Bài dự thi – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Tue, 27 Oct 2020 20:56:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.9 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Bài dự thi – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 (24 mẫu kèm MP3) https://quatangtiny.com/bai-mau-cuoc-thi-viet-thu-upu-32979 https://quatangtiny.com/bai-mau-cuoc-thi-viet-thu-upu-32979#respond Fri, 23 Oct 2020 04:43:40 +0000 https://quatangtiny.com/bai-mau-cuoc-thi-viet-thu-upu-32979

Related posts:

  1. Phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt (Dàn ý + 14 mẫu)
  2. Phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Dàn ý + 16 mẫu)
  3. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
]]>
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 (24 mẫu kèm MP3), Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống (Write a message to an adult about

Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống (Write a message to an adult about the world we live in) là chủ đề cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49 năm 2020 dành cho học sinh dưới 15 tuổi.

Ban đầu thời hạn nhận bài dự thi viết thư UPU năm 2020 là ngày 25/2/2020 theo dấu Bưu điện, nhưng vì dịch virus Corona mới nên thời hạn này đã được lùi lại đến ngày 10/3/2020. Bài dự thi không dài quá 800 từ, là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi rồi gửi về Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5 Hòa Mã, Hà Nội. Sau đây mời các bạn cùng theo dõi 24 Bài dự thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 được chúng tôi tổng hợp lại, giúp các em có thêm ý tưởng viết bài cho mình.

Cách trình bày thư UPU

Cách trình bày thư UPU – Mẫu 1

Họ và tên:………………………………….

Sinh ngày:…………………………………

Dân tộc:…………………………………….

Địa chỉ: (lớp – trường – huyện (quận) – tỉnh (thành phố))

BÀI DỰ THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ….. – 

(Bài làm)

Cách trình bày thư UPU – Mẫu 2

BÀI DỰ THI VIẾT THƯ UPU LẦN THỨ……
(Đề bài: ….viết về cái gì…….)

Họ và tên:………………………………….

Sinh ngày:…………………………………

Dân tộc:…………………………………….

Địa chỉ: …………………………………….

Trường: ……………………………………

Lớp………………………………………….

Ngày….. tháng…….năm……..

Chú ý: thư UPU phải được viết trên giấy A4

Cách viết thư UPU

Bước 1: Xây dựng bài viết, Cách viết thư UPU.

  • Lập bố cục: Từng ý, từng đoạn liên kết nhau.
  • Tìm những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ chính xác.
  • Tìm cách mở bài, kết bài sao cho tự nhiên, độc đáo, gây ấn tượng.
  • Tìm cách diễn đạt: Chú ý ngôn ngữ, sử dụng cách nói hình tượng, hình ảnh, các biện pháp tu từ, so sánh, cách đặt câu khẳng định, nghi vấn…

Bước 2: Viết theo dàn ý đã vạch ra.

Bước 3: Đọc, sửa chữa, hoàn chỉnh bức thư và cho vào phong bì thư.

Bước 4: Viết đầy đủ nội dung thông tin của Người gửi và Nơi nhận thư kèm mã bưu chính trên phong bì, dán kín và dán tem.

Bài thi viết thư UPU lần thứ 49 đoạt giải nhất

Bức thư đoạt giải nhất cuộc thi viết thư UPU 49 lần thứ 49, chủ đề “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống” thuộc về em Phan Hoàng Phương Nhi, học sinh trường THCS Duy Tân, thành phố Huế. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài thi:

Bài thi viết thư UPU lần thứ 49

Bài thi viết thư UPU lần thứ 49

Bên cạnh đó, cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 còn có rất nhiều bức thư có trí tưởng tượng bay bổng, những ý tưởng độc đáo được các em viết bằng cảm xúc chân thật, rất cảm động. Điển hình như: Viết thư cho cụ bà Đỗ Thị Mơ 83 tuổi đạp xe lên UBND xã để xin “thoát nghèo”, Bác sĩ Carlo Urbani hy sinh trong đại dịch SARS, Cậu bé Bum và nghị lực vượt qua tật nguyền của hai cha con…

Bài viết thư UPU lần thứ 49 về Xóa đói giảm nghèo

Nghe bài đọc:

Thư gửi những người lớn!

Chỉ cần một thao tác nhỏ trên Google chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện nay trên thế giới vẫn còn có hơn 900 triệu người sống ở mức nghèo. Cứ 9 người thì có 1 người không có đủ thức ăn. Mục tiêu của con người trên Trái Đất chúng ta đặt ra là đến năm 2030 sẽ xóa đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận với nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm.

Thế nhưng, tình trạng đói nghèo đặc biệt cao ở 2 khu vực ở châu Phi. Đây là những khu vực có nền kinh tế kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, và có lịch sử phải trải qua nhiều biến động, chiến tranh…. Để tiến tới xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này, mà trước hết là tình trạng đói nghèo cùng cực, tôi cho rằng việc đầu tiên là phải phát huy được tối đa các nguồn lực tại chỗ, để mỗi người dân là một đại sứ trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Có thể thấy, giảm đói nghèo là một trong những vấn đề quan tâm của toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua cũng như trong những năm tới. Giảm nghèo đói cũng là một trong tám mục tiêu Thiên niên kỷ mà quốc gia nào cũng dành sự quan tâm đặc biệt.

Trước đó, Ngân hàng thế giới (WB) công bố lạc quan rằng, tỷ lệ nghèo cùng cực trên thế giới có thể sẽ lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 10% trong những năm tới, so với tỷ lệ này là 29% vào năm 1999.

Dù vậy, với tỷ lệ 10% người nghèo đói hiện nay, tức tương đương khoảng 702 triệu người, vẫn là con số không nhỏ và là thách thức rất lớn trong cuộc chiến chống nghèo đói, ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển kinh tế.

Cuộc chiến chống đói nghèo càng trở nên cam go hơn khi những đợt khủng hoảng kinh tế thế giới và biến đổi khí hậu. Chính những điều đó đang đẩy không ít người vừa thoát nghèo trở lại cảnh bần cùng, khổ sở hơn bao giờ hết.

Có thể thấy bước vào thiên niên kỷ mới, mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ yếu của thời đại, nguy cơ chiến tranh thế giới tạm thời bị đẩy lùi nhưng thế giới vẫn luôn biến động không ngừng, tiếng súng có thể nổ bất kỳ lúc và lúc đó máu cũng có thể chảy ở bất cứ nơi nào.

Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, nội chiến, xung đột tôn giáo, dân tộc vẫn xảy ra ở các điểm nóng khắp hành tinh.

Dù ở những vùng nghèo đói nhất của thế giới, con người vẫn đang mải mê thanh toán lẫn nhau bằng súng đạn vì những lợi ích khác nhau đã đẩy hàng triệu người rơi vào cảnh cùng khổ.

Trẻ em không được tiếp cận với giáo dục, y tế và thậm chí là cả quần áo tươm tất với họ còn là niềm mơ ước. Ở những nơi ấy cũng chẳng khó để bắt gặp những cụ già với đôi mắt vô hồn, quần áo rách rưới, chân tay run rẩy đi xin ăn từng bữa.

Vậy mà, chi phí quân sự hàng năm của một số nước đã lên mức trên một nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 2,7% GDP toàn cầu (trung bình 180 USD/đầu người).

Châu Phi, châu lục nghèo nhất thế giới, lại sở hữu nhiều vũ khí thông thường nhất: 800 triệu dân châu lục này đang sở hữu trên 500 triệu khẩu súng. Chỉ tính riêng khu vực Tây Phi đã chiếm hữu 10 triệu vũ khí hạng nhẹ, kim ngạch buôn bán vũ khí ở khu vực này hàng năm lên đến 7 tỉ USD.

Theo một tính toán của các nhà khoa học và kinh tế, nếu thế giới chỉ tiết kiệm 1% chi phí dành cho quân sự thì sẽ giải quyết được hoàn toàn nạn mù chữ toàn cầu và nạn đói nghèo.

Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn có các chương trình cứu đói cho nạn nhân ở nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ khó khăn. Liên Hợp Quốc cũng có nhiều hoạt động, ký kết, thỏa thuận với các quốc gia để cùng nhau bắt tay xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, chúng ta cần có thêm các chương trình tuyên truyền, vận động mạnh mẽ hơn nữa; với những chiến dịch hỗ trợ thực sự hữu ích tăng cường khả năng hỗ trợ tự xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương, quốc gia.

Tôi hy vọng rằng, đói nghèo cùng cực sẽ chấm dứt. Tỉ lệ đói nghèo sẽ giảm dần không chỉ ở đất nước tôi mà còn ở nhiều quốc gia khu vực kém phát triển khác trên thế giới; tiến tới một thế giới bình đẳng hơn, các quyền con người được đảm bảo hơn, mỗi cá nhân sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; và chúng ta sẽ có một thế giới không có người nghèo!

Thân ái và chào tạm biệt!

Bài viết thư UPU lần thứ 49 về Virus Corona

Nghe bài đọc:

Thư gửi những người lớn!

Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.

Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.

Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Như vậy “Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng”

Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào? Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
  • Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
  • Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.

Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 về Bản quyền phim điện ảnh

Nghe bài đọc:

Kính gửi đạo diễn Victor Vũ

Mới đây chú lại vừa có thêm một bộ phim “Mắt biếc” khiến công chúng đổ dồn sự chú ý vào đó. Trước hết trong thư này cháu xin được chúc mừng chú và đoàn làm phim.

Thực ra nếu như là trước đây thì cháu sẽ chờ một bản bất kỳ trên mạng để xem phim. Mặc dù vậy bây giờ qua thông tin trên báo đài thì cháu biết việc xem như vậy là không nên, vì như vậy sẽ tiếp tay cho phim lậu.

Giờ cháu nghĩ sẽ cố gắng rủ bạn bè đi xem “Mắt biếc” ngoài rạp, còn đối với những phim khác không có dịp đi xem ngoài rạp thì sẽ chờ trên những hệ thống có bản quyền như Truyền hình K+, FPT Play, hay Fim+

Kết quả thăm dò tại hội thảo Bảo vệ tài sản sáng tạo được tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 4/2019 cho thấy 85% số người đã chọn trang web phim lậu với câu hỏi “khi xem phim trên mạng bạn chọn trang nào sau đây”, đó là một tỷ lệ đáng báo động dù đôi khi chúng ta coi là bình thường.

Với phim nước ngoài tình trạng vi phạm bản quyền chắc hẳn còn nặng hơn. Hầu như khi được hỏi với các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nội dung truyền hình tại Việt Nam đều cho rằng, họ bị thiệt hại nghiêm trọng khi bỏ tiền ra mua bản quyền truyền hình, phim ảnh.

Đại diện BHD từng thẳng thắn nêu ra tình trạng vi phạm bản quyền ở các trang web phim lậu đang ở mức báo động, những dịch vụ trả tiền lớn ở nước ngoài về Việt Nam đều không thành công, trong khi các trang web lậu lại tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Ở Việt Nam như cháu biết được trong những năm gần đây, chính quyền cũng đang quyết liệt xử lý, nên tình trạng nội dung lậu cũng một phần giảm đi. Tuy nhiên những biện pháp này chắc hẳn cũng phải đi kèm với nhiều chương trình phát động phong trào nói không với phim lậu, nhất là đối với lứa tuổi học sinh bọn cháu.

Và cháu cũng hy vọng các nhà phát hành phim có bản quyền sẽ luôn cập nhật các công nghệ và gói dịch vụ phim online mới nhất, cho phép người xem thưởng thức nội dung có bản quyền một cách thoải mái, nhanh chóng, thuận tiện, thì khi đó website phim có bản quyền mới có thể đánh bại web phim lậu.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 về Bảo vệ môi trường

Nghe bài đọc:

Gửi chú James Joseph Kendall

Là một học sinh chỉ biết ăn, học, và Facebook như cháu thì hầu như không có thời gian tham gia các hoạt động xã hội. Mặc dù vậy qua Facebook thì cháu vẫn biết đến và quan tâm đặc biệt đến các hoạt động của chú và tổ chức Keep Hanoi Clean.

Đó đúng là những nỗ lực tuyệt vời dành cho môi trường của Hà Nội. Tuyệt vời và không tưởng giống như những hình ảnh mà người ta bắt đầu biết đến chú, một “ông Tây nhặt rác” cặm cụi dưới con mương đen kịt, nhưng dần dần hoạt động của Keep Hanoi Clean càng quy mô và thu hút được nhiều người tham gia.

Như cháu được biết thì chú Kendall từng chia sẻ ban đầu đến Việt Nam vì lý do du lịch, nhưng sau một thời gian ngắn đã hình thành nên một tình yêu đặc biệt với mảnh đất và con người nơi đây, vì vậy mới quyết định gắn bó lâu dài với mảnh đất này.

Và cháu cũng được biết lúc mới đến Việt Nam, chú có những công việc giảng dạy cho trung tâm tiếng Anh và trong một trường công lập tại Hà Nội. Nhưng sau một thời gian cùng bạn bè tổ chức các buổi dọn dẹp vệ sinh, chú quyết định rời bỏ “comfort zone” để thành lập tổ chức Keep Hanoi Clean vào tháng 5/2016.

Theo thống kê cháu được biết thì trung bình một ngày Hà Nội phát sinh khoảng 6.500 tấn chỉ riêng rác thải rắn sinh hoạt, vì thế việc đảm bảo một môi trường trong lành cần một chiến lược và hành động của các cơ quan chức năng. Mặc dù vậy hoạt động của Keep Hanoi Clean giúp rất nhiều người sống xanh hơn và có ý thức bảo vệ môi trường hơn.

Rõ ràng nếu để chọn một phong trào về môi trường tiêu biểu ở Hà Nội trong những năm qua thì Keep Hanoi Clean là cái tên đầu tiên cháu nghĩ đến. Cháu rất hy vọng tổ chức vì môi trường này sẽ ngày càng lớn mạnh và mô hình này có thể được nhân rộng.

Là một người trẻ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, cháu thực lòng muốn nói lời cảm ơn và hy vọng sẽ có dịp tham gia vào những chiến dịch sắp tới của Keep Hanoi Clean.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 về An toàn giao thông ứng dụng công nghệ

Nghe bài đọc:

Gửi chú cảnh sát giao thông mà cháu vô tình gặp.

Hôm nọ cháu là đứa học sinh bị chú giữ lại vì đi ngược chiều trên con đường về nhà quen thuộc. Bình thường cháu vẫn đi như vậy nên rất bất ngờ vì bị “bắt”. Nhưng cuối cùng chú chỉ giải thích đúng sai và thả về, cháu rất cảm kích vì điều đó.

Thực ra chương trình giáo dục về an toàn giao thông ở trường cháu cũng thỉnh thoảng diễn ra, và cháu cũng là đứa ham tìm hiểu. Vì thế mà cháu hiểu là tình hình giao thông ở nước ta vẫn rất phức tạp, ý thức người tham gia giao thông vẫn còn hạn chế là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn đau lòng hoặc nếu không thì là tình trạng ùn tắc giao thông.

Năm 2019 có một tín hiệu tương đối tích cực, đó là số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông giảm xuống dưới 8.000, trong khi 10 năm trước số người thiệt mạng hàng năm là 12.000. Tuy nhiên như vậy bình quân mỗi ngày vẫn có 20 người chết và 50 người bị thương; trong khi việc chấp hành luật giao thông đường bộ dường như vẫn còn lạ lẫm với nhiều người.

Như cháu biết thì Việt Nam ta đang thí điểm xử lý vi phạm giao thông phạt nguội qua camera, và cháu thấy chuyện này rất hữu ích. Thay vì các chú cảnh sát giao thông phải túc trực nắng gió mưa bão ngoài đường mà vẫn không xử lý hết được vi phạm, thì nay camera có thể xử lý thay rất nhiều trường hợp.

Không chỉ vậy xu hướng công nghệ sắp tới còn là ứng dụng AI để nhận biết người lái xe sử dụng điện thoại, hoặc lái xe trong tình trạng say xỉn, buồn ngủ, để lực lượng cảnh sát giao thông ngăn chặn kịp thời.

Một ứng dụng nữa mà cháu thấy rất thiết thực đó là phạt nguội sử dụng hình ảnh quay phim do người dân cung cấp, hoặc do thu thập trên mạng xã hội. Nếu làm triệt để được biện pháp này thì chắc chắn ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông sẽ được cải thiện.

Bản thân hiện nay khi các clip hình ảnh vi phạm luật giao thông được chia sẻ trên mạng xã hội thì cháu có cảm giác nhiều người đã có ý thức tốt hơn. Và các chú cũng không cần phải lo lắng về những người quay clip cãi vã với cảnh sát giao thông, vì cư dân mạng nhìn chung đều có nhận định phán xét đúng đắn.

Đó là những chia sẻ của cháu để hy vọng các chú cảnh sát giao thông luôn yên tâm trong công tác, mang lại sự bình yên trên mỗi tuyến đường.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 về Tình yêu tuổi học trò

Nghe bài đọc:

Kính gửi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Cháu đã biết đến nhiều tác phẩm của bác về đề tài tuổi mới lớn và tình yêu tuổi học trò như “Hạ đỏ”, “Kính vạn hoa”, hay truyện “Mắt biếc” mới đây được chuyển thể thành phim điện ảnh và được công chúng đón nhận.

Vừa rồi cô giáo cháu có giao đề tài viết nghị luận về chuyện có nên hay không nên yêu ở tuổi học sinh, và cả lớp cháu đã có những tranh luận khá hứng thú.

Dù vậy cháu viết thư cho bác không phải để hỏi ý kiến chuyện tình yêu ở tuổi học sinh là có nên hay không nên. Trong những tác phẩm của bác thì cháu đều thấy những câu chuyện tình cảm tuyệt đẹp của các cô cậu tuổi mới lớn như một điều rất tự nhiên, dù cuối cùng thường kết thúc dang dở.

Ngày trước nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng từng có những vần thơ đẹp trong bài “Chút tình đầu”, viết về tình yêu tuổi học trò đầy mộng mơ và trong sáng, và cuối cùng để lại những kỷ niệm tiếc nuối.

“Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp,
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê,
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về”.

Tình yêu là tình cảm yêu thương, quý trọng giữa những người khác giới, là cảm xúc đẹp đẽ và thiêng liêng của con người. Tình yêu giúp chúng ta hiểu, đồng cảm, chia sẻ và vị tha. Trong khi đó tuổi học trò là lứa tuổi từ mười tám đổ lại, là tuổi ngày ngày cắp sách tới trường; trong độ tuổi này chúng ta đều bắt đầu đón nhận những cảm xúc mới mẻ, mong muốn khám phá nội tâm của chính mình.

Tình yêu tuổi học trò có thể xuất phát từ tình bạn thân thiết, từ sự ngưỡng mộ giữa những học sinh trong lớp, cũng có thể là do ảnh hưởng của phim ảnh, truyện tranh, và cũng có thể là do chạy theo phong trào hay chứng tỏ bản thân. Và vì thế mà dường như mọi con đường đều dẫn tới tình yêu.

Vấn đề có lẽ chỉ là chúng ta ứng xử với tình yêu tuổi học trò như thế nào. Ở đây cháu muốn chia sẻ với bác về câu chuyện tình yêu tuổi học trò trong thời đại của Internet và mạng xã hội, khi mà những yếu tố này đã mang lại khá nhiều thay đổi.

Trong thời đại ngày nay thì Internet giúp cho các cô cậu học sinh tiếp xúc rất nhanh với văn hóa và tri thức toàn cầu. Mạng xã hội giúp bọn cháu có thể liên hệ, chat chit dễ dàng hơn, có khi chat cả ngày, hứng thú lên thì chat video.

Theo như cháu hiểu bây giờ thì bản chất tình yêu tuổi học trò vẫn vậy nhưng mạng sẽ khiến mọi thứ diễn ra nhanh hơn, chóng vánh hơn, và hậu quả của những tình yêu đi quá mức giới hạn thì vẫn to lớn như trước.

Điều mà bọn cháu cần là những tư vấn và định hướng kịp thời đúng lúc đúng chỗ, điều này chắc hẳn sẽ có rất nhiều cơ quan đoàn thể hay các báo dành cho lứa tuổi vị thành niên làm tốt với thêm các kênh liên hệ mạng xã hội bên cạnh các kênh truyền thống như thư từ, điện thoại.

Và điều mà bọn cháu cần nữa là những tác phẩm hay về tình yêu tuổi học trò thời đại @, có thể từ bác hay nhà văn nào khác, có thể mang màu sắc hiện đại trẻ trung nhưng cũng có thể mang một chút lãng mạn chất thơ như những tác phẩm của bác trước đây.

Đó sẽ là những định hướng rất hữu ích cho học sinh bọn cháu.

Đến đây thư đã dài nên cháu sẽ xin phép dừng viết, chúc bác luôn mạnh khỏe để có thêm nhiều tác phẩm để đời dành cho tuổi học trò.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 về Bóng đá Việt Nam

Nghe bài đọc:

Xin chào trọng tài Ismaeel Habib Ali ạ.

Xin tự giới thiệu cháu là một học sinh rất hâm mộ bóng đá và thường xuyên xem các đội tuyển quốc gia Việt Nam của cháu thi đấu. Vừa rồi trong trận đấu của U22 Việt Nam với U22 Thái Lan ở SEA Games 30, những người hâm mộ như cháu đều biết đến trọng tài Ismaeel Habib Ali vì tình huống cho phép U22 Việt Nam đá lại quả phạt đền 11m.

Theo cháu biết thì tình huống đá lại đó được áp dụng đúng luật và thành thực cháu muốn cảm ơn trọng tài Ismaeel Habib Ali và trợ lý vì đã nhận ra tình huống đó. Nhưng điều đặc biệt là không biết trọng tài Ismaeel Habib Ali có để ý không, trọng tài đã rất nổi tiếng trên Facebook sau trận đấu đó và được nhiều cổ động viên Việt Nam khen là đẹp trai.

Qua đó thì cháu cũng mong muốn chia sẻ với trọng tài Ismaeel Habib Ali, và có thể cả những người làm bóng đá FIFA nói chung, về một câu chuyện khá mới của bóng đá Việt Nam, đó là sự cuồng nhiệt của các cổ động viên trên không gian mạng. Mạng xã hội dường như là nơi hoàn hảo để tập hợp và khuếch đại tinh thần bóng đá của người Việt Nam.

Thế nên mới có những cuộc bình chọn bàn thắng đẹp trên mạng mà cầu thủ Việt Nam chiến thắng tuyệt đối, chỉ cần một vài lời hiệu triệu trên Facebook. Mới đây trong cuộc bình chọn bàn thắng biểu tượng cho vòng chung kết U23 Châu Á, mặc dù biết khá muộn nhưng cổ động viên Việt Nam đã nhanh chóng đưa bàn thắng trong mưa tuyết của Quang Hải vọt lên vị trí dẫn đầu.

Trên Facebook thì sau mỗi trận đấu các bài viết, bài bình luận của người hâm mộ Việt Nam đều ngập tràn. Những bức ảnh cắt ghép, hay còn gọi là “ảnh chế”, về chủ đề bóng đá thì không bao giờ thiếu và có thể xuất hiện khá nhanh. Ảnh chế thực ra cũng khá vui, nhưng mặt trái là thỉnh thoảng có những chủ đề cũng hơi bị quá đà thật.

Trong khi đó việc các cổ động viên Việt Nam tràn vào Facebook của một ai đó để “tấn công”, “report” khi có sự vụ bất bình thì đã không còn gì lạ lẫm. Đôi khi đó là một cách bày tỏ quan điểm trên không gian mạng, đôi khi điều đó trở nên quá đà và làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của bóng đá Việt Nam.

Cháu chỉ lấy ví dụ như trường hợp cổ động viên Việt Nam tấn công Facebook của cầu thủ Andrey Sidorov bên phía Uzbekistan vì ghi bàn thắng phút cuối trong trận chung kết U23 Châu Á 2018, điều đó thực sự không nên chút nào.

Nhưng tựu chung lại thì cháu chỉ muốn nói rằng cổ động viên bóng đá Việt Nam rất nhiệt tình và có nét hồn nhiên, và mạng xã hội tạo điều kiện cho họ bộc phát những điều ấy. Qua thời gian, hy vọng cổ động viên bóng đá Việt Nam sẽ dần bớt đi những ứng xử không đẹp trên mạng xã hội và phát huy theo chiều ngược lại.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 về Văn hóa truyền thống được phục dựng

Nghe bài đọc:

Kính gửi GS.TS Trần Ngọc Thêm

Hôm nay cháu viết bức thư này để chia sẻ với bác và các nhà văn hóa về chủ đề giới trẻ với văn hóa truyền thống, sau khi nghe được những nhận xét chân thực của bác trong buổi tọa đàm chủ đề “Giới trẻ Việt Nam hiện nay: thực trạng, những vấn đề đặt ra về văn hoá, giáo dục và những giải pháp” hồi tháng 6/2019.

Hôm đó GS.TS Trần Ngọc Thêm nói: “Đặc điểm nổi bật rõ nhất của giới trẻ là lớp tuổi duy nhất có bản chất dương tính, kéo theo 2 đặc điểm quan trọng là hướng ngoại và năng động. Hướng ngoại thì dễ tiếp thu cái mới và hấp thụ các ảnh hưởng ngoại lai; năng động thì ưa thay đổi, phát triển.

Đúng vậy bác ạ, giới trẻ trong quá trình phát triển bản thân và tiếp nhận các nền văn hóa bên ngoài đôi khi lại quên mất rằng đất nước mình cũng có kho tàng văn hóa vô cùng lớn. Người Việt Nam có quyền tự hào về vốn văn hoá đậm đà thuần Việt cả trong những lĩnh vực văn học, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, điêu khắc.

Nền văn học dân gian Việt Nam ta phong phú các thể loại như truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, thơ nôm, thơ lục bát, sử thi; kiến trúc Việt Nam thì có những mái đình cổ kính, thấp thoáng ẩn hiện dưới những gốc đa, sau những rặng tre xanh, giếng nước; âm nhạc có các làn điệu dân ca như ca trù, quan họ, cải lương; hội họa có những dòng tranh dân gian như Đông Hồ.

Thời đại mới đòi hỏi người thanh niên Việt Nam phải năng động, sáng tạo biết nắm bắt du nhập một cách có chọn lọc mà còn đặt ra vấn đề bảo tồn những nét văn hoá truyền thống cũ, hòa nhập nhưng không hòa tan. Đó cũng là một thách thức đầy khó khăn, là những chướng ngại vật trong hành trình dòng chảy tiếp biến, hội nhập.

Nhưng dù sao chắc hẳn bác và nhiều nhà nghiên cứu sẽ đồng ý rằng một số không nhỏ trong giới trẻ hiện nay rất quan tâm đến văn hóa truyền thống. Những dự án như phục dựng hình ảnh 3D cho Hoàng Thành Thăng Long với kiến trúc thời Lý – Trần – Lê cũng là minh chứng cho công sức mà các bạn trẻ dành cho nền văn hóa truyền thống.

Một điều nữa mà cháu thấy đó là các bộ phim Việt theo xu hướng cổ trang ngày càng nhiều và cũng rất được đón nhận. Trên mạng YouTube, những bài hát được giới trẻ yêu thích nhất có không ít bài mang âm hưởng truyền thống dân tộc vùng cao, tiêu biểu như bài “Tình yêu màu nắng” hay “Để Mị nói cho mà nghe”…

Tương tự như vậy thì những tác phẩm văn học và dấu ấn phim nhựa một thời được tái hiện trong các clip của nhóm 1977 Vlog cũng khiến giới trẻ dậy sóng một thời gian. Và mặc dù những dự án tái hiện lịch sử đôi khi hơi quá phá cách và cần định hướng thêm song điều đó cũng cho thấy giới trẻ vẫn sẽ dễ dàng tiếp nhận văn hóa truyền thống, chỉ là bằng cách nào.

Cháu nghĩ ngày nay thế hệ trẻ ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt thiếu sót của văn hoá dân tộc, và tích cực quảng bá văn hoá dân tộc tới bạn bè quốc tế.

Và đúng như ý kiến của TS. Ngô Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn mà chắc hẳn chúng ta đều đồng tình, đó là cần biết khai thác lợi thế về nhiệt huyết, sự năng động, sáng tạo của thanh niên; cần có quan điểm giáo dục nâng cao năng lực thay vì áp đặt, thúc đẩy các phương thức giảng dạy tích cực khơi gợi và phát huy tính chủ động, sáng tạo và cái tôi của thanh niên; cần tạo không gian phù hợp cho các hoạt động của thanh niên, thu hút thanh niên chung tay đóng góp cho xã hội.

Và cuối thư, cháu chúc bác luôn mạnh khỏe, chúc cho giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam luôn có vị trí trong tâm trí các bạn trẻ.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về Sự sáng tạo thời 4.0

Nghe bài đọc:

Gửi anh trai thân mến.

Mấy hôm trước được nghe chuyện anh không vào làm cho công ty công việc ổn định mà quyết định mở ra mô hình kinh doanh công nghệ mới, em khá là cảm phục tinh thần như vậy.

Qua nhiều câu chuyện thì chúng ta đều thấy là tinh thần đổi mới, sáng tạo và tiên phong có thể làm nên những điều kỳ vĩ và đột phá đến như thế nào. Và em tin là anh có thể trở thành một trong những câu chuyện thành công tiêu biểu của thế hệ trẻ sáng tạo.

Sáng tạo là hoạt động của con người khi tìm thấy và làm nên giá trị vật chất và giá trị tinh thần mới mẻ mà trước đó chưa có. Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo, việc rủi ro là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi chúng ta sáng tạo bởi không phải cứ sáng tạo là được công nhận và đem lại những kết quả đúng như những gì chúng ta mong muốn.

Nhưng Steve Jobs, một nhà sáng tạo thiên tài từng chinh phục cả thế giới với các sản phẩm Apple, đã nói đơn giản như thế này: “Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu” – một thông điệp truyền đến cho chúng ta thật nhiều năng lượng và niềm tin.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về An ninh mạng

Nghe bài đọc:

Kính gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres

Bình thường một học sinh cấp 2 như cháu chắc chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện viết thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Nhưng lần này vì có cuộc thi viết thư quốc tế nên cháu cũng sẽ thử cố gắng đóng góp ý kiến về một vấn đề chung của toàn thế giới.

Hiện nay cháu vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng học khá tốt môn tin học và đang định hướng để học theo chuyên ngành an ninh mạng. Và cũng vì thế mà cháu khá quan tâm đến tình hình an ninh mạng khắp nơi trên thế giới.

Rất nhiều chuyên gia đã chung nhận định rằng tội phạm công nghệ cao đang ngày càng trở nên tinh vi, tấn công với quy mô rộng và gây thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội của các quốc gia. Hơn thế, nguy cơ chiến tranh mạng đang hiện hữu trong đó có những tác động trực tiếp đến sinh mạng con người.

Năm 2015, tin tặc tấn công vào hệ thống điện lưới của Ucraina gây mất điện cục bộ, ảnh hưởng đến trăm nghìn người dân; đó được ghi nhận là cuộc tấn công mạng thành công đầu tiên làm ảnh hưởng được đến lưới điện. Hàn Quốc cũng thường xuyên ghi nhận những cuộc tấn công vào hệ thống điện hạt nhân, đường sắt.

Trong khi đó những cuộc tấn công quy mô toàn cầu khác vẫn thỉnh thoảng gây chấn động thế giới, ví dụ như vụ mã độc tống tiền WannaCry đã cho thấy mức độ hậu quả mà dạng mã độc này có thể gây ra.

Ở đất nước của cháu cách đây vài năm cũng xảy ra vụ tấn công mạng vào hệ thống thông tin của các sân lớn, khiến mọi người không còn coi nhẹ vấn đề này được nữa.

Động cơ của các cuộc tấn công mạng thường là để lấy cắp thông tin; quấy phá, làm hư hại hình ảnh của các quốc gia, tổ chức; hoặc để kiếm tiền.

Mặc dù vấn đề này đã được cảnh báo nhiều năm trở lại đây, nhưng đúng là thật khó để sớm cải thiện tình hình. Mục tiêu an ninh mạng dường như đang đòi hỏi phải có sự chung tay, thống nhất của các quốc gia.

Trong khi đó nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thông tin cũng chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều quốc gia, bao gồm việc đào tạo phổ biến kiến thức cho thế hệ trẻ, vì thế rất cần sự hỗ trợ từ phía Liên hợp quốc.

Hy vọng trong thời gian tới Liên hợp quốc sẽ có những hoạt động cụ thể, những hiệp ước hay bản thỏa thuận được ký kết để đẩy lùi được cuộc khủng hoảng an ninh mạng hiện nay.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về Facebook

Nghe bài đọc:

Hà Nội, ngày 15/12/2020

Kính gửi cô giáo chủ nhiệm

Từ đầu năm học đến nay cũng đã được gần một học kỳ lớp chúng em được cô làm chủ nhiệm, và em luôn cảm phục đặc biệt về cô như một cô giáo đáng kính, tận tâm với học sinh.

Nhưng chỉ riêng một chuyện mà em cảm thấy hơi e ngại, đó là cô thường rất khắt khe với việc học sinh dùng Facebook. Vì thế hôm nay em muốn qua những dòng thư này chia sẻ một chút cảm nhận của học sinh bọn em.

Thực ra em có thể hiểu được vì sao cô và rất nhiều người lớn khắt khe và “dị ứng” với Facebook đến vậy. Hiện tượng “nghiện Facebook” thời đại ngày nay có thể coi là vấn nạn cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.

Facebook là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng, cập nhật thông tin. Có thể nói Facebook chính là một thế giới mới, ở đó chúng ta tha hồ trò chuyện, chát chít, thậm chí cũng có rất nhiều người nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này.

Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thẳng, tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Thật đơn giản và tiện ích.

Tuy nhiên Facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Bạn chăm sóc Facebook của mình để những lượt like, comment; bạn lướt thông tin liên tục. Như thế cũng khiến cho bản thân mỗi người thấy vui, tuy nhiên nếu không cẩn thận thì chính những điều này sẽ cuốn người ta vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng, khó có thể dứt bỏ ra.

Nhiều bạn trẻ hiện nay đã dành thời gian quá đà để lướt Facebook mỗi ngày: đi học cũng Face, đi làm cũng Face, đi chơi với bạn bè cũng Face, ngồi với bố mẹ được một lúc cũng chụp ảnh up Face. Hình như thiếu đi Facebook nhiều người cảm thấy cuộc sống thật tẻ nhạt và vô vị vô cùng.

Nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào Facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các bạn dành thời gian vào đó quá nhiều. Điều quan trọng là vì thế thời gian cho học hành của các bạn ít đi.

Rồi nhiều khi bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn là ghê gớm nhưng lại không biết rằng mình đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình.

Những mối quan hệ thân thiết bình thường trở nên dãn ra, không gian dành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ “ảo”, thậm chí dễ sa đà vào những văn hóa thiếu lành mạnh.

Khi rơi vào tình trạng đó, hậu quả thường là điểm kém, kết quả học tập kém, và ý thức kỷ luật, hạnh kiểm cũng trở nên đi xuống. Điều này thật đáng buồn và không đáng có chút nào.

Mặc dù vậy, em tin rằng khi học sinh chúng em nhận thức và vượt qua được những mặt trái chiều của môi trường Facebook thì cả thế giới tươi đẹp sẽ mở ra.

Em tin rằng Facebook hay môi trường mạng nói chung có thể giúp tăng tính tương tác, học hỏi giữa các thành viên trong lớp. Và em tin rằng mỗi học sinh với cách ứng xử phù hợp trên Facebook có thể khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Đó là lý do vì sao em mong cô có cái nhìn tích cực hơn, khuyến khích chúng em tham gia và kiến tạo những không gian bổ ích trên Facebook và các mạng xã hội.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về Tôi trong tương lai

Gửi tôi trong tương lai

Hôm nay tôi muốn viết thư cho bạn, người chính là tôi nhưng trong 10 năm tới, để chia sẻ những câu chuyện của mình vào thời điểm hiện tại, cũng là để sau này có thời gian đọc lại xem mình đã thay đổi như thế nào.

Vào thời điểm hiện tại thì tôi đang lờ mờ nhận ra về thói quen “sống ảo” của chính mình. Với truyện tranh, game online, và đặc biệt là mạng xã hội…, người trẻ như mình đều cảm thấy chính mình đa dạng và thú vị hơn, nhưng đó cũng là nguy cơ để chuyện sống ảo dần được hình thành.

Từ đó dường như xuất hiện hai con người trong chúng ta, hai cá tính ảo và thực không liên quan đến nhau và có nhiều mặt đối lập hoàn toàn với nhau.

Sống ảo trên mạng xã hội có thể bao gồm những hiện tượng như thường xuyên đăng ảnh khoe tiền, khoe đồ hiệu, khoe mối quan hệ, khoe bản thân trong khi thực tế đó chỉ là set up và hoàn toàn không giống vậy.

Đôi khi sống ảo còn là đắm đuối trong các mối quan hệ ảo, thậm chí các mối tình ảo mà bỏ quên các mối quan hệ thực sự bên ngoài.

Những viễn cảnh cuộc sống viển vông, khác xa với cuộc sống thực tại đã ăn sâu vào tâm trí một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ và thật đáng quan ngại khi hầu hết ít bạn kiểm soát được.

Sống ảo cũng giống như bỏ quên chính bản thân mình và những điều mình cần phát triển trong cuộc sống. Và thực sự là tôi thấy mình có hiện tượng đó.

Tuổi trẻ có nhiều suy nghĩ bốc đồng, nông nổi của tuổi mới lớn, thiếu sự chín chắn; có khi chỉ với những lời khiển trách từ cha mẹ, thầy cô thì cả thế giới đã như sụp đổ. Và thế giới ảo là nơi tìm đến của những tâm hồn đang yếu đuối, suy sụp.

Lúc đầu, thế giới ảo chỉ là nơi những bạn trẻ tìm đến khi mỏi mệt, để giải tỏa nỗi lòng nhưng dần dần dựa dẫm, lệ thuộc vào nó, không dám đối diện với sự thật. Và như vậy thói quen sống ảo dần hình thành, chi phối cuộc sống không ít bạn trẻ.

Ngoài ra sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như con dao hai lưỡi, và khi giới trẻ luôn có sự hiếu kỳ, tò mò, thích khám phá cái mới thì rất dễ vội chạy đua vô thức theo những giá trị tinh thần mà không có sự kiểm soát của lý trí.

Nhưng tôi chỉ lo một ngày thói quen sống ảo dần sẽ bao bọc như một vỏ kén vững chắc, và sẽ rất khó khăn để thoát khỏi cái vỏ kén vốn đã quen ấy. Như vậy nếu lý trí ngủ quên, thói quen sống ảo sẽ siết chặt dần tuổi trẻ, tương lai và cuộc đời chính cuộc đời của mỗi người.

Mây được mặt trời chiếu vào mới thành sáng. Suối được treo vào vách mới thành thác nước. Con người chúng ta cũng vậy, chỉ có sự cọ xát, tiếp xúc, va chạm với nhiều môi trường khác nhau mới lớn lên và trưởng thành được.

Tôi hy vọng mình có thể mở lòng với cuộc đời thực, sống thật để trưởng thành hơn. Rồi bạn sẽ thấy thế giới ngoài kia dù nhiều khi làm bạn vấp ngã nhưng dẫu sao vẫn sinh động và thú vị hơn nhiều so với thế giới ảo.

Chúng ta cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh sống thẳng thắn với hoàn cảnh và thân thế của mình.

Và khi bạn đọc bức thư này của tôi, tôi hy vọng bạn có thể nói với tôi rằng: “Bạn đã làm tốt lắm”.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về Chất lượng không khí AQI

Gửi thầy giáo Tiếng Anh

Đã lâu không gặp thầy giáo rồi. Dạo này thầy có khỏe không ạ? Thầy về nước một thời gian liệu có nhớ Việt Nam và cập nhật tin tức về Việt Nam thường xuyên không nhỉ?

Em chắc là có vì từ xưa đến nay thầy như có một sợi dây tình cảm với Việt Nam vậy. Trong các bài luận thầy giáo thường đề cập tới những mặt văn hóa, đời sống, xã hội rất cụ thể của Việt Nam.

Nếu thầy đang dạy học ở Việt Nam em đoán thầy sẽ giao các bài luận về tình trạng chỉ số chất lượng không khí lên mức báo động nguy hiểm, vì thường thầy rất quan tâm đến vấn đề môi trường.

Mấy ngày gần đây nếu thầy check trên mạng thì sẽ thấy chỉ số chất lượng không khí ở Việt Nam thường xuyên lên mức báo động tím, mức ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Thực ra trước hết phải nói rằng em vẫn cảm thấy may khi ngày nay có nhiều hệ thống quan trắc chất lượng không khí để chúng ta biết được thực trạng và có biện pháp đối phó tức thời.

Ví dụ như chúng ta có thể chuẩn bị sẵn khẩu trang chống bụi mịn để đeo khi thấy chỉ số chất lượng không khí lên mức báo động, hay hạn chế ra ngoài những lúc ấy.

Tuy nhiên về căn bản Việt Nam và các thành phố hứng chịu không khí ô nhiễm thường xuyên cần có những giải pháp căn cơ để hạn chế sự nguy hại này.

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí. AQI cao là do sự gia tăng khí thải, ví dụ như vào giờ cao điểm, phương tiện giao thông đi lại nhiều, hoặc khi có cháy rừng, hoặc không khí ô nhiễm không thoát ra khỏi một vị trí xác định nào đó.

Đó còn là do không khí ứ đọng gây ra bởi hiện tượng xoáy nghịch, nghịch nhiệt, hay gió thổi chậm.

Trong những thời kỳ mà tình trạng không khí cực kì kém, khi AQI cao đến mức phơi nhiễm cấp tính có thể gây ra tác hại nặng nề cho sức khỏe cộng đồng, nhất là những người thuộc nhóm nhạy cảm chẳng hạn như người già, trẻ em và những người có tiền sử hô hấp hoặc tim mạch…

Vậy nên em nghĩ các cơ quan chức năng sẽ cần có những kế hoạch cụ thể, chẳng hạn như giảm thiểu nguồn phát khí thải lớn như các nhà máy, công xưởng, công trường xây dựng để giảm lượng khí thải cho đến khi sự độc hại giảm bớt.

Hoặc chúng ta sẽ cần một phong trào kêu gọi và tạo điều kiện cho mọi người sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn…

Khi nào trở lại Việt Nam hy vọng thầy sẽ lại cùng tham gia các phong trào vì môi trường xanh, và chủ đề thời gian tới chắc hẳn sẽ tập trung một chút vào chất lượng không khí.

Ở Việt Nam cũng cần kinh nghiệm của các nước đã làm những gì nữa thầy giáo ạ.

Hẹn sớm gặp lại thầy.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về Người lớn sử dụng Facebook

Gửi mẹ thân yêu của con

Năm ngoái mẹ có nhờ con lập hộ mẹ tài khoản Facebook mà con nhất quyết không chịu làm nhỉ. Nhớ lại lúc đấy con cũng thật ương ngạnh, nhưng chỉ là con thấy thế giới trên Facebook của mình sẽ mất đi sự tự do nếu mẹ tham gia vào.

Với cả con cũng rất ngại nếu mẹ thấy những mặt trái trên mạng xã hội rồi lại suốt ngày lo lắng về con. Trên Facebook nhiều người có thể đăng những hình ảnh nội dung không lành mạnh chỉ với mục đích là được chú ý, hay dùng những lời nói không văn minh.

Rồi trên mạng còn thường xuyên diễn ra các kiểu lừa đảo mà nhiều người sẽ dễ mắc bẫy nếu thiếu tỉnh táo. Nhiều cô bác đã bị mất tiền khi nghe theo tin nhắn trúng thưởng trên Facebook, có khi lại mất cả chục triệu vì tưởng rằng đang chuyển tiền cho người thân mà không biết rằng tài khoản đó đã bị hack.

Hơn nữa Facebook cũng rất dễ gây phụ thuộc và xao nhãng những việc cần thiết. Người ta không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa vẫn có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi, người ta không cần đi nhiều mà vẫn có thể cập nhật thông tin các ngóc ngách trên thế giới.

Đến nỗi nhiều khi người ta dùng Facebook quá nhiều đến nỗi khi bước ra thế giới thật cảm thấy thật lạ lẫm, thiếu thực tế, không xác định được hướng đi của mình. Nhiều khi vì Facebook mà tình cảm của bố mẹ và con cái ngày càng rạn nứt, bạn bè thì xa dần nhau…

Nhưng giờ suy nghĩ kỹ lại thì con thấy cũng không cần quá lo lắng đến vậy, chỉ cần mất thời gian đầu để làm quen và có thêm sự trợ giúp của các con thì sẽ ổn.

Mẹ và tất cả mọi người dù ở lứa tuổi nào đều còn có cuộc sống riêng và muốn chia sẻ với mọi người, nên thực ra con thấy nên ủng hộ mẹ dùng Facebook.

Và con cũng sẽ khá vui vì có mẹ sẵn sàng cùng các con cập nhật tìm hiểu những cái mới.

Hy vọng mẹ và các con sẽ có thêm một nơi để hiểu nhau hơn.

Bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 gửi Ông già Noel

Ông già Noel kính mến.

Trước nay cháu đều viết thư cho ông trước mùa Giáng sinh để xin quà, và bằng một cách nào đó đều nhận được món quà mình mong muốn. Năm nay thì cháu sẽ không xin quà nữa ông ạ, dù cháu đang rất thích có một chiếc iPad.

Bởi, nếu nghĩ kỹ thì iPad cũng chỉ để chơi game, xem phim. Cháu đã có một chiếc điện thoại tạm đủ dùng để vui chơi giải trí những lúc rảnh thời gian. Và quan trọng là cháu không muốn cuộc sống của mình bị lệ thuộc vào máy móc, công nghệ.

Ông biết không, công nghệ đang hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống và đem đến cho con người những lợi ích không thể phủ nhận. Nhờ có công nghệ mà cuộc sống ngày một tốt hơn, sức lao động được tiết kiệm. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực cũng xuất hiện khi sự lệ thuộc vào công nghệ trở nên quá cao.

Đôi khi vì có điện thoại thông minh quá tiện ích mà người ta trở nên lười vận động, những mối quan hệ cũng trở nên lạnh lùng, khô cứng khi đa số lựa chọn việc duy trì việc gặp gỡ, trò chuyện, quan tâm chỉ qua những lời nhắn bằng mạng xã hội.

Nhiều khi ông sẽ thấy trong các cuộc gặp gỡ bạn bè, hay thậm chí trong cả những bữa cơm gia đình, thì các thành viên không nói chuyện, hỏi han, tán gẫu với nhau, mà mỗi người đều cầm một chiếc điện thoại và chìm đắm vào thế giới của riêng mình.

Hơn nữa cháu cũng có em và không muốn trở thành tấm gương về sự lệ thuộc vào điện thoại, iPad. Ai cũng biết ngồi quá nhiều trước máy tính, điện thoại mà ít hoạt động thì cơ thể con người trở nên nặng nề, ì ạch, dễ mắc các căn bệnh về mắt, tay, đốt sống, tim mạch…

Đó là chưa kể, thời đại Internet toàn cầu cũng có thể khiến cho bộ phận giới trẻ, học sinh, sinh viên tiếp xúc với những văn hóa phẩm thiếu lành mạnh, không đúng lứa tuổi; những bài tuyên truyền, xuyên tạc từ các đối tượng xấu mà ta khó kiểm soát.

Vì thế ông già Noel ạ, năm nay cháu sẽ không xin quà đâu. Điều cháu mong muốn nhất lúc này là niềm an vui, hạnh phúc đích thực của mỗi người thân trong gia đình.

Và cháu cũng chúc ông có thật nhiều niềm vui trong mùa Giáng sinh ông nhé.

……………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/bai-mau-cuoc-thi-viet-thu-upu-32979/feed 0
Giải Bộ Đề Trắc Nghiệm Kỳ Thi THPT Môn Toán https://quatangtiny.com/giai-bo-de-trac-nghiem-ky-thi-thpt-mon-toan https://quatangtiny.com/giai-bo-de-trac-nghiem-ky-thi-thpt-mon-toan#respond Thu, 12 Mar 2020 19:00:59 +0000 https://quatangtiny.com/giai-bo-de-trac-nghiem-ky-thi-thpt-mon-toan

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  3. Điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2020
]]>
Giải Bộ Đề Trắc Nghiệm Kỳ Thi THPT Môn Toán cung cấp cho các bạn một ngân hàng đề thi trắc nghiệm môn Toán THPT có chất lượng theo đúng cấu trúc của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng tất cả các phương pháp có thể để tìm ra được đáp án đúng.

 

]]>
https://quatangtiny.com/giai-bo-de-trac-nghiem-ky-thi-thpt-mon-toan/feed 0