Chính tả bài Hai Bà Trưng trang 7, Chính tả bài Hai Bà Trưng trang 7 hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng.
Chính tả bài Hai Bà Trưng trang 7 hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng. Đồng thời, cũng biết cách phân biệt l/n, iêt/iêc.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài tập đọc Hai Bà Trưng, Bộ đội về làng, Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” của tuần 19. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi nhé:
Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 7
Câu 1
Nghe – viết: Hai Bà Trưng (từ Thành trì của giặc … đến hết)
? Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào?
Trả lời:
Nghe – viết: Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
– Chữ Hai và Bà đều được viết hoa để tỏ lòng tôn kính với hai vị anh hùng dân tộc.
Câu 2
Điền vào chỗ trống:
a) l hay n?
– lành …ặn
– nao …úng
– …anh lảnh
b) iêt hay iêc?
– đi biền b…
– thấy tiêng t….
– xanh biêng b….
Trả lời:
a) l hay n?
– lành lặn
– nao núng
– lanh lảnh
b) iêt hay iêc?
– đi biền biệt
– thấy tiêng tiếc
– xanh biêng biếc
Câu 3
Thi tìm nhanh các từ ngữ:
a) – Chứa tiếng bắt đầu bằng l:
– Chứa tiếng bắt đầu bằng n:
b) – Chứ tiếng có vần iêt:
– Chứa tiếng có vần iêc:
M: lạ, lao động
M: nón, nông thôn
M: viết, mải miết
M: việc, xanh biếc
Trả lời:
a) – Chứa tiếng bắt đầu bằng l: lung linh, lớn lao, lạ lùng, lấp lánh, la lối, lạ lẫm,…
– Chứa tiếng bắt đầu bằng n: nôn nóng, nụ hoa, niềm nở, nóng nực, nắng, niềm vui,…
b) – Chứ tiếng có vần iêt: thân thiết, quen biết, thiệt thòi, tha thiết, viết bài, kiệt sức, nhiệt độ,…
– Chứa tiếng có vần iêc: mắt biếc, hối tiếc, chiếc áo, tiệc tùng, liếc mắt, điếc tai,…