Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Lao xao ngày hè (2 mẫu), Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Tóm tắt văn bản Lao xao
Văn bản Lao xao ngày hè trích trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 6 của bộ sách Chân trời sáng tạo.
Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Lao xao ngày hè. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Lao xao ngày hè – Mẫu 1
Văn bản “Lao xao ngày hè” đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc về bức tranh thiên nhiên nơi làng quê. Thời gian chớm hè đã tới, vạn vật như đổi cho mình chiếc áo mới. Hương thơm của những loài hoa như hoa lan, hoa giẻ, hoa móng rồng cùng với sắc màu của ong bướm như quyện vào nhau, tạo nên vẻ đẹp thật trong trẻo, êm dịu. Cùng với đó là thế giới của các loài chim ác, chim hiền hiện lên thật sinh động, giàu sức sống. Tác giả Duy Khán không chỉ giúp người đọc hình dung được bức tranh thiên nhiên làng quê mà còn về về thế giới loài chim – tập quán của chúng trong tự nhiên. Vẻ đẹp của làng quê còn hiện ra qua “hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng…”. Những hình ảnh, sự vật rất quen thuộc nơi làng quê Việt Nam. Có thể thấy rằng nếu không có sự quan sát tinh tế và tình yêu thiên nhiên nồng nàn thì có lẽ thi sĩ đã không thể viết được bài thơ hay như vậy. Bài thơ cũng gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.
Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Lao xao ngày hè – Mẫu 2
Văn bản “Lao xao ngày hè” khiến người đọc cảm thấy ấn tượng với bức tranh thiên nhiên nơi làng quê lúc vào hè. Chỉ với bằng vài nét miêu tả, nhưng nhà văn đã khắc họa bức tranh hiện lên vô cùng sinh động. Hương thơm của những loài hoa cùng với vẻ rực rỡ của ong bướm đã tạo ra một bức tranh tràn đầy tươi vui, sức sống. Đặc biệt là âm thanh của các loài chim làm cho bức tranh thiên nhiên đó trở nên sôi động, tràn đầy sức sống. Ở cuối bài, vẻ đẹp thiên nhiên hiện ra qua chi tiết: “hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng…”. Đó đều là những nét đẹp bình dị, gần gũi nhưng thật đáng trân trọng. Người đọc như yêu thêm bức tranh thiên nhiên nơi quê hương của mình.