Đề cương ôn thi học kì 1 môn Tin học 7 năm 2021 – 2022, Đề cương Tin học lớp 7 học kì 1 năm 2021 – 2022 giới hạn các kiến thức trọng tâm và đề thi minh họa cuối
Đề cương Tin học lớp 7 học kì 1 năm 2021 – 2022 giới hạn các kiến thức trọng tâm và đề thi minh họa cuối kì 1 Tin 7.
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 7 môn Tin cũng là tài liệu cho các thầy cô hướng dẫn ôn tập cuối học kì 1 cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Ngữ văn 7, đề cương thi học kì 1 Địa lí 7, đề cương thi học kì 1 môn GDCD 7, đề cương ôn tập cuối kì 1 môn Toán 7. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề cương Tin học lớp 7 học kì 1, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
I. Kiến thức trọng tâm thi học kì 1 Tin học 7
Chủ đề 1: Khái niệm bảng tính điện tử
– Hiểu khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính trong cuộc sống và học tập.
– Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: dòng, cột, địa chỉ của ô tính.
Chủ đề 2: Làm việc với bảng tính điện tử
– Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm bảng tính.
– Biết nhập dữ liệu, sử dụng lệnh copy dữ liệu.
– Biết định dạng một trang tính: dòng, cột, ô.
– Biết sửa cấu trúc trang bảng tính: chèn, xóa dòng, cột, ô.
– Biết các thao tác: mở tệp bảng tính, đóng tệp, tạo tệp mới, sửa tệp cũ, ghi tệp.
Chủ đề 3: Tính toán trong bảng tính điện tử
– Hiểu cách thực hiện một số phép toán thông dụng
– Biết nhập và sử dụng công thức, hàm trên trang tính.
– Hiểu một số hàm có sẵn để thực hiện phép tính.
– Biết sử dụng lệnh copy công thức.
II. Một số đề thi tham khảo cuối kì 1 Tin 7
Phần 1: Lý thuyết.
Câu 1: Chương trình bảng tính có tính năng đặc biệt là:
A. xử lý những văn bản lớn.
B. chứa nhiều thông tin.
C. chuyên thực hiện các tính toán.
D. chuyên lưu trữ hình ảnh.
Câu 2: Để khởi động chương trình bảng tính excel, ta thực hiện:
A. nháy chuột lên biểu tượng Excel.
B. Nháy chuột phải lên biểu tượng Excel.
C. Nháy đúp chuột lên biểu tượng Excel.
D. nháy đúp chuột phải lên biểu tượng Excel.
Câu 3: Trên trang tính, các chữ số 1,2,3,….được gọi là:
A. tên hàng.
B. tên ô.
C. tên cột.
D. tên khối
Câu 4: Giả sử ta nhập vào hộp tên là A:C. Sau đó nhấn phím Enter. Kết quả sẽ là:
A. Cột A, C được chọn
B. Dòng A, C được chọn
C. Cột A, B, C được chọn
D. Dòng A, B, C được chọn
Câu 5: Trên trang tính, hộp tên hiển thị D6 cho ta biết:
A. địa chỉ của ô tại cột 6 hàng D.
B. địa chỉ của ô tại cột D hàng 6.
C. địa chỉ của ô tại hàng D đến hàng 6.
D. địa chỉ của ô từ cột D đến cột 6.
Câu 6: Khi gõ công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là:
A. Ô đầu tiên tham chiếu tới
B. Dấu ngoặc đơn
C. Dấu nháy
D. Dấu bằng
Câu 7: Giả sử cần tính tổng giá trị trong các ô A3 và D5, sau đó nhân với giá trị trong ô C7. Công thức nào sau đây là đúng?
A. (D5+A3)*C7
B. =(D5+A3)*C7
C. =(A3+D5)C7
D. =(A3+D5)*C7)
Câu 8: Ở một ô tính có công thức sau: =((E5+F7)/C2)*A1 với E5 = 2, F7 = 8, C2 = 2, A1 = 20 thì kết quả trong ô tính đó sẽ là:
A. 10
B. 100
C. 200
D. 120
Câu 9: Sắp xếp theo đúng thứ tự các bước nhập công thức vào ô tính:
1. Nhấn Enter
2. Nhập công thức
3. Gõ dấu =
4. Chọn ô tính
A. 4; 3; 2; 1
B. 1; 3; 2; 4
C. 2; 4; 1; 3
D. 3; 4; 2; 1
Câu 10: Kết quả của hàm sau: =SUM(A1:A3,4), trong đó: A1= 5; A2=39; A3=52
A. 96
B. 89
C. 100
D. Không thực hiện được
Câu 11: Giả sử trong các ô A1, B1, C1 lần lượt chứa các số: 8, 19, 13. Kết quả của hàm =Average(A1,B1,C1,4) sẽ là:
A. 12
B. 5
C. 11
D. 43
Câu 12: Kết quả của hàm sau: =MAX(A1,A5), trong đó: A1=5, A2=8; A3=1; A4=10; A5=2
A. 2
B. 10
C. 5
D. 1
Câu 13: Trong Excel, giả sử một ô tính được nhập nội dung:
=SUM(1,2)+MAX(3,4)+MIN(5,6) Vậy kết quả của ô tính là bao nhiêu sau khi ấn phím Enter?
A. 11
B. 12
C. 13
D. Một kết quả khác
Câu 14: Trên trang tính, muốn thực hiện thao tác điều chỉnh độ rộng của cột khi:
A. cột chứa đủ dữ liệu.
B. cột không chứa hết dữ liệu hoặc dữ liệu quá ít.
C. cột chứa dữ liệu số.
D. cột chứa dữ liệu kí tự.
Câu 15: Trên trang tính, để điều chỉnh độ rộng của cột, trước tiên ta phải:
A. đưa chuột đến đường biên bên dưới của tên cột.
B. đưa chuột đến đường biên bên trái của tên cột.
C. đưa chuột đến đường biên bên phải của tên cột.
D. đưa chuột đến đường biên bên trên của tên cột.
Câu 16: Trên trang tính, để điều chỉnh độ rộng của cột vừa khít với dữ liệu, ta thực hiện:
A. đưa chuột đến đường biên bên dưới của tên cột và nháy đúp chuột.
B. đưa chuột đến đường biên bên phải của tên cột và nháy đúp chuột.
C. đưa chuột đến đường biên bên trái của tên cột và nháy đúp chuột.
D. đưa chuột đến đường biên bên trên của tên cột và nháy đúp chuột.
Câu 17: Trên trang tính, muốn chèn thêm một cột trống trước cột E, ta thực hiện:
A. nháy chuột chọn cột D và chọn lệnh Insert/Cells/Home.
B. nháy chuột chọn cột D và chọn lệnh Delete trong nhóm Cells trên dải lệnh Home.
C. nháy chuột chọn cột E và chọn lệnh Delete trong nhóm Cells trên dải lệnh. Home.
D. nháy chuột chọn cột E và chọn lệnh Insert trong nhóm Cells trên dải lệnh Home.
Câu 18: Trên trang tính, muốn xóa một cột trước cột E, ta thực hiện:
A. nháy chuột chọn cột D và chọn lệnh Insert/Cells/Home.
B. nháy chuột chọn cột D và chọn lệnh Delete trong nhóm Cells trên dải lệnh Home.
C. nháy chuột chọn cột E và chọn lệnh Delete trong nhóm Cells trên dải lệnh. Home.
D. nháy chuột chọn cột E và chọn lệnh Insert trong nhóm Cells trên dải lệnh Home.
Câu 19: Trên trang tính, để sao chép hay di chuyển dữ liệu em sử dụng các lệnh:
A. Copy hoặc Cut và Paste trong nhóm lệnh Clipboard trên dải lệnh Home.
B. Copy hoặc Cut và Paste trong nhóm lệnh Cells trên dải lệnhHome.
C. Copy hoặc Cut và Paste trong nhóm lệnh Clipboard trên dải lệnh Insert.
D. Copy hoặc Cut và Paste trong nhóm lệnh Cells trên dải lệnh Insert.
Câu 20: Trên trang tính, tại ô A1=5;B1=10; tại C1=A1+B1, sao chép công thức tại ô C1 sang ô D1, thì công thức tại ô D1 là:
A. A1+B1
B. B1+C1
C. A1+C1
D. C1+D1
Phần 2: Thực hành
Câu 1: Cho bảng tính:
A |
B |
C |
D |
E |
F |
G |
|
1 |
BẢNG ĐIỂM MÔN TIN HỌC A |
||||||
2 |
STT |
Họ và tên |
THCB |
WORD |
EXCEL |
Tổng điểm |
Trung bình |
3 |
1 |
Nguyễn Hảo Hớn |
10 |
8.5 |
8 |
? |
? |
4 |
2 |
Trần Lạc Gia |
7 |
9 |
8.5 |
? |
? |
5 |
3 |
Lý Nhược Đồng |
9 |
8 |
6.5 |
? |
? |
6 |
4 |
Mai Trúc Lâm |
9 |
8 |
5 |
? |
? |
7 |
5 |
Nguyễn Thị Thúy |
7 |
9 |
10 |
? |
? |
8 |
6 |
Trần Mai Lan |
7 |
6 |
5 |
? |
? |
9 |
7 |
Lý Thanh Thanh |
6.5 |
9.5 |
7 |
? |
? |
10 |
Điểm cao nhất |
? |
? |
? |
|||
11 |
Điểm thấp nhất |
? |
? |
? |
Yêu cầu:
1/ Nhập nội dung bảng tính theo mẫu trên.
2/ Dùng hàm để tính tổng điểm ba môn của mỗi học sinh trong ô F3; tính điểm trung bình của ba môn trong ô G3. Sao chép công thức vào các ô F4 -> F9; G4 -> G9.
3/ Dùng hàm để tìm điểm cao nhất, điểm thấp nhất của từng môn.
4/ Điều chỉnh độ rộng cột sao cho phù hợp; Lưu với tên và đường dẫn sau: D: Họ và tên học sinh – lớp
Câu 2:
a. Tạo bảng tính mới với nội dung sau:
b. Sử dụng hàm hoặc công thức thích hợp để tính Điểm TB cộng vào ô F5 sau đó thực hiện sao chép công thức trong ô F5 xuống các ô F6 ¨ F8
c. Chèn vào trước cột Điểm TB một cột và nhập điểm môn Tin học (điểm nhập tùy ý trong khoảng từ 0 ¨ 10). Kiểm tra lại kết quả ở cột Điểm TB và nếu kết quả chưa đúng hãy điều chỉnh lại công thức hoặc hàm trong các ô G5 ¨ G8 để có kết quả đúng.
d. Lưa bảng tính vừa tạo với tên của em.