Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Giáo dục công dân, Tương tự năm 2017, kỳ thi THPT Quốc gia 2018 môn Giáo dục công dân cũng nằm trong tổ hợp Khoa học xã hội,
Tương tự năm 2017, kỳ thi THPT Quốc gia 2018 môn Giáo dục công dân cũng nằm trong tổ hợp Khoa học xã hội, thi theo hình thức trắc nghiệm. Đây cũng chính là môn dễ ăn điểm nhưng rất nhiều thí sinh chủ quan, không coi trọng bằng những môn như Toán, Ngữ Văn, Vật lý hay Hóa Học…
Bộ đề cương này sẽ giúp thí sinh hệ thống lại kiến thức, nâng cao kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân, để kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đạt kết quả cao. Mời các thí sinh cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn GDCD
Câu 1: Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về …….. có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.
A. đạo đức
B. giáo dục
C. văn hoá
D. khoa học
Câu 2: Pháp luật là phương tiện để công dân
A. quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ.
B. thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. sống trong tự do dân chủ.
D. công dân phát triển toàn diện.
Câu 3: Pháp luật là
A. quy tắc xử sự bắt buộc mọi công dân.
B. quy tắc xử sự của một cộng đồng người.
C. quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
D. quy tắc xử sự bắt buộc chung.
Câu 4: Pháp luật bắt nguồn từ
A. xã hội.
B. kinh tế.
C. đạo đức.
D. chính trị.
Câu 5: Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật là
A. Nhà nước.
B. Cơ quan nhà nước.
C. Chính phủ.
D. Quốc hội.
Câu 6: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của
A. nhân dân lao động.
B. giai cấp cầm quyền.
C. giai cấp vô sản.
D. giai cấp công nhân.
Câu 7: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước
A. quản lý xã hội.
B. bảo vệ các giai cấp.
C. quản lý công dân.
D. bảo vệ các công dân.
Câu 8: Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của
A. giai cấp công nhân.
B. đa số nhân dân lao động.
C. giai cấp vô sản.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 9: Pháp luật mang tính ……… , vì pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước
A. quy phạm phổ biến.
B. chặt chẽ.
C. bắt buộc chung.
D. mệnh lệnh.
Câu 10: Không có pháp luật, xã hội sẽ không có …., không thể tồn tại và phát triển được.
A. hòa bình, dân chủ
B. trật tự, ổn định
C. dân chủ, hạnh phúc
D. sức mạnh, quyền lực
Câu 11: Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước
A. xử lý nghiêm minh.
B. xử lý thật nặng.
C. ngăn chặn, xử lý.
D. xử lý nghiêm khắc.
Câu 12: Pháp luật có tính ………. bởi lẽ pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
A. bắt buộc chung
B. bắt buộc
C. cưỡng chế
D. quy phạm phổ biến
Câu 13: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một …….
A. quy định pháp luật.
B. quy phạm pháp luật.
C. điều luật.
D. điều cấm.
Câu 14: Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt …… nhằm diễn đạt chính xác các quy phạm pháp luật, tránh sự hiểu sai dẫn đến việc lạm dụng pháp luật.
A. nội dung
B. văn bản
C. câu chữ
D. hình thức
Câu 15: Pháp luật mang bản chất ……. sâu sắc vì pháp luật do Nhà nƣớc, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện.
A. nhà nước
B. các giai cấp
C. giai cấp
D. xã hội
Câu 16: Trong mối quan hệ với kinh tế: một mặt, pháp luật ……. vào kinh tế; mặt khác, pháp luật tác động trở lại đối với kinh tế.
A. phụ thuộc
B. gắn liền
C. tác động
D. can thiệp
Câu 17: Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của ……, ghi nhận yêu cầu, quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền.
A. nhà nước
B. chính trị
C. xã hội
D. chính sách
Câu 18: Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật thì Nhà nước phải làm cho dân biết pháp luật, biết ……….. của mình.
A. quyền lợi và nghĩa vụ
C. trách nhiệm và năng lực
B. nhiệm vụ và khả năng
D. quyền và lợi ích
Câu 19: Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức ……… trên quy mô toàn xã hội.
A. giáo dục pháp luật
B. thực hiện pháp luật
C. sử dụng pháp luật
D. áp dụng pháp luật
Câu 20: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật được thể hiện ở
A. tính hiện đại.
B. tính vi phạm phổ biến.
C. tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. tính xác định.
Câu 21: Pháp luật mang bản chất ……. vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
A. chính trị – xã hội
B. xã hội
C. giai cấp
D. kinh tế – xã hội
Câu 22: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho …………….”.
A. mọi giai cấp, tầng lớp
B. nhân dân lao động
C. giai cấp vô sản
D. giai cấp công nhân
Câu 23: Pháp luật có tính bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc đối với tất cả cá nhân và tổ chức, ai cũng xử sự theo
A. đạo đức.
B. quyền lực.
C. pháp luật.
D. yêu cầu.
Câu 24: Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi ngƣời trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau, là thể hiện cụ thể của công lý, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện các …………… hợp pháp của mình.
A. quyền và lợi ích
B. quyền và nghĩa vụ
C. nhiệm vụ
D. nghĩa vụ
Câu 25: Nhờ có …………, Nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
A. quyền lực
B. kế hoạch cụ thể
C. chủ trương và chính sách
D. pháp luật
Câu 26: Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hoá và xã hội được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong……………..
A. các văn bản luật
B. luật và chính sách
C. Hiến pháp và luật
D. Hiến pháp
Câu 27: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ………………..do ………………. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ………………………
A. bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ pháp luật.
B. bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội.
C. bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội.
D. bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội.
Câu 28: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành ……… mà nhà nước là đại diện.
A. phù hợp với chí của giai cấp cầm quyền
B. phù hợp với các quy phạm đạo đức
C. phù hợp với chí nguyện vọng của nhân dân
D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân
Câu 29: Pháp luật mang bản chất xã hội vì
A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
Câu 30: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
A. các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. quy định các hành vi không được làm.
C. quy định các bổn phận của công dân.
D. các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm).
Tải file định dạng Doc hoặc PDF để tham khảo chi tiết!