Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mầm non, Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mầm non để quý thầy cô cùng tham khảo.
Đây là sáng kiến kinh nghiệm bậc Mầm non hay dành cho các thầy cô cùng tham khảo, nhằm đổi mới nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo. Ngoài ra các thầy cô giáo tham khảo thêm mẫu sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Mầm non, Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Sáng kiến kinh nghiệm
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mầm non
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống con người. Nếu thiếu âm nhạc thì cuộc sống của con người chẳng khác gì cây xanh thiếu ánh sáng mặt trời để quang hợp.Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, trong trẻo của âm nhạc là dòng sữa ngọt ngào giúp trẻ phát triển toàn diện.
Không như các loại hình nghệ thuật khác: hội hoạ, văn học, điện ảnh…, âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hòa âm, tiết tấu…cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình.
Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ tâm lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng.Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh mẽ, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc.
Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc.
Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ ,bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.
Hiện nay, chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả đạt được chưa cao so với yêu cầu.Vì vậy, áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ mẫu giáo vận động theo nhạc là một việc làm cấp thiết cần được chú trọng. Một giáo viên tâm huyết với nghề dạy trẻ, tôi luôn trăn trở, nghiên cứu làm sao để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình.Nhận thức được điều đó , tôi đề ra :Vai trò của âm nhạc và những biện pháp dạy trẻ 4- 5 tuổi vận động theo nhạc ở trường mầm non.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ,phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người,làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn nữa cho những giai đoạn tiếp theo trong đó có âm nhạc.
Nghiên cứu các hoạt động vận động theo nhạc của trẻ Mẫu giáo nhất là trẻ ở tuổi lớp chồi. Để tìm ra được những biện pháp tốt nhất, nâng cao chất lượng dạy nhằm hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ.
Những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ ở trường mầm non…………………….
Qua nghiên cứu tôi thấy trước hết cần phải nắm bắt được vai trò của âm nhạc quan trọng đối với sự phát triển của trẻ thế nào? Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tuệ gồm: Ca hát,nghe nhạc,vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc,không những thế âm nhạc còn là phương tiện giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ.
+ Tác phẩm âm nhạc về gia đình giáo dục trẻ lòng kính yêu ông bà ,cha mẹ.
+ Tác phẩm âm nhạc về Bác Hồ giáo dục trẻ lòng kính yêu lãnh tụ.
+ Tác phẩm âm nhạc nước ngoài giáo dục trẻ hiểu biết thêm các dân tộc trên thế giới từ đó tình đoàn kết, gắn bó giữa trẻ sẽ được nảy sinh trong khi cùng hát múa.
Và từ đó có thêm điều quan trọng nữa là khái niệm vận động theo nhạc.Vậy vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo bài hát tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách.
Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi Mầm non có thể chia làm 2 nhóm trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác.
* Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảy…trẻ nghe và phân biệt cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu.
* Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận động theo nhạc.
Tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múa…đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động có chức năng riêng, do đó cũng khác nhau về yêu cầu.
Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm và được tiến hành ngay khi làm quen với tác phẩm. Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với tác phẩm, không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét…
Múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp. Các bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca. tuy nhiên không phải bài hát nào cũng xây dựng thành điệu múa. Do đặc điểm tư duy trực quan hình tượng của trẻ mà múa có thể là những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinh hoạt, mô tả thiên nhiên…Các chất liệu cơ bản của dân gian các dân tộc Việt Nam, múa hiện đại cũng được khai thác. Múa được sử dụng chủ yếu với độ tuổi Mẫu giáo. Cùng với sự phát triển của trẻ thì kĩ năng múa của trẻ ngày càng rõ ràng và đa dạng.
Vận động theo nhạc giáo dục nhịp điệu cho trẻ bằng sự vận động của cơ thể, phù hợp với tính năng động của trẻ.
Ở lứa tuổi này trẻ biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc, thay đổi bước chuyển động theo điệu nhạc , từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sang tốc độ nhanh hơn hoặc thực hiện các bước nhảy: Bước nhảy thẳng, xoay tròn, biết xoay xung quanh bạn và nhảy vòng tròn một mình, nhảy đổi nhóm, từ nhóm nhảy toả ra theo các hướng rồi tụ lại, nhảy có cầm đạo cụ, biết chuyển đội hình đơn giản, làm các động tác nhảy chân sáo, đá chéo chân, cùng với người lớn tập dượt các bài hát, truyền đạt các bài mẫu trò chơi.
Trẻ mẫu giáo có khả năng sử dụng các nhạc cụ như phách tre, xắc xô, đệm theo nhịp, tiết tấu chậm,hay vỗ tay theo lời ca. Có thể thổi kèn cho các giai điệu đơn giản trên cơ sở một vài âm thanh.
Đầu năm 20..- 20…, tôi được BGH nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi), theo chương trình giáo dục mầm non mới tôi đã nhận thấy
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
– Trường Mầm non Hoa Hồng nằm ngay ở trung tâm thị xã Buôn Hồ
– Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết,thống nhất.
