Sáng kiến kinh nghiệm Lớp 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt bài Tập đọc nhạc, Tài Liệu Học Thi mời các bạn cùng tham khảo mẫu Sáng kiến kinh nghiệm Lớp 4: Hướng dẫn
Sáng kiến kinh nghiệm Lớp 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt bài Tập đọc nhạc là tài liệu vô cùng hữu ích mà Donwload.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng tham khảo.
Hy vọng với các tài liệu này, sẽ giúp quý thầy cô, các cấp cán bộ quản lý phần nào đạt hiệu quả hơn trong giảng dạy và công tác. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn đọc giả cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Sáng kiến kinh nghiệm Lớp 4:
Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt bài Tập đọc nhạc
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Âm nhạc ngày nay là một môn học nghệ thuật đã trở thành một trong những môn học chính thức của chương trình đào tạo phổ thông bắt đầu ở các lớp đầu tiểu học.Vì Âm nhạc tạo cho đời sống con người thêm lạc quan yêu đời, Âm nhạc có ở mọi lúc mọi nơi trên toàn thế giới.Việc rèn luyện cho các em phát triển kỹ năng nghe nhạc nó góp phần phát triển toàn diện các em học sinh từ thể chất đến tinh thần để tạo nên một con người năng động lạc quan yêu đời sáng tạo nhất là phát triển nhân cách cho các em đối với học sinh tiểu học. Âm nhạc như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng thế giới tinh thần giúp các em cảm nhận những vẻ đẹp trong tâm hồn, trong thiên nhiên, cuộc sống
Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt.
Tuổi thơ hiếu động sống bằng tình cảm nên rất dễ tiếp cận với Âm nhạc. Một bài hát hay với nội dung giáo dục tốt chắc chắn sẽ được các em tiếp thu dễ dàng hơn, chính vì vậy mà các em cần được giáo dục Âm nhạc càng sớm càng tốt.
Học Âm nhạc các em yêu thích bộ môn nghệ thuật này cảm thụ và cảm nhận được cái hay cái đẹp của âm thanh qua các bài hát các bài tập đọc nhạc mà các em được học trực tiếp làm cho các em thêm yêu quý và trân trọng các sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông để lại như các bài hát bài dân ca bài đồng dao.
Ở lớp 1, 2, 3 Âm nhạc là một phần của môn nghệ thuật (gồm cả mĩ thuật và thủ công. Phương pháp dạy học Âm nhạc ở lớp 1, 2, 3 tương đối giống nhau và chỉ 2 phân môn là học hát và phát triển khả năng nghe nhạc. Sang đến lớp 4 Âm nhạc là môn học riêng có sách giáo khoa cho học sinh và sách hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên. Ở lớp 4 các em bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, ngoài học hát các em còn có thêm phân môn là tập đọc nhạc học hát và học những ký hiệu ghi chép nhạc và đọc được bài tập đọc nhạc.
Khi tập đọc nhạc tốt nó sẽ giúp các em học sinh dễ dàng cảm nhận giai điệu và ghép lời ca một cách chính xác hơn giúp các em thêm tự tin khi học hát. Tập đọc nhạc giúp các em hiểu biết nhiều hơn về nghệ thuật Âm nhạc thông qua việc ghi nhớ các nốt nhạc, ký hiệu Âm nhạc. Học sinh biết thêm nhiều bản nhạc hay ngoài ra tập đọc nhạc còn phát triển khả năng nghe sự cảm thụ Âm nhạc và năng khiếu Âm nhạc cho học sinh, giúp các em có một kiến thức cơ bản vững chắc về nhạc lý để làm nền tảng cho các em học tốt hơn chương trình Âm nhạc các lớp sau tốt hơn.
Bản thân là giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc qua thời gian giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình tôi nhận thấy các em rất yêu thích môn học này, và ở lớp 4 có phân môn tập đọc nhạc, ghi chép nhạc là một phân môn mới mà các em mới được làm quen nên để các em thực hiện tốt yêu cầu của bài học người giáo viên cần có những phương pháp truyền đạt khoa học, hướng dẫn thật tốt và hiệu quả giúp các em nắm được mục tiêu bài học. Trong thực tại việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ môn Âm nhạc ở tiểu học có rất nhiều ý kiến khác nhau. Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này do giáo viên đứng lớp giảng dạy chưa có giáo viên bộ môn riêng, bên cạnh đó là sự thiếu hụt về phương tiện dạy học như là nhạc cụ cùng với phương pháp giảng dạy cũ kỹ chủ yếu là dạy hát dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng. Do đó kết quả đạt chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức bộ môn. Từ thực tế đó tôi đã mạnh dạn đưa ra vài ý về phương pháp giảng dạy hướng dẫn học sinh thực hiện tốt bài tập đọc nhạc.
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1.Thuận lợi
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho thầy trò, Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên giáo viên có nhiều sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học phục vụ tốt cho bộ môn giảng dạy.
Giáo viên luôn tham khảo chương trình Âm nhạc trước khi lên lớp, điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp dụng phương pháp dạy học tích cực gây được hứng thú cho học sinh.
Học sinh rất yêu thích bộ môn Âm nhạc thích hát thích được biểu diễn.
Khi lên lớp có đầy đủ nhạc cụ như đàn, thanh phách, băng nhạc máy nghe….
2/ Khó khăn
Trường học thuộc vùng nông thôn nên đa số phụ huynh phải vất vả suốt ngày nơi đồng án các nhà máy xí nghiệp ít có thời gian quan tâm con cái, chưa đánh giá tầm quan trọng đối với các hoạt động nghệ thuật trong sự phát triển của học sinh.
Hoạt động Âm nhạc còn thực hiện trên lớp chưa có điều kiện có phòng học Âm nhạc riêng.
Một số học sinh chưa nắm chắc vị trí nốt nhạc, hình nốt tên nốt nhạc trên khuông, chưa thể hiện được cao độ trường độ bài tập đọc nhạc theo yêu cầu và ghép lời ca chưa đồng đều.
3/ Số liệu thống kê
Lớp |
Số học sinh |
Hoàn thành(A+) |
Hoàn thành(A) |
Chưa hoàn thành (B) |
4/1 |
36 |
3 HS = 8,3 % |
33 HS = 91,7 % |
|
4/2 |
36 |
4HS = 11 % |
32 HS = 89% |
Phần tập đọc nhạc khoảng 55 % học sinh hoàn thành.
III NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1/ Cơ sở lý luận
Âm nhạc là môn học môn học mang tính nghệ thuật cao, nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, đam mê và một chút năng khiếu mà điều này không phải học sinh nào cũng có được. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học để các em có thể học tốt và đạt kết quả tốt hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền đạt của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập các em cùng với sự quan tâm và chăm sóc tạo điều kiện của gia đình và xã hội.
Bởi vậy việc dạy Âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa Âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật Âm nhạc, bước đầu giúp các em làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng.
Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát nghe ca nhạc giáo dục năng lực cảm thụ Âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp phần làm thư giản đầu óc trẻ em làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học.
Vậy làm thế nào để các em hát đúng giai điệu đúng tính chất các bài hát đọc đúng độ cao, trường độ, tiết tấu các nốt nhạc trong một bài tập đọc nhạc.Giáo viên phải biết xác định tầm giọng cho phù hợp lứa tuổi học sinh ,giúp các em có một chút kiến thức về nhạc lý các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn hình nốt như nốt móc đơn nốt đen, nốt trắng…tốc độ thể hiện khác nhau để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ Âm nhạc.Ngoài ra người giáo viên phải biết tạo cho các em một tâm thế thoải mái ,tự tin một hứng thú tràn đầy khi học Âm nhạc.
Là một giáo viên qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình, bản thân ít nhiều đã rút ra được những kinh nghiệm trong công tác.Tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức môn học đặc biệt là kiến thức đọc và chép nhạc của các em là chưa cao nhiều em còn rất lúng túng vì các em mới được làm quen với phân môn tập đọc nhạc.
Đứng trước những hạn chế thực tế tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em về phương pháp tập đọc nhạc để các em thực hiện phân môn tập đọc nhạc tốt hơn làm nền tảng các em học tốt ở chương trình Âm nhạc lớp 5 và các cấp học tiếp theo.
2/ Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả gây được hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Ở các lớp dưới các em được làm quen với kỹ năng ca hát, phát âm quan sát nghe và cảm thụ bài hát và tập hát truyền cảm và tập gỏ đệm các kiểu cho đúng và nhịp nhàng. Sang lớp 4 các kỹ thuật đó vẫn được duy trì nhưng được nâng cao hơn. Ở lớp 4 các em được làm quen với một phân môn mới trong học Âm nhạc đó là phân môn tập đọc nhạc, các em sẽ tiếp nhận ra âm thanh cao thấp tương ứng các vị trí nốt nhạc trên khuông từ 2 đến 3 âm 4- 5 âm trong phạm vi quãng 8 và tập đọc một bài nhạc vì vậy giáo viên phải nắm vững phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em học sinh một cách tốt nhất.
Để thực hiện tốt bài tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ta cần giải quyết các vấn đề sau.
a/ Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết nhạc:
Ở lớp 3 các em đã được học cơ bản về nhạc lý như khuông nhạc, khóa son, dòng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc….Để có thể học tập đọc nhạc tốt phải nắm rõ các kiến thức cơ bản về nhạc lý khi nhìn vào bài tập đọc nhạc các em mới đọc nhạc tốt được.
Giáo viên cần ôn tập lại kiến thức cũ cho học sinh.Cho học sinh nhận biết lại các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn..dấu lặng đen, lặng đơn. Có thể ôn tập với nhiều hình thức thông qua trò chơi nhận biết các nốt nhạc và tên nốt nhạc như (Đô, rê, mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh đọc tên nốt nhạc bằng trò chơi khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3.
Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: giáo viên nói son đen, la trắng, mi móc đơn …học sinh đính nốt nhạc bằng bảng nam châm đính nốt nhạc vào khuông nhạc đúng vị trí từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em. Hoặc cho các em nhớ lại vị trí các nốt nhạc bằng khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3.
Giáo viên giới thiệu về cách đánh nhịp, vạch nhịp, vạch kết thúc bài về dấu luyến, dấu quay lại
b/ Thực hiện đúng cao độ và trường độ .
học sinh tiểu học chưa có kiến thức về nhạc lý nhiều nên việc dạy bài tập đọc nhạc tránh nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý đến thực hành.
Thông thường người ta tách ra 2 yếu tố độ cao, độ dài âm thanh để luyện riêng khi thuần thục mới ghép lại độ cao và độ dài cho học sinh.
*Luyện tập về cao độ
Học sinh tiểu học chưa quen với độ cao các nốt nhạc nên luyện tập về cao độ là rất khó đối với các em. Giáo viên dùng đàn organ đánh giai điệu một lần cho học sinh nghe sau đó đàn từng câu học sinh nghe nhìn từng nốt nhạc để đọc.Với các em phải tiến hành từ những âm dễ đọc nhất phù hợp tầm cử giọng các em rồi mới mở rộng thành 5 âm, 6 âm. Trước hết tập những vần ít âm với âm son làm trung tâm như (mi son la son đô) đến quãng 5 (Rê mi pha son la hay Đô rê mi pha son). Sau khi hình thành thang 5 âm ta dạy tiếp quãng 6 ghép lại (Đô rê mi pha son la) và tùy vào từng bài tập đọc nhạc mà ta luyện cao độ cho phù hợp.
Giáo viên ghi chữ theo tên nốt ví dụ : Đô là Đ, son là S, mi là M…cho học sinh dễ nhìn và nhớ đọc khi chưa quen.
Giáo viên ghi thang âm của bài tập đọc nhạc vào bảng phụ sau đó đàn một lần cho học sinh nghe cho học sinh đọc từng nốt của thang âm theo đàn khi học sinh đọc tốt rồi giáo viên có thể cho học sinh đọc cao độ của bài tập đọc nhạc, cho học sinh đọc theo cao độ từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, hoặc cho đọc theo cặp 2 nốt trong phạm vi quãng tám. Quan trọng nhất là tập cao độ trên nền giai điệu của bài tập đọc nhạc sẽ học để các em dễ dàng bắt vào cao độ của bài tập đọc nhạc.
*Luyện tập về trường độ
Học sinh tiểu học nếu kết hợp đọc cao độ và tiết tấu ngay cùng một lúc sẽ làm cho học sinh lúng túng nhất là đối với những học sinh không có năng khiếu. Để học sinh tiếp thu một cách dễ dàng, giáo viên dạy luyện tập trường độ riêng bằng cách gõ tiết tấu lấy đơn vị phách làm cơ sở có thể vỗ tay theo phách hoặc theo tiết tấu.
Giáo viên ghi tiết tấu của bài tập đọc nhạc vào bảng phụ cho học sinh luyện tập tiết tấu của bài. Có thể cho học sinh vỗ tay hoặc dùng thanh phách nhạc cụ để gõ. Để học sinh thích thú tạo không khí sinh động giáo viên có thể cho các em gõ tiết tấu và đọc bằng các tiếng tượng thanh ví dụ như: rinh, tùng, cắc, ếch, ộp…. Hoặc đọc các âm với những tên gần gũi với ký hiệu Âm nhạc như nốt đen đọc là “đen”, nốt móc đơn đọc là “đơn”, dấu lặng đọc là “lặng”, nốt trắng đọc là “trắng”.
Luyện tập tiết tấu giúp các em biết độ dài các nốt nhạc, luyện tập tiết tấu dựa vào từng bài tập đọc nhạc.
Luyện tập đọc tiết tấu bằng âm tượng thanh kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm bằng nhạc cụ làm cho lớp học sinh động học sinh khắc sâu kiến thức .
Khi học sinh luyện tập tiết tấu tốt thì học sinh sẽ áp dụng vào bài tập đọc nhạc tốt hơn.
Trong quá trình giảng dạy thực hành luyện tập tiết tấu giáo viên phải vận dụng các phương pháp linh hoạt hoặc dưới dạng trò chơi tổ chức nhóm, tổ, bàn …học sinh luyện tập phù hợp với từng bài.
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết