Nếu biết chọn lựa cũng như chế biến cẩn thận thì bà bầu ăn nấm trong thời gian mang thai là điều khá an toàn. Ngoài ra, món ăn này còn giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Nấm là món ăn ngon và hấp dẫn đồng thời còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thật ra, việc bà bầu ăn nấm không có sự hạn chế nào về mặt y khoa khiến bạn phải tránh xa món ăn này. Nấm còn là lựa chọn tốt cho thai nhi, vì trong giai đoạn này, bé yêu cần nhiều dinh dưỡng từ mẹ để phát triển.
Bạn Đang Xem: Mẹ cho con bú có ăn được nấm tràm không
Xem Tắt
Bà bầu ăn nấm có được không?
Ăn nấm tươi hay nấm chưa qua nấu chín có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn? Có lẽ bạn nên tránh xa các loại nấm nhiều màu, có độc và nấm chưa được nấu chín, còn lại những loại nấm khác đều tốt cho sức khỏe của bạn.
Các loại nấm bà bầu không nên ăn
- Nấm có bề ngoài đẹp, nhiều màu sắc thường là nấm độc vì có chứa psilocybin, một chất tác động đến thần kinh và ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, bác sĩ đề nghị bà bầu và mẹ đang cho con bú không nên ăn các loại nấm này. Bạn nên cẩn thận khi lựa chọn các loại nấm dại để ăn vì có thể ăn nhầm phải nấm độc nếu không biết.
- Nấm tươi cũng là vấn đề lớn khi chúng là chất sinh ung thư. Vì thế, bác sĩ khuyến khích bà bầu ăn nấm đã qua chế biến như nấu, nướng, sấy khô hay chiết xuất và thuốc từ nấm. Một lượng nhỏ chất sinh ung thư có thể được loại bỏ khi bạn chế biến hay sấy khô nấm. Hơn nữa, nấm qua chế biến sẽ cung cấp nhiều ích lợi cho sức khỏe như tăng cường miễn dịch, cung cấp chất xơ, chất khoáng và vitamin cho cơ thể.
Nấm dùng làm thuốc có lợi cho mẹ bầu
Nhiều chuyên gia về dược liệu tự nhiên và công ty nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên các loại nấm dùng làm thuốc. Các loại nấm này có thể ăn được như nấm bình thường gồm nấm hương, nấm đùi gà.
Nấm được dùng làm thuốc có nhiều lượng beta glucan – là đường polysaccharide và chất xơ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như chống ung thư, kháng nấm, chống oxy hóa và kháng khuẩn.
Lợi ích khi bà bầu ăn nấm
Nấm có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Bà bầu nên kết hợp nấm trong các bữa ăn để có thể nạp những thành phần bổ dưỡng từ nấm. Dưới đây là những lợi ích quan trọng khi ăn nấm:
1. Vitamin B
Nấm có nhiều lượng vitamin B tốt cho da, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.
- Vitamin B gồm thiamine (B1), riboflavin (B2), niacin (B3) và axit pantothenic (B5).
- Một chén nấm mỡ sẽ cung cấp khoảng 8% lượng vitamin B2 cần thiết hàng ngày, đặc biệt tốt cho mẹ bầu.
- Thiamin, niacin và pantothenic giúp hình thành cơ thể khỏe mạnh, đồng thời tăng cường hệ thần kinh cho thai nhi.
2. Vitamin D
Lượng vitamin D nhiều trong nấm đem đến giá trị dinh dưỡng cao:
- Vitamin D điều hòa sự hấp thu của canxi trong cơ thể, giúp hình thành xương và răng cho thai nhi.
- Một chén nấm hương chứa khoảng 12,6IU vitamin D.
- Nấm là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, thường ít thấy trong các nhóm thực phẩm.
3. Bà bầu ăn nấm giúp bổ sung thêm protein
Nấm có chứa lượng protein tốt cho cơ thể, giúp sự phát triển của thai nhi và hình thành khối cơ.
4. Sắt
Cơ thể bạn cần hemoglobin để hình thành tế bào máu, đặc biệt nhiều hơn khi mang thai. Sắt là nguyên tố chính để hình thành hemoglobin và nấm là nguồn cung cấp sắt tốt cho cơ thể.
5. Chất xơ và chất chống oxy hóa
Nấm còn cung cấp cho cơ thể bạn nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Những chất này sẽ giúp điều hòa cơ thể bạn trong suốt quá trình mang thai.
- Chất chống oxy hóa như selen và ergothionein giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự phá hủy của các gốc tự do trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch
- Bổ sung chất xơ là một trong những cách ngăn ngừa táo bón khi mang thai hữu hiệu. Thành phần này cũng giúp bạn xua tan mệt mỏi, sẵn sàng cho quá trình sinh nở
Mong rằng những chia sẻ vừa rồi đã làm sáng tỏ thắc mắc bà bầu ăn nấm được không. Ngoài những lợi ích, bạn nên lưu ý đến các loại nấm mà mình mua: đảm bảo rằng nấm còn tươi hay còn hạn sử dụng nếu nấm được đóng gói. Trong khi mang thai, bạn nên rửa sạch nấm trước khi chế biến và nên ăn nấm đã được nấu chín nhé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Ngày 30/11/2017 10:04 AM (GMT+7)
Xem Thêm : So sánh chiếu hịch cáo tấu Tháng đầu sau khi sinh con là thời kỳ hồi phục quan trọng của phụ nữ. Trong thời gian này, sản dịch sẽ được loại bỏ dần và tử cung co lại. Lúc này, mẹ cũng cần chăm sóc sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục, lấy sức chăm em bé. Dưới đây là 6 loại thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh bạn không nên bỏ qua. Ăn cá chép, nấm… sau sinh giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch. (Ảnh minh họa) 1. Nấm Sau sinh cơ thể mẹ tương đối yếu, ăn nhiều nấm có thể cải thiện khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các loại virus và vi khuẩn. Đặc biệt, ăn nấm cũng có hiệu quả ngăn chặn sự tấn công của các loại bệnh như cảm lạnh, cảm cúm… Tuy nhiên mẹ cần lưu ý chọn những loại nấm an toàn, còn tươi. Mẹ có thể cho thêm nấm vào các món cháo cũng rất dễ thưởng thức. 2. Lúa mạch Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lúa mạch giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ sản dịch của mẹ sau sinh. Ngoài ra, ăn lúa mạch cũng giúp mẹ giảm cân tự nhiên mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Ngoài lúa mạch, mẹ sau sinh có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng rất có lợi cho sự phục hồi sức khỏe. Các loại rau như củ cải trắng, bí đỏ… cũng nên được cho vào thực đơn của mẹ sau sinh. (Ảnh minh họa) 3. Dầu vừng Dầu vừng giàu axit béo không bão hòa, ăn thường xuyên sẽ góp phần thúc đẩy tử cung co thắt, loại trừ sản dịch và hồi phục nhanh hơn. Hơn nữa, ăn dầu vừng cũng giúp mẹ sau sinh giải quyết vấn đề táo bón. Xem Thêm : Hoàng thượng đừng nghịch Review 4. Củ cải trắng Củ cải trắng ngọt mát, dễ ăn là loại rau được nhiều mẹ sau sinh yêu thích. Đối với những mẹ sinh mổ, ăn củ cải trắng có thể giúp vết mổ nhanh lành hơn. Ăn nhiều rau giúp mẹ giải quyết vấn đề táo bón sau sinh. (Ảnh minh họa) 5. Bí đỏ Bí đỏ chứa nhiều pectin, có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Ngoài ra, bí đỏ còn có tác dụng chữa thiếu máu và hỗ trợ các mẹ nhanh có được nguồn sữa dồi dào cho bé. 6. Cá chép Cá chép lành, giàu đạm giúp cải thiện khả năng vận động của cơ thể sau sinh, tăng cường sức mạnh thể chất và tử cung nhanh co lại. Ngoài ra, những mẹ bị ít sữa, thiếu sữa cũng nên ăn cá chép vì nó giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất prolactin. Cá chép mẹ có thể chiên ít dầu hoặc nấu canh, nấu cháo… Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. Xem thêm chủ đề Ăn uống sau sinh Theo Minh An (Dịch từ Sohu) (Khám Phá) Tin liên quan
Tài trợ | Giảm cân an toàn tại nhà
Tin bài cùng chủ đề Ăn uống sau sinh
Nguồn: https://quatangtiny.com
Danh mục: Blog