– Lớp học luôn được sự quan tâm của BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất mua sắm đầy đủ đồ dùng và dụng cụ âm nhạc: như phách,trống,đàn organ, tivi, đầu đĩa,màn hình chiếu…
– Thường xuyên tạo điều kiện cho chúng tôi đi dự chuyên đề ở phòng,ở trường,dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện cho tôi được học tập.
– Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học tự rèn
– Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui tươi,yêu thích hoạt động âm nhạc.
2. Khó khăn:
– Lớp chồi III do tôi phụ trách có đa số cháu là con em nông nghiệp,ít có điều kiện để quan tâm và cho con em tiếp xúc với âm nhạc nhiều.
– Sĩ số lớp đông trong đó có một số cháu mới đi học chưa qua lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé nên chưa có nề nếp học tập, phòng học còn chật hẹp nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ. Và khó khăn nữa không thể không nhắc đến đó là:
– Đặc trưng của miền đất tây nguyên có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nên lớp chồi mà tôi chủ nhiệm không thể không có trẻ đồng bào vì
Vậy việc tổ chức các hoạt động âm nhạc sẽ gặp khó khăn, giáo viên sẽ phải chú ý đến những trẻ đó nhiều hơn vì khả năng tiếp thu của 1 số trẻ đồng bào kém hơn trẻ người kinh.
– Một số trẻ trong lớp cũng chưa nhanh nhẹn khi tham gia hoạt động này.
III. QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA THỰC TIỄN:
Thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non nhất là trẻ ở lứa tuổi lớp chồi ( lớp 4 – 5 tuổi) là quy định và bổn phận của mỗi người giáo viên mầm non. Bản thân tôi luôn tự nhủ mình phải soạn bài không những đầy đủ mà còn phải tỉ mỉ, sắp xếp hợp lí các nội dung cần truyền đạt cho trẻ, phân bố thời gian hợp lí cho từng phần. Nghiên cứu bài dạy đúng phương pháp,chuẩn bị bài bằng giáo án điện tử và kết hợp sử dụng đồ dùng cho cô và trẻ trong hoạt động.
Để khảo sát và đánh giá được kĩ năng vận động của trẻ tôi ra bài tập cho 35 cháu mẫu giáo ở lứa tuổi 2007 lớp chồi III thực hiện
* Bài tập 1:
Các con hãy hát và vỗ tay theo lời ca bài ‘ Tay thơm tay ngoan’ của nhạc sĩ: ‘Bùi Đình Thảo’
* Bài tập 2:
Các con hãy múa bài: ‘ Múa cho mẹ xem’ của nhạc sĩ: ‘Xuân Giao’
Tôi đã khảo sát trẻ ở 2 bài tập như sau:
BẢNG KHẢO SÁT KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CỦA TRẺ LỚP CHỒI III.
STT | Họ và tên trẻ | Bài tập 1 | Bài tập 2 | ||
Đạt | Chưa đạt | Đạt | Chưa đạt | ||
1 | Phạm Hồ Quỳnh Anh | * | * | ||
2 | Hoàng Mỹ Anh | * | * | ||
3 | Nguyễn Gia Bảo | * | * | ||
4 | Nguyễn Chí Đạt | * | * | ||
5 | Phan Ngọc Đức | * | * | ||
6 | Nguyễn Văn Diệm | * | * | ||
7 | Nguyễn Hoàng Bảo Huy | * | * | ||
8 | Mô Y Ka | * | * | ||
9 | Mô Y Khương | * | * |
Qua khảo sát tôi nhận xét về bài tập 1 và 2 như sau:
Bài tập 1: số cháu thực hiện là 35 số cháu đạt là 18. Số cháu chưa đạt là 17 chiếm 49%. Các cháu thường mắc lỗi sau:
+ Trẻ vỗ tay theo lời ca không đều
+ Vỗ tay lúc theo nhịp, lúc theo phách, trẻ vỗ không khớp với nhạc
+ Vỗ tay vào phách nhẹ, đưa tay ra vào phách mạnh.
+ Trẻ không tự thực hiện.
Bài tập 2: Số cháu thực hiện đạt là 17 cháu . Số cháu chưa đạt là 18 cháu chiếm 51,4 cháu .Các cháu thường mắc lỗi sau:
+ Trẻ không thuộc động tác
+ Trẻ múa còn lộn xộn giữa các động tác.
+ Động tác của trẻ chưa chính xác.
+ Trẻ múa không khớp với nhạc có lúc nhanh hơn nhạc, có lúc múa chậm hơn nhạc.
+ Trẻ không tự thực hiện.
– Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của trẻ còn thấp đó là:
– Do trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé, do trẻ mới đi học còn nhút nhát không dám thực hiện bài tập.
– Trẻ chưa được ôn luyện vận động theo nhạc nhiều.
– Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động.
– Đồ dùng trực quan còn quá ít, còn sơ sài, chưa đẹp, chưa hấp dẫn.
Trong hoạt động giáo dục âm nhạc, âm nhạc đóng vai trò chủ đạo, còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Trước thực trạng của lớp, tôi nghiên cứu, tìm ra : Vai trò của âm nhạc và những biện pháp dạy trẻ mầm non vận động theo nhạc
…………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết