Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 12 cơ bản dành cho các lớp A (Đề 01) – THPT Chu Văn An (2012 – 2013), Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 12 cơ bản dành cho các lớp
Xem Tắt SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
|
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013
|
ĐỀ THI:
Câu 1 (3 điểm)
Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân mượn câu thơ nào làm đề từ. Anh (chị) hãy chép lại chính xác và nêu ý nghĩa của lời đề từ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Câu 2 (7 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như nguời mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
(Trích Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Câu 1:
Chép lại chính xác và nêu ý nghĩa của lời đề từ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm “Người lái đò sông Đà”
– Vị trí, ý nghĩa lời đề từ: Lời đề từ thường nằm sau nhan đề, là chìa khoá mở cánh cửa vào tác phẩm, hé lộ tư tưởng, chủ đề, cảm hứng chủ đạo.
– Chép chính xác lời đề từ, ghi rõ tên tác giả
– Giải thích ý nghĩa
+ Câu thứ nhất: Đây là câu thơ nổi tiếng của nhà thơ cách mạng Ba Lan mang cấu trúc cảm thán. Câu thơ có thể là câu hát của những người chèo đò, kéo thuyền vượt thác với tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu lao động cũng có thể là sự ngợi ca của chính nhà văn trước tư thế làm chủ thiên nhiên của con người trong cuộc sống mới.
+ Câu thứ hai: Mượn câu thơ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Tuân hé mở cho người đọc vì sao ông có cảm tình với sông Đà: mọi dòng sông đều chảy về hướng đông- Chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc. Câu thơ nói lên sự độc đáo của Đà giang đồng thời hé lộ cá tính nghệ thuật của Nguyễn Tuân- nhà văn của những phong cảnh tuyệt mĩ, cảm giác mãnh liệt.
Câu 2: Cảm nhận về đoạn thơ trong “Đàn ghi ta của Lor-ca” – Thanh Thảo”
Mở bài
– Giới thiệu tác giả, bài thơ:
+ Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại. Những trăn trở, suy tư ấy đã tìm đến sự thể hiện trong những bài thơ thể hiện xu hướng cách tân thơ Việt trong cả nội dung và hình thức biểu đạt.
+ Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca rút trong tập Khối vuông ru- bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo.
– Giới thiệu đoạn trích
Thân bài
Nội dung
– 6 câu đầu: Cái chết bi phẫn, đột ngột của Lor-ca. Qua sự thay đổi đột ngột cấu trúc thơ (câu ngắn chỉ từ một đến hai từ “Tây Ban Nha-hát nghêu ngao-bỗng kinh hoàng”), sự chuyển đổi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng (“áo choàng đỏ gắt”, “áo choàng bê bết đỏ” chi tiết tả thực (Lor-ca bị điệu về bãi bắn…”), nhà thơ gợi sự đột ngột của cái chết đồng thời gợi cả nỗi bàng hoàng, xót thương của dân tộc Tây Ban Nha nói riêng và những dân tộc yêu hoà bình, dân chủ nói chung đối với người nghệ sĩ
– Khi đến với cái chết đột ngột và kinh hoàng, Lor- ca vẫn mang phong thái lãng mạn của người nghệ sĩ, vẫn như đang mộng du với bầu trời, đồng cỏ, dòng sông, với những nẻo đường bát ngát ánh trăng…: “Lor- ca bị điệu về bãi bắn-chàng đi như người mộng du”.
– Vượt lên cái chết vẫn là tình yêu quê hương, tình yêu cuộc sống (tiếng ghi ta nâu- bầu trời cô gái ấy- tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”).
– Nỗi đau đớn, niềm ngưỡng mộ được đẩy lên tới cao độ trong 6 câu thơ tiếp. Nhà thơ gợi lên trường liên tưởng phong phú từ sự điệp lại cụm từ tiếng ghi ta tạo ra một tiết tấu dồn dập, tựa như những va đập mãnh liệt của âm thanh, từ sự kết nối các hình ảnh (bọt nước, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng, máu chảu), màu sắc(nâu, xanh biết mấy). Tiếng đàn như có thân phận, khóc thương cho cái chết của người chiến sĩ-nghệ sĩ Lor-ca
– 4 câu cuối: Sự bất tử của cái chết Lor-ca. Qua những biện pháp so sánh (“tiếng đàn như cỏ mọc hoang”) ẩn dụ (“giọt nước mắt vầng trăng”…), tác giả gợi đến cái chết của người Lor-ca nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là khát vọng vĩnh cửu hóa nỗi đau thương, bất tử hóa hình tượng người nghệ sĩ.
Nghệ thuật
– Kết hợp hài hoà yếu tố thơ, nhạc
– Hình ảnh, ngôn từ giàu sức gợi, các biện pháp so sánh, ẩn dụ.
Kết bài
Khẳng định vị trí, đóng góp của thơ Thanh Thảo trong nền thơ hiện đại
Download tài liệu để xem thêm chi tiết