Lịch sử 6 Bài 5: Chuyển biến kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy, Soạn Sử 6 trang 22→25 sách Cánh diều được biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK, giúp các
Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 5 trang 22 giúp các bạn học sinh lớp 6 nhanh chóng giải được các bài tập phần câu hỏi và phần luyện tập vận dụng. Đồng thời nắm vững kiến thức về những chuyển biến kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy.
Soạn Sử 6 trang 22→25 sách Cánh diều được biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Lịch Sử 6. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Xem Tắt
Trả lời câu hỏi phần Nội dung bài học
1. Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy
❓Quan sát các hình từ 5.1 đến 5.4 và đọc thông tin, hãy:
Trình bày quá trình phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy
Nêu ra vai trò của kim loại đối với sản xuất và đời sống của con người cuối thời nguyên thủy.
Gợi ý đáp án
Quá trình phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy:
- Ban đầu, con người nhặt được những khối đồng nguyên chất (đồng đỏ) bị nóng chảy và vón cục lại.
- Từ thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện và chế tác công cụ lao đồng bằng đồng đỏ, đồng thau.
- Đến cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.
Nhờ có kim loại đã giúp diện tích canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng => năng suất lao động tăng, sản phẩm không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa.
2. Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy
❓Quan sát sơ đồ hình 5.5, hãy:
- Nêu sự chuyển biến trong đời sống xã hội của người nguyên thuỷ khi kim loại xuất hiện.
- Cho biết mối quan hệ giữa người với người trong xã hội có giai cấp có gì khác so với xã hội nguyên thuỷ.
- Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông thể hiện như thể nào?
Gợi ý đáp án
Quan sát hình 5.5 ta thấy:
- Khi kim loại xuất hiện, đời sống xã hội của người nguyên thủy có sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội giai cấp.
- Nếu như mối quan hệ giữa người và người trong xã hội nguyên thủy là quan hệ bình đẳng thì mối quan hệ giữa người và người trong xã hội có giai cấp là quan hệ bất bình đẳng.
Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông thể hiện: cư dân đã sinh sống và canh tác nông nghiệp ven các dòng sông lớn. Họ sống quây quần và gắn bó với nhau để cùng làm thủy lợi, sản xuất nông nghiệp -> mối quan hệ giữa người với người vẫn rất gần gũi, mật thiết.
3. Việt Nam cuối thời nguyên thủy
❓Quan sát các hình từ 5.6 và 5.8 và đọc thông tin, hãy cho biết kinh tế Việt Nam cuối thời nguyên thủy có chuyển biến như thế nào?
Gợi ý đáp án
Cuối thời nguyên thủy những chuyển biến về kinh tế Việt Nam gắn liền với các nền văn hóa tiêu biểu như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Cụ thể:
Từ văn hóa Phùng Nguyên, người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.
Đến văn hóa Đồng Đậu, đặc biệt là văn hóa Gò Mun, công cụ bằng đồng thau nhiều hơn về số lượng và chủng loại.
Cuối thời nguyên thủy, con người dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những dòng sông lớn (sông Hồng, sông Mã, sông Cả (sông Lam),…)
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng
Câu 1
Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy. Chuyển biến nào quan trọng nhất? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy:
- Chuyển biến về kinh tế: Con người phát hiện ra kim loại và chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ, đồng thau và bằng sắt.
- Chuyển biến về xã hội: Chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. Riêng ở phương Đông, cư dân đã sinh sống quây quần và canh tác nông nghiệp nên mối quan hệ giữa người với người vẫn rất gần gũi, mật thiết.
Trong đó, chuyển biến kinh tế là quan trọng nhất. Từ việc phát hiện ra kim loại, chế tác ra công cụ kim loại nên diện tích sản xuất và canh tác càng mở rộng, năng suất tăng cao, sản phẩm dư thừa => Xã hội có sự phân hóa thành người giàu và người nghèo.
Câu 2
Khái quát những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời nguyên thủy.
Gợi ý đáp án
Những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời nguyên thủy:
- Về kinh tế: Biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau, số lượng lớn hơn và phong phú hơn về chủng loại
- Về xã hội: Con người dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những con sông lớn và dần ổn định.
Câu 3
Kể tên một số vật dụng bằng kim loại hiện nay mà em biết. Từ đó, phát biểu suy nghĩa của em về ý nghĩa của việc phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy?
Gợi ý đáp án
Một số vật dụng bằng kim loại hiện nay mà em biết:
- Đồ dùng sản xuất: liềm, kìm, búa, cuốc, xẻng, cày,…
- Đồ dùng gia đình: xoong, nồi, chảo, thìa, dao…
- Đồ dùng công nghiệp: Các loại máy móc công nghiệp…
Ý nghĩa của việc phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy:
Có thể nói, việc phát hiện ra kim loại để làm công cụ lao động có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước kia con người chỉ biết sử dụng đá để làm công cụ. Cho tới khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra đồng kim loại. Đồng kim loại rất mềm, nên chủ yếu dùng làm đồ trang sức. Sau đó họ biết pha đồng với thiếc và chì cho đồng cứng hơn, gọi là đồng thau. Từ đó, người ta đã đúc ra được các loại rìu, cuốc, thương giáo, lao, mũi tên, trống đồng,v.v… Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt để làm lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm, dao găm, v.v… Như vậy, nhờ có công cụ kim khí, con người có thể khai phá thêm đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa…