
Hiệp ước giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985
Cập nhật lúc 04:04 ngày 09/04/2015
/Images/Upload/Article/0/11/1182/21164515.jpg
Năm 2005, quan hệ hai nước Việt – Campuchia đã bước sang một giai đoạn mới: Chính sách nhất quán và kiên trì của nhà nước Việt thắt chặt và củng cố quan hệ hữu nghị láng giềng tốt với Campuchia đến thời ký kết trái; quan hệ hợp tác tin cậy giữa hai nước ngày càng mở rộng.
Bạn Đang Xem: Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia việt nam – campuchia được ký ngày nào?
Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpôk (Đắk Lắk ) cùng lực lượng biên phòng Campuchia kiểm tra cột mốc. Ảnh: T.L
Cũng trong năm này, tiến trình đàm phán giữa hai nước về biên giới đã được nối lại (tiếp sau chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005). Với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hai phía, ngày 10/10/2005, tại Hà Nội, Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Phan Văn Khải đã đặt bút ký Hiệp ước Bổ sung nhằm xác nhận những sửa đổi đã được hoạch định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia ký ngày 27 tháng 12 năm 1985. Từ đó dẫn đến việc tái lập tiến trình đàm phán phân giới cắm mốc đường biên giới giữa hai nước. Hiệp ước Bổ sung được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 29 tháng 11 năm 2005. Hiệp ước có 04 nội dung cơ bản:
Một là: Hai bên thống nhất điều chỉnh 06 điểm trên tuyến biên giới, trong đó 03 điểm do sai sót kỹ thuật bản đồ và 03 điểm ở An Giang lâu nay vốn của Việt Nam hoặc của Campuchia nhưng lại không được thể hiện trên bản đồ Hiệp ước năm 1985. Riêng khu vực Bu Prăng (thuộc tỉnh Đắc Nông ngày nay), phía ta khẳng định là của Việt Nam, nhưng nhằm không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, ta đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là “Hai bên tiếp tục thảo luận” vấn đề này.
Hai là: Điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy.
Ba là: Mỗi bên tự rà soát việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000, sau đó đối chiếu kết quả để thống nhất một đường biên giới trên bản đồ.
Xem Thêm : orff là gì – Nghĩa của từ orff
Bốn là: Hai bên đã cam kết hoàn thành phân giới cắm mốc trước tháng 12/2008, tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, sau khi CPP thắng cử bạn và ta đã thống nhất điều chỉnh kế hoạch phân giới cắm mốc sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012.
Việc ta và Campuchia ký Hiệp ước Bổ sung 2005 là khẳng định lại giá trị của những Hiệp ước, Hiệp định ta đã ký với Campuchia trong những năm 1980.
Kim Ngân – Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia
Biên phòng – Đầu tuần qua, Việt Nam và Campuchia đã tổ chức Lễ trao đổi Văn kiện Phê chuẩn “Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam và Vương quốc Campuchia” (gọi tắt là Hiệp ước bổ sung năm 2019) và “Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia” (gọi tắt là Nghị định thư phân giới cắm mốc).
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn đồng chủ trì buổi lễ. Ảnh: Bộ Ngoại giao
Sự kiện hai văn kiện có hiệu lực mang ý nghĩa lịch sử trọng đại trong tiến trình đàm phán giải quyết biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, góp phần củng cố và nâng quan hệ Việt Nam – Campuchia lên tầm cao mới, thể hiện phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1.255km, kéo dài từ cặp tỉnh Kon Tum (Việt Nam) – Rattanakiri (Campuchia) đến cặp tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) – Kampot (Campuchia). Ngày 18-2-1979, Việt Nam và Campuchia ký “Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân (CHND) Campuchia”.
Thực hiện các điều khoản trong Hiệp ước nêu trên, từ năm 1980 đến năm 2019, Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau đàm phán, thương lượng và ký kết các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia, gồm một số văn kiện như: Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia (ký ngày 20-7-1983); Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia (ký ngày 27-12-1985); Hiệp ước giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 (ký ngày 10-10-2005); Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia (ký ngày 26-8-2008); Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia (ký ngày 5-10-2019); Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia (ký ngày 5-10-2019)…
Trên cơ sở các văn kiện pháp lý, tính tới tháng 12-2020, công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước đã hoàn thành được khoảng 84% khối lượng công việc, bao gồm xây dựng trên thực địa tổng số 2.047 cột mốc tại 1.553 vị trí, phân giới được 1.044,985km đường biên giới, xác định thêm 1.000 điểm đặc trưng, hoàn thành bộ bản đồ địa hình biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia theo tỷ lệ 1/25.000.
Quá trình triển khai công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của lãnh đạo hai nước và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân hai nước, nhất là người dân trong khu vực biên giới.
Xem Thêm : 10 lỗi trên app chụp hình SNOW và cách khắc phục đơn giản, hiệu quả 2656
Các văn kiện pháp lý nêu trên là thành quả của việc đàm phán, thương lượng hòa bình giữa hai quốc gia độc lập, có chủ quyền; được đàm phán, ký kết theo một trình tự pháp lý chặt chẽ, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế, phù hợp với tình hình quan hệ hai nước cũng như đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước. Các văn kiện pháp lý có tính chất ràng buộc đối với cả Việt Nam và Campuchia, là cơ sở pháp lý quốc tế để hai nước cùng nhau hợp tác xây dựng biên giới trên đất liền ổn định, hòa bình, hữu nghị, bền vững và phát triển.
Đặc biệt, việc ký hai văn kiện Hiệp ước bổ sung năm 2019 và Nghị định thư phân giới cắm mốc thể hiện nỗ lực và thiện chí của hai bên trong việc hợp tác giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là những điều ước quốc tế song phương mà hai bên đã ký kết, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
Tại buổi lễ trao đổi Văn kiện Phê chuẩn “Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia” và “Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia” tổ chức theo hình thức trực tuyến dưới sự đồng chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn, hai bên thống nhất cho rằng, với việc hoàn tất trao đổi văn kiện, hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc (khoảng 84%) biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia nêu trên đã chính thức có hiệu lực từ ngày 22-12-2020 và đi vào đời sống chính trị của hai nước.
Việc hai văn kiện pháp lý ký năm 2019 có hiệu lực đã thể hiện sự quyết tâm, thiện chí và nỗ lực của cả Việt Nam và Campuchia trong việc cùng nhau giải quyết vấn đề biên giới chung.
Hiệp ước bổ sung năm 2019 và Nghị định thư phân giới cắm mốc cùng với Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 sẽ là khung pháp lý cơ bản cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia trong tình hình mới, bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, góp phần thúc đẩy hợp tác phát triển, giao lưu hữu nghị, nâng cao đời sống cư dân biên giới. Từ đó, góp phần xây dựng biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững và đóng góp vào việc củng cố, tăng cường đoàn kết ASEAN, nâng cao uy tín và vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi kết thúc buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Lê Hoài Trung cho biết, trong thời gian tới, cơ quan chức năng hai nước cần phối hợp triển khai đồng bộ nhiều công việc quan trọng để hai văn kiện này sớm đi vào đời sống. Về song phương, trong thời gian tới, hai bên sẽ phối hợp tổ chức bàn giao và quản lý đường biên, mốc giới phù hợp với Nghị định thư phân giới cắm mốc.
Đồng thời, hai bên sẽ triển khai đàm phán xây dựng các điều ước quốc tế về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu cũng như tiếp tục đàm phán giải quyết khoảng 16% đường biên giới chưa hoàn thành phân giới cắm mốc.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung khẳng định, việc tổ chức thực hiện có hiệu quả hai văn kiện pháp lý nói trên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới; góp tăng cường, củng cố và phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia.
Hà Thu
Video liên quan
Nguồn: https://quatangtiny.com
Danh mục: Blog