câu sau:
Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Cách làm: Với những bài tập dạng này, trước khi vào phân loại từ theo cấu tạo, ta phải vạch được đúng ranh giới từ.
Dạng 3: Cho sẵn một tiếng, yêu cầu tìm từ có tiếng đó theo những kiểu cấu tạo khác nhau.
Ví dụ:
– Tìm những tiếng có thể kết hợp với sáng để tạo thành từ ghép( tổng hợp, phân loại), từ láy.
Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
Các từ ghép Các từ láy
mềm……………. mềm…………….
khỏe…………… khỏe……………..
lạnh……………… lạnh……………
vui…………….. vui…………….
xanh…………… xanh………….
– Tìm các từ sao cho có tiếng “mờ” sao cho tạo thành được nhiều kiểu cấu tạo nhất.
* Để làm được dạng bài tập này, ta phải nắm được bảng phân loại từ theo kiểu cấu tạo như sau:
Từ đó ta tìm được các từ: (1) mờ, (2) mờ sáng, mờ mắt, (3) phai mờ, mờ nhạt, (4) mờ mịt, (5) lờ mờ, (7) mờ mờ, (8) lờ tờ mờ, (9) mập mà mập mờ.
II. Bài tập:
Bài 1: Cho các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, đánh đập, mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mơ màng, mơ mộng, hư hỏng, thật thà, bạn bè, san sẻ, bạn đọc, vắng lặng.
Hãy xếp các từ trên vào ba nhóm: Từ ghép phân loại; Từ ghép tổng hợp; Từ láy.
Bài 2( Bài 1 đề 26- tr 85- 35 đề TH ):
Đáp án:
TGPL | TGTH | TL |
bầu trời, giật mình, nhắm nghiền | kêu khóc, cảnh vật, thảm thương, ruộng đất, nứt nẻ, khô cằn | lơ lửng, thăm thẳm, la liệt |
Bài 3 (bài 1- đề 31- tr 100- 35 đề TH ):
Đáp án:
TGPL | TGTH | TL |
hơi ấm, làn hương, bàn tay, làn da, mùa đông | lan tỏa, dấu tích, khô cằn, giá lạnh | nồng nàn, ngọt ngào, mơn man, mềm mại, vuốt ve. |
Bài 4: Ghép các tiếng ở mỗi dòng sau để tạo nên những từ ghép có nghĩa tổng hợp thường dùng:
a) quần, áo, khăn, mũ
b) gian, ác, hiểm, độc
c) yêu, thương, quý, mến, kính
Bài 5: Tìm 5 từ ghép có tiếng anh,5 từ ghép có tiếng hùng theo nghĩa của từng tiếng trong từ anh hùng.
Đáp án:
– 5 từ ghép có tiếng anh: anh dũng, anh hào, anh minh, anh tài, tinh anh
– 5 từ ghép có tiếng hùng: hùng cường, hùng khí, hùng tráng, hùng vĩ, oai hùng
Bài 6: Hãy tìm :
a) 5 từ ghép tổng hợp thuộc loại danh từ, VD: quần áo,…
b) 5 từ ghép tổng hợp thuộc loại động từ, VD: ăn uống,…
c) 5 từ ghép tổng hợp thuộc loại tính từ, VD: tốt xấu,…
Đáp án: a) giày dép, bàn ghế, trường lớp, ngày đêm, hoa quả
b) đi đứng, học hỏi, múa hát, học tập, học hành
c) nhỏ bé, cao lớn, tươi tốt, xinh đẹp, xanh xám
Bài 7: Tại sao có thể nói: một con thuyền, một quyển sách mà không thể nói một con thuyển bè, một quyển sách vở?
Đáp án:
a) thuyền: từ đơn, chỉ một sự vật cụ thể dùng làm phương tiện giao thông trên mặt nước. Vì là từ chỉ một sự vật cụ thể nên nó có thể đứng sau các từ chỉ số lượng: một, hai, ba…..Do đó có thể nói một con thuyền.
– thuyền bè: từ ghép có nghĩa tổng hợp, không chỉ một sự vật cụ thể, mà chỉ chung các loại thuyền. Vì không chỉ một sự vật cụ thể, nên nó thường không đứng sau các từ chỉ số lượng. Do đó, không thể nói một con thuyền bè.
…………..
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ TỪ LOẠI
I) Bài tập về từ loại gồm các dạng sau:
Dạng 1: Cho từ rời, yêu cầu xác định từ loại, tiểu loại.
VD: Yêu cầu xác định từ loại của các từ như: cân, hay, kén, bò, sơn…
Để giải những bài tập dạng này, ta cần nghĩ ra tất cả các hoàn cảnh có thể, thử đặt câu với những từ đã cho để không bỏ sót các khả năng mang các từ loại khác nhau của từ được xét.
Trong VD trên:
– cân có thể là:
+ Danh từ: Tôi mới mua một cái cân.
+ Động từ: Bác cân hộ tôi với!
+ Tính từ: Bức tranh đặt rất cân.
– hay có thể là:
+ Động từ: Có học mới hay, có cày mới biết.
+ Tính từ: Hoa hát rất hay.
– kén có thể là:
+ Danh từ: Những kén tằm vàng óng.
+ Động từ: Công chúa đang kén chồng.
+ Tính từ: Bé Hồng rất kén ăn.
– bò có thể là:
+ Danh từ: Con bò đang ăn cỏ.
+ Động từ: Em bé đang học bò.
– sơn có thể là:
+ Danh từ: Màu sơn này rất đẹp.
+ Động từ: Bố em đang sơn nhà.
Dạng 2: Cho từ trong câu, đoạn, yêu cầu xác định từ loại
Để làm được những bài tập này, chúng ta phải tách đúng ranh giới từ trong câu.
Dạng 3: Bài tập yêu cầu sử dụng từ theo từng lớp từ loại
Dạng 4: Bài tập chữa lỗi dùng sai từ loại
VD 1: Hãy tìm từ dùng sai trong câu sau: Em thân thương bạn Linh.
Từ dùng sai là danh từ, động từ hay tính từ? Hãy đặt một câu với từ đó.
Gợi ý: Câu sai trong lỗi dùng từ vì đã dùng tính từ thân thương như một động từ.
VD 2: Tìm chỗ sai trong câu sau và chữa lại cho đúng:
a) Bạn Vân đang nấu cơm nước.
b) Bác nông dân đang cày ruộng nương.
c) Mẹ cháu vừa đi chợ búa.
d) Em có một người bạn bè rất thân.
Gợi ý: – Câu a, b ,c sai vì đã sử dụng những danh từ tổng hợp kết hợp với một động từ cụ thể. ( Các danh từ tổng hợp không kết hợp được với động từ cụ thể).
– Câu d sai vì danh từ tổng hợp bạn bè không kết hợp được với danh từ chỉ người.
II. Bài tập:
Bài 1: Từ người lớn có thể mang những nghĩa gì? Hãy đặt hai câu để từ người lớn có hai nghĩa và là hai từ loại khác nhau.
Gợi ý: Từ người lớn có thể mang nghĩa:
– Người đã ở độ tuổi trưởng thành ( Danh từ)
Câu: Nhà toàn người lớn, không có trẻ em
– Chỉ tính cách của một người còn nhỏ tuổi. ( Tính từ)
Câu: Bé nói năng rất người lớn.
Bài 2: Nêu nghĩa của mỗi từ cân trong câu sau và nói rõ nó là danh từ, động từ hay tính từ.
Cái cân này cân không đúng vì để không cân.
Gợi ý: cân (1): Dụng cụ để đo khối lượng. ( Danh từ)
cân (2): Hoạt động đo khối lượng của một vật.( Động từ)
cân (3): Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch.
Bài 3: Đặt các câu có từ bó:
a) Câu có từ bó là danh từ.
b) Câu có từ bó là danh từ.
Gợi ý: a) Những bó hoa huệ trắng muốt.
b) Mẹ đang bó rau.
Bài 4: Đặt câu có từ kỉ niệm là danh từ, một câu có từ kỉ niệm là động từ.
Gợi ý: – kỉ niệm là danh từ: chỉ những gì người ta còn nhớ về nhau hoặc những gì người ta nhớ về nhau khi xa nhau.
Câu: Những kỉ niệm thời thơ ấu không bao giờ em quên.
– kỉ niệm là động từ: chỉ một việc làm ( đồng nghĩa với tặng).
Câu: Tớ kỉ niệm bạn chiếc bút máy.
Bài 5: Đặt ba câu với các từ hay đồng âm sao cho có một câu có từ hay là động từ, một câu có từ hay là tính từ, một câu có từ hay là quan hệ từ.
Gợi ý: hay là biết, hiểu biết( động từ), hay là tốt, giỏi( tính từ), hay có nghĩa như hoặc( quan hệ từ).
Ví dụ: Có học mới hay, có cày mới biết.
Quyển truyện này đọc rất hay.
Chiều nay học toán hay Tiếng Việt?
Bài 6 ( Bài 3- đề 18tr 53- 35 đề lớp 5)
Gợi ý: a) con là danh từ: Con tôi ngoan quá!
– con là tính từ: Bạn ấy có dáng người nhỏ con.
– con là đại từ: Mẹ ơi, hôm nay con được điểm mười môn toán đấy!
b) nhỏ là tính từ: Đôi giày này nhỏ quá!
nhỏ là động từ: Con nhớ nhỏ thuốc nhé!
Bài 7: Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :
Anh ấy đang suy nghĩ.
Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.
Anh ấy sẽ kết luận sau.
Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.
Anh ấy ước mơ nhiều điều.
Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.
Đáp án : Ý 1, 3, 5 là ĐT ; Ý 2, 4, 6 là DT.
Bài 8 ( Bài 2- đề 18tr 53- 35 đề lớp 5)
Bài 9 ( Bài 1- đề 19tr 56- 35 đề lớp 5)
Bài 10 ( Bài 2- đề 20tr 59- 35 đề lớp 5)
Bài 11 ( Bài 1- đề 32tr 98- 35 đề lớp 5)
Bài 12: Xác định từ loại của những từ sau :
Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu.
Đáp án:
-DT: niềm vui, tình thương.
– ĐT : vui chơi, yêu thương.
– TT : vui tươi, đáng yêu.
Bài 13: Xác định từ loại của những từ sau :
Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn , vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn.
Đáp án :
– DT : sách vở, kỉ niệm, sự nghi ngờ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, nỗi buồn.
– ĐT : kiên nhẫn, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, suy nghĩ,.
– TT : thân thương, trìu mến.
Bài 14: ( Bài 4- đề 3 tr 10- 25 đề kiểm tra HSG)
Đáp án: – DT: bình minh, bình nguyên
– ĐT: bình phục, bình bầu, bình phẩm
TT: bình lặng , bình tâm, bình dị
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết