Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về dòng sông Cửu Long trong bài thơ Cửu Long giang ta ơi, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về dòng sông
“Cửu Long Giang ta ơi” là tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ Văn, sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về dòng sông Cửu Long trong bài thơ Cửu Long giang ta ơi, vô cùng hữu ích.
Hy vọng với 2 đoạn văn mẫu sau đây, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình, mời tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu.
Đoạn văn cảm nhận về dòng sông Cửu Long – Mẫu 1
Bài thơ “Cửu Long giang ta ơi” của Nguyên Hồng đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về dòng sông Cửu Long. Dòng sông đến với cậu học trò mười tuổi qua lời giảng của người thầy. Từ nơi bản đồ kỳ diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mênh mông khiến trái tim đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông xuất hiện với vẻ đẹp kì vĩ của “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Không chỉ vậy dòng sông còn thật êm đềm trong tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên. Và dòng sông đó đã gắn bó với cuộc sống của người dân, mang hơi thở của một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Những câu thơ bộc lộ một tình yêu tha thiết, một niềm tự hào dành cho dòng sông của quê hương.
Đoạn văn cảm nhận về dòng sông Cửu Long – Mẫu 2
Đến với “Cửu Long giang ta ơi”, người đọc sẽ vô cùng ấn tượng với hình ảnh dòng sông Cửu Long. Trong lời giảng của thầy giáo, con sông hiện lên mang vẻ đẹp dữ dội của “cây lao đá đổ, bao bọc bởi các loại cây như lan hoang, dứa mật, thông nhựa” khi chảy qua dãy Trường Sơn, thác Khôn. Nhưng dòng sông cũng rất êm đềm khi có “bướm với trời xanh, chim khuyên rỉa cành, sương đọng long lanh, rừng núi lùi xa, đất phẳng thở chan hòa, sóng tỏa chân trời buồm trắng”. Sông Cửu Long xuất hiện trong tiếng hát ngợi ca thiên nhiên, xứ sở. Dòng sông mang hơi thở của một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Nó đã giúp ích cho cuộc sống của người dân Nam Bộ không chỉ trong lao động, sản xuất mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Có thể thấy được tình yêu thương, niềm tự hào của tác giả về dòng sông của quê hương, đất nước.