Giải thích câu tục ngữ Giận cá chém thớt (3 mẫu), Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo một số bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Giận cá chém
“Giận cá chém thớt” là câu tục ngữ mà ông cha ta muốn nói, vì một điều gì đó khiến ta phải giận dữ, và mình đã lấy một thứ gì đó hay một ai đó không liên quan đến việc này để chút giận. Điều này là một điều vô cùng sai trái và tiêu cực.
Để giúp cho các bạn có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức viết văn giải thích lớp 7 của mình. Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo một số bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Giận cá chém thớt.
Giải thích câu tục ngữ Giận cá chém thớt – Mẫu 1
Trong cuộc đời mỗi người dù ai đó có tốt tính có hiền lành đến mấy thì cũng có lúc phải tức giận trước một điều gì đó. Có thể thấy giận dữ là trạng thái cảm xúc thường thấy và mỗi khi lâm vào trạng thái đó chúng ta thường cần giải tỏa, xả đi cơn giận. Có những người sẽ xả cơn giận dữ vào ngay đối tượng mà gây nên nguồn cơn giận đó nhưng cũng có người thì không như vậy. Vì thế dân gian ta mới có câu: “Giận cá chém thớt”.
Câu tục ngữ đã sử dụng hai hình ảnh quen thuộc trong đời sống hằng ngày. “Thớt” là vật dụng có thể bằng gỗ, nhựa dùng kê để thái, chặt thức ăn và cá là một trong số đó. Chúng ta có thể tưởng tượng đến cảnh khi chúng ta làm cá, với cá còn sống, chúng ta muốn đánh vảy, mổ cá nhưng nó lại giãy nảy lên khiến ta khó làm. Thành ra chúng ta sẽ cảm thấy bực mình nếu vài lần hạ đao mà không thịt được con cá nên chém thật mạnh bất chấp có trúng cá hay không để cho hả cơn tức. Những khi đó thường đường dao sẽ chệch và cái thớt sẽ phải chịu đựng nhát dao ấy. Một câu tục ngữ thường sẽ không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nghĩa đen mà còn thông qua nghĩa bóng từ sự liên tưởng, so sánh đến đời sống con người. Khi chúng ta tức giận, chúng ta thường có nhu cầu xả giận ngay lập tức. Có khi người làm ta tức giận thì ở xa hoặc do thiếu may mắn hoặc người kia là người mà ta không thể đắc tội thì khi đó ta thường có xu hướng đem trút giận vào một đối tượng khác,
Trong thực tế luôn xuất hiện những người như trên và nhiều khi chính chúng ta cũng từng là nạn nhân hoặc là người tức giận, không kiểm soát được cảm xúc của mình. Ta ít nhất một lần trong đời bị người khác trút giận lên đầu mặc dù chẳng làm điều gì sai trái. Ví như khi bố mẹ cãi nhau là khi mà cả hai người đều đang rất tức giận, nếu ta ở gần đó thường sẽ bị bố mẹ trút giận lây vào người. Từ xưa đến nay thì mỗi ngày luôn có nhiều điều khiến ta tổn thương, khiến ta tức giận nhưng lại không thể nói lại được hay không kiềm chế được nên ta đem nó trút lên đầu người khác, nhất là những người thân thiết với ta. Ông bà ta từng nhắc nhở “Giận quá mất khôn” và không kiểm soát được hành vi của mình. Nếu việc tức giận sau đó trút giận lên người khác bằng lời nói thì còn đỡ tai hại nhưng khi “giận” này nó bộc phát thành những hành động khi chủ thể mất ý thức về hành vi của mình thì vô cùng nguy hiểm. Chúng ta không còn xa lạ gì với cái gọi là “trả thù tình” trong xã hội ngày nay. Đứng trước sự ngăn cấm tình yêu của hai bên gia đình đã khiến một vài người có hành vi trả thù man rợ đó là giết hại người khác. Khi ấy có hối tiếc, hối hận thì đã muộn màng.
Cuộc sống này vẫn còn tồn tại nhiều điều bất công và không phải ở bất cứ việc gì, bất cứ lúc nào chúng ta cũng đạt được điều ta mong muốn nên việc tức giận ai đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều quan trọng đó là chúng ta phải học cách kiềm chế cảm xúc, biết cách che giấu cảm xúc. Bởi có những đối tượng làm ta tức giận nhưng họ lại là những người có vai vế, những người mà ta không thể nào đụng tới được. Khi ấy cách duy nhất là nhịn, là che giấu cảm xúc. Vậy mới nói đời nhiều bất công mà nhiều khi chúng ta bắt buộc phải đeo lên chiếc mặt nạ che giấu cảm xúc thật của mình. Nếu bạn là một nhân viên bán hàng bạn sẽ dễ dàng thấy được điều này hằng ngày.
Có thể thấy “Giận cá chém thớt” là một hành động cần được hạn chế tối đa nhất có thể bởi không thể loại bỏ hoàn toàn được. Chúng ta khi không thể bày tỏ sự tức giận đối với người khiến ta khó chịu thì cũng đừng đem nó đổ lên đầu người khác. Câu tục ngữ là một bài học hay về cách đối nhân xử thế để có thể tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.
Giải thích câu tục ngữ Giận cá chém thớt – Mẫu 2
Thực sự ta như biết được rằng cuộc sống của chúng ta hiện nay cũng chính là một chuỗi các sự vật sự việc và con người có liên quan đến nhau. Ta luôn luôn thấy được rằng “con người cũng được coi là tổng hòa của các mối quan hệ”. Chính vì vậy mà cũng có sự liên quan, ràng buộc với nhau. Ông cha ta cũng đã thể hiện được điều này thông qua câu tục ngữ rất đặc sắc và có hình ảnh thật thú vị đó chính là câu “Giận cá chém thớt”.
Ta như thấy được ông cha ta ngày xưa như cũng chỉ dựa trên hình ảnh một người làm cá sau nhiều lần vẫn hạ hụt dao vào con cá, con cá dường như cũng cứ sống mà tung tẩy thân mình như trêu tức. Thực sự lúc này thì tức cá mà hạ vài nhát dao thật mạnh vào cái thớt chứ lại không phải là đối tượng chính là con cá. Thế rồi chính cái thớt nằm im không động chạm gì đến con người mà lại vẫn bị vạ lây mà ăn vài nhát dao lẽ ra nó phải thuộc về con cá kia. Cũng chính từ đó câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” đã được ra đời và được lưu truyền đến tận ngày nay. Để ám chỉ rằng khi giận quá thì khi không làm gì được đối tượng chính gây ra sự bực bội thì đối tượng thân thiết của đối tượng chính không làm gì cũng sẽ bị vạ lây.
Con người chúng ta luôn luôn khác những loài vật động vật bậc thấp hơn khác ở chỗ con người là những sinh vật có tiếng nói, trí tuệ và cảm xúc cũng như có tiếng nói riêng. Ta như thấy được chính việc thể hiện cảm xúc ở con người là hoàn toàn tự nhiên, đồng thời ta như có thể nói khi một con người vô cảm với mọi vật mới là đối tượng đáng quan tâm lo ngại. Song, ta cũng cần phải biết được việc khi chúng ta bực ai đó mà trút cảm xúc của bản thân lên một người vô can không hay biết gì vấn đề của bản thân là một việc làm không đúng một chút nào. Việc thể hiện những cảm xúc của mình là việc làm hợp tình hợp lý của con người.
Và nếu như chúng ta cứ mãi giữ khư khư không bộc lộ cho ai hay biết là việc không tốt một chút nào. Thật sự ta như thấy được chính nguy hiểm hơn là lâu dần có thể dẫn đến bệnh tâm lý. Nhưng, ta cũng thấy chính mỗi sự việc sẽ có cách tiếp cận và hướng giải quyết khác nhau không có chuyện nào là không thể giải quyết nếu như ta bình tĩnh. Ta như cũng phải biết được rằng đôi khi chúng ta cần kìm nén cảm xúc của bản thân để không ảnh hưởng tới người khác. Ta như thấy được tất cả mọi người hãy cùng suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Đừng để cảm xúc của chính mình ảnh hưởng đến người khác và mang những điều không hay. Quả đúng như ông cha ta cũng đã từng nói “giận quá mất khôn” là bởi vậy.
Thực sự ta cũng biết được rằng chính trong cuộc sống thường nhật, không khó để chúng ta chỉ ra được những ví dụ cho thói quen “Giận cá chém thớt”. Ta như thấy được thực tế hiện nay đó chính là những ông bố bà mẹ gặp áp lực ở cơ quan, không thể thể hiện thái độ trước mặt sếp hay đồng nghiệp mà mang nỗi bực dọc đó về nhà và “xả” lên gia đình. Họ như đã trút giận lên những người thân yêu nhất của mình. Và chắc chắn đó là điều không nên và thậm chí là ngu ngốc khi ta bình tĩnh lại nhìn nhận sự việc đó. Bởi họ đâu có làm gì có lỗi mà chỉ là do chính mình bực lên làm ảnh hướng đến họ.
Thực sự làm việc gì cũng suy nghĩ trước sau không thì sẽ gây lại những hậu quả đáng tiếc. Hãy tìm những cách bạn có thể thoải mái và cảm thấy được thư giãn nhất chứ không phải là việc tìm một người khác ra “thế thân” để trút những bực bội của bạn vào họ. Đổi lại là bạn, chắc chắn bạn cũng sẽ không thích điều này đúng không nào?
“Giận cá chém thớt” được xem chính là một câu tục ngữ nói về một tính cách tiêu cực của con người. Và trong cuộc sống của chúng ta hiện nay thì có thể để bỏ hoàn toàn thực sự rất khó biết bao nhiêu. Song, bản thân của mỗi chúng ta hãy cố gắng hạn chế tới mức tối đa để không làm rạn nứt bất kỳ mối quan hệ nào với những người thân yêu của mình bạn nhé!
Giải thích câu tục ngữ Giận cá chém thớt – Mẫu 3
Cuộc sống là một chuỗi các sự vật sự việc và con người có liên quan đến nhau, người này biết người kia, vật này việc này có liên quan đến vật kia việc kia, vì vậy không tránh khỏi có những lúc dù một người hay một vật dù không liên quan đến sự việc này song vẫn bị ảnh hưởng bởi có quan hệ với người hay vật liên quan đến sự việc đó. Dựa trên hiện tượng này, các cụ ta đã có câu “Giận cá chém thớt”.
Dựa trên hình ảnh một người làm cá sau nhiều lần vẫn hạ hụt dao vào con cá, con cá vẫn vẫn sống mà tung tẩy thân mình như trêu tức, tức cá mà hạ vài nhát dao thật mạnh vào cái thớt, cái thớt nằm im không động chạm gì đến con người kia song vẫn bị vạ lây mà ăn vài nhát dao oan khuất, từ đó câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” ra đời và được lưu truyền đến tận ngày nay. Song ý nghĩa của của câu tục ngữ này không chỉ dừng lại ở đó mà còn được phát triển rộng ra là khi một người vì một nguyên do nào đó mà không dám thể hiện thái độ trước đối tượng là nguyên nhân mà trút mọi tức giận lên người hay vật thứ ba vô can.
Cuộc sống là một chuỗi các sự vật sự việc và con người có liên quan đến nhau, người này biết người kia, vật này việc này có liên quan đến vật kia việc kia, vì vậy không tránh khỏi có những lúc dù một người hay một vật dù không liên quan đến sự việc này song vẫn bị ảnh hưởng bởi có quan hệ với người hay vật liên quan đến sự việc đó. Dựa trên hiện tượng này, các cụ ta đã có câu “Giận cá chém thớt”.
Dựa trên hình ảnh một người làm cá sau nhiều lần vẫn hạ hụt dao vào con cá, con cá vẫn vẫn sống mà tung tẩy thân mình như trêu tức, tức cá mà hạ vài nhát dao thật mạnh vào cái thớt, cái thớt nằm im không động chạm gì đến con người kia song vẫn bị vạ lây mà ăn vài nhát dao oan khuất, từ đó câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” ra đời và được lưu truyền đến tận ngày nay. Song ý nghĩa của của câu tục ngữ này không chỉ dừng lại ở đó mà còn được phát triển rộng ra là khi một người vì một nguyên do nào đó mà không dám thể hiện thái độ trước đối tượng là nguyên nhân mà trút mọi tức giận lên người hay vật thứ ba vô can.
Trong cuộc sống thường nhật, không khó để chúng ta chỉ ra được những ví dụ cho thói quen “Giận cá chém thớt”. Những ông bố bà mẹ gặp áp lực ở cơ quan, không thể thể hiện thái độ trước mặt sếp hay đồng nghiệp mà mang nỗi bực dọc đó về nhà và “xả” lên gia đình, những người thân yêu nhất của mình. Một cặp đôi yêu nhau mà một bên có phiền muộn rồi đem trút hết lên nửa kia của mình dù vô can. Hay một đôi bạn thân, một người gặp chuyện mà nửa kia cũng bị kéo vào. Có thể thấy rằng đối tượng mà con người ta “giận cá chém thớt” thường là người thân, bạn bè, người yêu – những người thân thiết nhất của mình, sau khi mọi chuyện qua đi, họ nghĩ rằng vì là người thân thiết nên sẽ hiểu và bỏ qua cho mình. Song có lẽ họ chưa bao giờ thử đặt bản thân vào vị trí của những người mà họ trút giận, cho dù thân thiết thế nào đi nữa, khi không dưng bị người khác “xả” lời lẽ, thái độ không tốt lên người, ai cũng sẽ cảm thấy khó chịu và nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện vết nứt trong quan hệ, lâu dần vết nứt ngày một lớn và khi không thể cầm cự thêm nữa, mối quan hệ sẽ vỡ tan, sụp đổ hoàn toàn. Thay vì coi người khác là “thùng rác” của mình, sao không thử tâm sự với họ nhẹ nhàng hơn, nói ra sẽ giúp vơi đi phần nào và việc tâm sự với người khác còn giúp kéo gần hơn quan hệ giữa người với người.
“Giận cá chém thớt” là một tính cách tiêu cực của con người, để bỏ hoàn toàn thật sự rất khó sống chúng ta hãy cố gắng hạn chế tới mức tối đa để không làm rạn nứt bất kỳ mối quan hệ nào với những người thân yêu của mình.