Đề thi cao học trường Kinh tế Quốc Dân năm 2011 – Môn kinh tế học, Đề thi cao học trường Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2011 – Môn kinh tế học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC |
ĐỀ THI TUYỂN SINH |
PHẦN I: KINH TẾ VI MÔ
Câu 1. (1,5 điểm): Câu hỏi đúng sai, giải thích và vẽ đồ thị minh hoạ nếu cần thiết.
1.1. Vì tổng lợi ích phụ thuộc vào số lượng hàng hoá tiêu dùng, do đó để tối đa hoá tổng lợi ích, người tiêu dùng phải lựa chọn các hàng hoá giá rẻ để có thể tiêu dùng nhiều nhất.
1.2. Đường tổng chi phí bình quân cho biết hãng nên sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận.
1.3. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có đường cầu thị trường nằm ngang.
Câu 2. (1,5 điểm): Hãy giải thích và vẽ đồ thị minh hoạ các tình huống sau đây:
2.1. Tại sao giá xăng tăng gây ra sự vận động dọc theo đường cung về xe máy?
2.2. Tại sao tăng giá có thể làm cho tổng doanh thu tăng?
2.3. Tại sao hãng cạnh tranh hoàn hảo không đóng cửa sản xuất ngay khi bị thua lỗ?
Câu 3. (2 điểm): Bài tập
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có đường tổng chi phí bình quân là ATC = q + 2 + 100/q, trong đó, giá và chi phí bằng USD, sản lượng tính bằng chiếc.
3.1. Nếu giá thị trường là 50 USD, giá, sản lượng và lợi nhuận của hãng là bao nhiêu?
3.2. Xác định thặng dư sản xuất của hãng. Vẽ đồ thị minh hoạ.
3.3. Xác định điểm hoà vốn của hãng.
3.4. Khi nào hãng phải đóng cửa sản xuất?
PHẦN II: KINH TẾ VĨ MÔ
Câu 4. (1,5 điểm): Hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
4.1. Giả sử thu nhập từ tiền lãi bị đánh thuế 20%. Nếu lãi suất danh nghĩa là 12%, tỷ lệ lạm phát là 8%, thì lãi suất thực tế sau thuế sẽ là 3,2%.
4.2. Có quan điểm cho rằng: hỗ trợ 4% lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn lưu động là một giải pháp quan trọng mà chính phủ đã sử dụng để kích cầu trong năm 2009. Theo quan điểm này, chính sách đó đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm được chi phí và qua đó giảm được giá bán. Kết quả là lượng tiêu dùng tăng và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
4.3. Giả sử cả mức giá chung và tiền lương ở Việt Nam đều tăng gấp đôi. Khi đó, những người lao động có thu nhập cao sẽ không bị tổn thất vì số tiền thuế phải nộp sẽ tăng đúng gấp đôi và do đó lương thực tế sau thuế không thay đổi.
Câu 5. (1,5 điểm): Bài tập
Xét nền kinh tế đóng trong đó các hãng sản xuất sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu tại mức giá cho trước. Dưới đây là thông tin về các thành tố của tổng chi tiêu (đơn vị: tỷ đồng):
Tiêu dùng: C = 28 + 0,8.(Y – T) Chuyển giao thu nhập: Tr = 50
Đầu tư: I = 340 Thuế: Tx = 60 + 0,25Y
Chi tiêu chính phủ: G = 360
Trong đó T là thuế ròng
5.1. Hãy xây dựng hàm tổng chi tiêu.
5.2. Hãy tính mức sản lượng cân bằng.
5.3. Giả sử mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế là 1000 tỷ đồng. Muốn đạt được mức sản lượng tiềm năng (các điều kiện khác không đổi), thì:
a) Chính phủ cần thay đổi chi tiêu bao nhiêu?
b) Chính phủ cần thay đổi thuế tự định bao nhiêu?
c) Chính phủ cần thay đổi thuế suất biên bao nhiêu?
5.4. Hãy sử dụng đồ thị tổng chi tiêu để minh hoạ các tình huống trên (trong cùng một hệ trục toạ độ).
Câu 6. (2 điểm): Xét một nền kinh tế đang lâm vào suy thoái do tổng cầu thấp, có cầu tiền ít co giãn theo lãi suất, đầu tư rất co giản theo lãi suất và xu hướng tiêu dùng cận biên lớn. Giả thiết dân cư lựa chọn giữ tiền mặt bằng 20% so với tiền gửi và các ngân hàng thương mại luôn dự trữ theo đúng quy định bắt buộc. Ban đầu cơ sở tiền là 100.000 tỷ đồng và tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
6.1. Hãy tính số nhân tiền và mức cung tiền ban đầu.
6.2. Muốn tăng cung tiền thêm 80.000 tỷ đồng, ngân hàng trung ương cần quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới là bao nhiêu?
6.3. Bằng lập luận và đồ thị thị trường tiền tệ, đường tổng chi tiêu (AE) và mô hình AS-AD, anh/chị hãy giải thích tác động của chính sách ở trên đến lãi suất, tổng cầu, sản lượng và mức giá trong ngắn hạn.
6.4. Hãy phân biệt hiệu quả của chính sách ở trên nhằm tăng sản lượng.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết