
Khi xăng trong bình đã cạn, xe có hiện tượng giật cục và chết máy, chỉ bằng một vài mẹo nhỏ, bạn có thể vẫn đi được vài km nữa để đến được trạm xăng.
Mẹo mở cửa ô tô khi quên chìa khóa trong xe
Mẹo bỏ túi cho phái đẹp lái xe du xuân an toàn
Mẹo hay giúp ô tô tiết kiệm xăng tối đa
Chắc hẳn hầu hết trong chúng ta đã từng gặp cảnh đang đi trên đường xe máy bống hết xăng và phải dắt bộ. Nếu luôn dự tính trước và biết một vài mẹo xử lý dưới đây, bạn sẽ không còn phải đối mặt với tình huống “vã mồ hôi” như thế nữa.
Xe máy thường có bình xăng với dung tích nhỏ, và nhiều mẫu thậm chí còn không có đồng hồ báo xăng. Chính vì vậy, nếu không tính trước, nhiều người sẽ lâm vào cảnh hết xăng giữa đường.
Cách tốt nhất là hãy dành thời gian xem xét lộ trình để có thể nắm được vị trí của các trạm bơm nhiên liệu, đồng thời tính được trước xem đoạn nào có khả năng hết xăng cao. Sau đó, hãy mua vài chai nước nhỏ với nắp chắc chắn, uống hết, đổ đầy chúng bằng xăng và mang theo. Nếu bị hết xăng giữa đường, bạn có thể lấy nhiên liệu từ những chai này để đi thêm được một đoạn dài, nhưng hãy nhớ vứt chúng đi sau khi tiếp xăng.
Cách thứ 2 là đổ thật đầy bình. Nhiều xe có bình xăng với hình dáng khá đặc biệt. Khi tiếp nhiên liệu, hãy đổ đầy bình sau đó đợi 30 giây. Bạn sẽ thấy lượng xăng bắt đầu giảm xuống do không khí bắt đầu bị đẩy ra ngoài. Đổ thêm xăng cho đến khi chạm miệng bình một lần nữa và bạn sẽ có một bình xăng đầy hoàn toàn.
Trong trường hợp kim xăng đã báo hết, xe bắt đầu có hiện tượng giật cục hãy lái xe một cách tiết kiệm nhất. Hãy đóng le gió, di chuyển với tốc độ vừa phải, tránh thốc ga và phanh gấp liên tục, đồng thời giữ cho số vòng tua máy nhỏ nhất có thể.
Bạn cũng nên nhớ rằng, có thể một lượng nhỏ xăng sẽ còn kẹt trong các ngóc ngách của bình. Việc bạn cần làm bây giờ là dựng chân chống và nghiêng chiếc xe theo mọi hướng có thể. Sau một lúc, hãy thử nổ máy. Nếu xe có thể đề được, hãy lái xe một cách tiết kiệm nhất và hy vọng rằng có thể tiến được tới trạm dừng nhiên liệu tiếp theo.
Đi đường dài, chuẩn bị xăng dự phòng hay dụng cụ hút xăng không phải là thừa
Ngoài ra, hãy chuẩn bị thêm một ống nhựa nhỏ trong suốt trong cốp xe, với độ dài khoảng hơn 1m và cuộn gọn lại. Bạn sẽ cần nó để hút nhiên liệu từ xe khác. Đi đường dài mà hết xăng là lúc bạn lôi ống nhựa đã chuẩn bị trước ra. Hãy vẫy một người đi xe máy khác trên đường và xin họ một ít xăng.
Dựng chiếc xe cho xăng ở vị trí cao hơn xe bạn, sau đó mở nắp bình xăng ở cả hai xe, cắm một đầu ống vào xe cho xăng rồi dùng miệng hút ở đầu còn lại. Hãy chú ý khi hút, đừng để xăng chảy đến miệng bạn; đây là lý do vì sao bạn cần đến ống trong suốt. Sau đó hãy cắm đầu còn lại vào bình xăng của xe bạn và để xăng chảy vào. Đây là cách “vạn bất đắc dĩ”, tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng bạn đang ở trên con đường vắng và rất xa cây xăng, cách làm này lại là “cứu cánh” cho bạn.
(Theo TTTĐ)
Minh Hữu
19/11/2019 09:05:36
Khi đi một đoạn đường dài, bạn cần nên tham khảo trước đoạn đường đi liệu có nhiều trạm xăng không hay các trạm xăng cách nhau rất xa. Với một xế yêu phân khối lớn như: exciter 150, winner 150, fz150, Sonic, exciter 135 thì nguy cơ hết xăng rất cao vì xe “ăn xăng” và có hiện tượng “uống xăng” khi đi với vận tốc cao. Vì thế, chỉ với một vài mẹo nho nhỏ sau đây, bạn sẽ không phải rơi vào cảnh vật vã với xế yêu và đóng đồ chất trên xe. Bạn có thể đi được vài cây số nữa để đến được trạm xăng hoặc đổ xăng dọc đường.
Xe máy thường có bình xăng thể tích nhỏ và có khi các mẫu xe đời cũ không có đồng hồ báo xăng hoặc kim xăng lâu ngày bị hư mất. Nên vì thế, việc hết xăng không thể lường trước được và có nguy cơ dẫn bộ với đoạn đường nắng cháy da.
Khi xe máy hết xăng cần làm gì?
1. Chai nhựa tiện lợi
Cách tốt nhất là dành một ít thời gian xem xét nơi mình chuẩn bị đi có các trạm xăng nào hay không và xem chúng cách nhau bao nhiêu. Liệu rằng với bình xăng hạn chế của xế yêu có thể đi được đến đâu và đâu là điểm nạp tiếp nhiên liệu mình cần phải đến. Tiếp theo, nhà bạn có các chai nước giải khát nhỏ thì hãy thu gom chúng để dành sử dụng rất có ích sau này. Rửa sạch sẽ và mang đi phơi khô, đổ đầy xăng vào chai (tùy vào bạn cần sử dụng bao nhiêu chai). Mang theo bên mình và khi nào cần sẽ nạp nhiên liệu cho xế yêu. Nên nhớ rằng, vứt ngay vào thùng rác sau khi sử dụng.
2. Đổ xăng đầy bình đúng cách
Bạn vào bình xăng và đổ đầy bình xăng. Nên nhớ rằng nhiều xế yêu có cấu tạo bình xăng khá phức tạp và đặc biệt nên việc đầy cũng chưa hẳn đã đầy. Bạn đợi khoảng 30 giây sau thì xăng trong bình sẽ rút bớt đi và chúng ta làm như thế 2 lần thì bình xăng của bạn sẽ trở nên tối đa và có thể yên tâm không còn chỗ nào trống trong bình xăng của bạn.
3. Phương pháp cầm chừng
Trong trường hợp nếu kim xăng báo đã hết và xe có hiện tượng giật giật, lên ga không chạy được nhanh thì bạn hãy bình tĩnh và cần chạy một cách tiết kiệm nhất có thể. Di chuyển tốc độ vừa phải, không kéo ga phóng nhanh, không thắng liên tục và phải giữ cho vòng tua máy nhỏ nhất để có thể chạy được với đoạn đường dài.
4. Sử dụng xăng còn mắc lại trong bình
Với những bình xăng có thiết kế ảo diệu và thật nhiều ngõ ngách thì việc bạn cần làm là để chóng đứng lên. Nghiêng mọi góc độ để xăng trong các ngỏ ngách đó có thể tới được nơi chúng cần đến thay vì ở yên trong bình xăng. Đề máy thử, nếu nổ là bạn đã thành công và hãy sử dụng phương pháp cầm chừng để chạy xe với lượng xăng tiết kiệm nhất.
5. Chuẩn bị một ống nhựa dẻo
Ống nhựa dẽo có thể là cứu cánh của bạn
Để làm gì? Nhiều bạn thắc mắc mang theo ống nhựa làm gì? Trong khi đang cần xăng? Nhưng, có ống nhựa chúng ta mới có thể hút xăng được. Việc cần làm là chúng ta vẫy một xe khác với gương mặt trìu mến và thật dễ thương để có thể xin được một ít xăng của người đi đường hoặc nếu bạn có đi chung với một người bạn thì có thể hút xăng từ xe người bạn này.
Cách sử dụng khá đơn giản, dựng xe của người kia ở chỗ cao hơn xe bạn và 1 đầu cho vào bình xăng của người kia đầu còn lại bạn dùng miệng hút và bỏ vào bình xăng của bạn. Chờ đến khi nào đủ thì lấy ống ra khỏi bình xăng của người kia và thu dây cẩn thận để xăng còn trong ống có thể chảy hết vào xe của bạn.
Chỉ bằng vài động tác kiểm tra, bạn có thể nhận ra ngay chiếc xe bạn đang đi, hoặc chiếc xe máy cũ bạn đang có ý định mua, chạy có tốn xăng hay không.
by Soomin · 09/05/2014
Từ trước đến nay, với những người dùng thông thường, để tự biết được chiếc xe máy mình đang chạy tiêu thụ nhiên liệu ra sao có một cách truyền thống là đổ xăng vào bình, vận hành, rồi đo thực tế xe chạy hết bao nhiêu km/L xăng. Từ đó mới đưa ra được kết luận là chiếc xe có “ăn” xăng hay không.
Thông thường, một chiếc xe máy số phổ thông, dung tích 100 – 110cc, chạy tiết kiệm xăng nội thành đạt từ 45-50Km/L xăng. Xe tay ga 110 – 125cc chạy tiết kiệm xăng nội thành đạt từ 35-37Km/L xăng. Vượt qua nhưng con số nói trên được cho là xe “ăn” xăng.
Xe tay ga 110 – 125cc chạy tiết kiệm xăng nội thành đạt từ 35-37Km/L xăng
Có một vài mẹo nhỏ mà bạn không cần phải đo đạc, chỉ cần quan sát, test rất nhanh là có thể biết chiếc xe máy đó có đang “ngốn” xăng hay không.
1. Vận hành
Xe máy ăn xăng có thể nhận biết được khi khởi động. Khởi động khó nổ máy hoặc phải nhấn nút đề lâu hơn. Lúc vận hành trên đường, người lái thường xuyên phải kéo ga nhiều, kèm theo cổ tay mỏi dù chỉ lái xe trên quãng đường ngắn.
Có tiếng nổ bất thường khi giảm tốc độ. Có khi chỉ là tiếng lụp bụp nhỏ nhưng cũng khi có tiếng nổ lớn như pháo. Xe yếu, tăng tốc chậm hoặc có tiếng động bất thường. Xe hay chết máy, không khởi động lại được.
2. Quan sát bu-gi
Tháo bugi có màu đen ở chân chấu hoặc bị ướt. Đó là khi hòa khí xăng/gió không đúng tỉ lệ, thừa xăng hay thiếu xăng đều để lại những dấu hiệu quan sát được dễ dàng trên chấu bu-gi. Việc mở bu-gi ra xem xét để biết xe chạy có tiết kiệm xăng không cũng nhanh gọn, dễ dàng với phần lớn xe máy, thậm chí phụ nữ được hướng dẫn sơ qua cũng có thể mở được.
Xe “ăn” xăng cũng là chiếc xe thường xuyên phải thay bu-gi “vặt”.
3. Quan sát khí xả
Những chiếc xe bình thường, khi lái xe rồ mạnh ga quan sát thấy khí thải từ pô ra trong veo, không màu. Ngược lại, chiếc xe đang “ăn” xăng khí thải từ pô ra khói màu đen. Do hòa khí dư xăng mới có khói đen, xe thường xuyên chạy chậm ứ khói trong pô…. khiến xe chạy không thể tiết kiệm xăng.
Với trường hợp rồ mạnh ga mà quan sát thấy khí thải từ pô ra khói màu trắng thì động cơ đã bị hở piston bạc, máy yếu cũng dẫn đến “ăn” xăng.
4. Sờ bình xăng con
Xe chạy tiết kiệm xăng khi sờ vào thân bình xăng con có cảm giác ấm từ ngang với nhiệt độ tay người hoặc ấm hơn chút. Xe chạy không tiết kiệm xăng khi sờ vào thân bình xăng con có cảm giác mát tới lạnh, càng lạnh càng hao xăng.
Bên cạnh đó, khi quan sát thấy bình xăng con “đổ mồ hôi”, nghĩa là thấy hơi nước đọng quanh bình xăng con thì đó cũng là chiếc xe đang gây tốn xăng hơn bình thường.
Theo Auto Daily