Đề thi thử vào lớp 10 môn Giáo dục công dân năm 2019 – 2020 sở GD&ĐT Hà Nội, Đề thi thử vào lớp 10 môn Giáo dục công dân năm 2019 – 2020 sở GD&ĐT Hà Nội là tài liệu
Nhằm tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh làm quen với định dạng của đề thi vào lớp 10 năm học 2019-2020, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được những góp ý của giáo viên tối ngày 31/10/2018 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố đề thi thử vào lớp 10.
Sau đây là nội dung chi tiết Đề thi thử vào lớp 10 môn Giáo dục công dân năm 2019 – 2020 sở GD&ĐT Hà Nội. Hi vọng, đề thi này sẽ giúp các bạn luyện tập và làm quen với cấu trúc đề thi môn GDCD. Chúc các bạn ôn tập tốt và thi đạt kết quả cao!
Đề thi thử vào lớp 10 môn Giáo dục công dân
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THAM KHẢO |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1. Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm
A. mục đích thu lợi nhuận.
B. thâu tóm nguồn viện trợ.
C. thúc đẩy quá trình đầu cơ.
D. xóa bỏ hiện tượng độc quyền.
Câu 2. Người biết kiềm chế cảm xúc, luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống là biểu hiện
A. việc giữ chữ tín.
B. chí công vô tư.
C. đức tính tự chủ.
D. lối sống liêm khiết.
Câu 3. Những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Tự lập.
B. Liêm khiết.
C. Dân chủ.
D. Kỉ luật.
Câu 4. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, có mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia được gọi là
A. hòa bình.
B. tự chủ.
C. tự lập.
D. hòa hoãn.
Câu 5. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là
A. quan hệ bạn bè thân thiện giữa các nước.
B. xu hướng chạy đua vũ trang giữa các quốc gia.
C. biện pháp mở rộng địa giới lãnh thổ.
D. cách thức chiếm lĩnh địa vị thống trị.
Câu 6. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Tự lập.
B. Dân chủ.
C. Hợp tác.
D. Liêm khiết.
Câu 7. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ
A. địa phương này sang địa phương khác.
B. thế hệ này sang thế hệ khác.
C. đất nước này sang đất nước khác.
D. lãnh thổ này sang lãnh thổ khác.
Câu 8. Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là thể hiện phẩm chất nào dưới đây?
A. Năng động.
B. Dân chủ.
C. Kỉ luật.
D. Liêm khiết.
Câu 9. Người có phẩm chất chí công vô tư luôn công bằng, không thiên vị, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân và
A. giải quyết công việc theo lẽ phải.
B. đề cao tất cả nhu cầu cá nhân.
C. đặt mọi quyền lợi của mình lên hàng đầu.
D. thường xuyên coi trọng tình cảm riêng tư.
Câu 10. Công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề, quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật là nội dung quyền
A. thanh lí hợp đồng.
B. tự do kinh doanh.
C. giao dịch dân sự.
D. chiếm hữu tài sản.
Câu 11. Mọi người được làm chủ, được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, cộng đồng và đất nước là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Kỉ cương.
B. Tự chủ.
C. Kỉ luật.
D. Dân chủ.
Câu 12. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị coi là
A. bị đơn.
B. tội phạm.
C. nhân chứng.
D. nguyên cáo.
Câu 13. Hành vi xâm phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện mà không phải tội phạm là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Tố tụng.
Câu 14. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội theo cách nào dưới đây?
A. Trung lập và đại diện.
B. Ủy quyền và gián tiếp.
C. Ủy quyền và đại diện.
D. Trực tiếp và gián tiếp.
Câu 15. Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo
A. quy định của pháp luật.
B. nhu cầu của cá nhân.
C. tập tục của vùng miền.
D. trào lưu của đám đông.
Câu 16. HIV là tên một loại vi – rút
A. gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
B. lây truyền qua tiếp xúc thông thường.
C. giúp cân bằng sức đề kháng của cơ thể.
D. hạn chế toàn bộ quá trình trao đổi chất.
Câu 17. Quyền sở hữu tài sản của công dân không bao gồm quyền nào dưới đây?
A. Sử dụng.
B. Chiếm hữu.
C. Bảo mật.
D. Định đoạt.
Câu 18. Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là
A. lợi ích công cộng.
B. ngân sách nội bộ.
C. lãi suất định kì.
D. thu nhập thường niên.
Câu 19. Công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội là nội dung quyền nào dưới đây?
A. Tố cáo.
B. Tự do ngôn luận.
C. Khiếu nại.
D. Chủ động phán quyết.
Câu 20. Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là nội dung quyền nào dưới đây?
A. Khiếu nại.
B. Tố cáo.
C. Định đoạt.
D. Chiếm hữu.
Câu 21. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ của công dân?
A. Biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
B. Luôn đặt lợi ích riêng lên hàng đầu.
C. Phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
D. Thường xuyên dao động trước thử thách.
Câu 22. Theo quy định của pháp luật, mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để
A. phân chia lại thị trường thế giới.
B. thay đổi đồng bộ cơ cấu nền kinh tế.
C. chiếm lĩnh nguồn ngân sách quốc gia.
D. lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội.
Câu 23. Hoạt động nào dưới đây nhằm bảo vệ hòa bình giữa các quốc gia?
A. Chiếm lĩnh vị thế bá chủ toàn cầu.
B. Dùng đàm phán để giải quyết xung đột.
C. Can thiệp vào nội bộ của các quốc gia.
D. Tăng cường mở rộng diện tích lãnh thổ.
Câu 24. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới tạo cơ hội và điều kiện để các nước
A. tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.
B. can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. cùng tích cực chạy đua vũ trang.
D. đồng loạt thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Câu 25. Hợp tác giữa các nước trên thế giới không nhằm giải quyết vấn đề nào dưới đây?
A. Thu hẹp chủ quyền lãnh thổ.
B. Đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo.
C. Hạn chế sự bùng nổ dân số.
D. Khắc phục tình trạng đói nghèo.
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết