Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 năm học 2016 – 2017, Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 năm học 2016 – 2017. Đây là tài liệu
Đề thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 7
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 năm học 2016 – 2017 là tài liệu tham khảo và ôn thi học kì 2 lớp 7 hữu ích dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi học kì 2. Đề thi được biên soạn bám sát với chương trình học của môn Địa lý lớp 7 sẽ giúp các bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao nhất.
Phòng GD&ĐT Hòn Đất Trường THCS Bình Giang |
KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2016 – 2017 Môn: Địa lí Khối: 7 Thời gian 45 phút (không kể giao đề) |
Câu 1: (3 điểm) Kể tên các cảnh quan chính ở Trung và Nam Mĩ?
Câu 2: (2 điểm) Nêu đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực?
Câu 3: (2 điểm) Vì sao các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?
Câu 4: (3 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Tên nước |
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo khu vực kinh tế (Năm 2000) ĐV: % |
||
Nông nghiệp |
Công nghiệp |
Dịch vụ |
|
Pháp |
3,0 |
26,1 |
70,9 |
a. Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Pháp?
b. Qua biểu đồ đã vẽ nhận xét cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Pháp?
Đáp án đề thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 7
Câu 1 (3 điểm)
Các cảnh quan chính ở Trung và Nam Mĩ:
– Rừng xích đạo xanh quanh năm
– Rừng nhiệt đới
– Rừng thưa và xavan
– Thảo nguyên
– Hoang mạc, bán hoang mạc
– Cảnh quan thiên nhiên thay đổi từ bắc – nam, từ thấp lên cao.
Câu 2: (2 điểm)
Đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực:
– Khí hậu: Khắc nghiệt, giá lạnh quanh năm có băng tuyết bao phủ, có gió bão nhiều nhất thế giới.
– Địa hình là một cao nguyên băng khổng lồ.
Sinh vật:
– Thực vật: không tồn tại.
– Động vật khá phong phú như: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, chim biển, cá voi xanh…
Câu 3 (2 điểm)
* Các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương vì:
– Các đảo và quần đảo có khí hậu nóng ẩm điều hòa.
– Mưa nhiều nên rừng rậm xanh quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo và quần đảo thành “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương.
Câu 4: (3 điểm)
a. Vẽ biểu đồ tròn, bảo đảm tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ
b. Nhận xét:
Trong cơ cấu kinh tế của Pháp:
– Nông nghiệp chiếm tỷ trong thấp.
– Ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao.
=> Pháp là nước phát triển