
Đăng nhập
Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích
Zalo
-
Nóng
-
Mới
-
VIDEO
-
CHỦ ĐỀ
10 loại thực phẩm
bị “cấm kỵ” khi uống thuốc
Có những loại thực
phẩm không nên dùng khi uống thuốc vì nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc,
thậm chí nguy hiểm cho tính mạng. Thực phẩm và thuốc uống có vẻ như chẳng
có mối liên hệ nào với nhau, nhưng hóa ra không phải vậy.
Vậy nên, khi uống bất kì loại thuốc nào, bạn
cần cân nhắc các loại thực phẩm sau đây nhé.
1. Bưởi
Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá
nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm.
Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc
sau:
– Một số thuốc chống dị ứng: Nếu dùng chung
với bưởi có thể gây tử vong cho những người bị bệnh tim.
– Các thuốc an thần,
thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác
chóng mặt.
– Thuốc làm giảm
cholesterol: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng
nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể,
không phát huy được tác dụng,dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp, có thể
dẫn đến suy thận.
Dù ăn hoặc uống nước
ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì
vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chếloại thực phẩm này.
2. Nước cam
Nước cam có chứa nhiều
axit nên không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Theo các bác sĩ
thì nước cam cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh
vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit.
3. Chuối
Chuối có chứa hàm
lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Rất đơn giản,
nếu dùng chung 2 loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến
chứng về tim mạch và huyết áp.
4. Sữa
Sữa không phải là loại
chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp
thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính
hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên
đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi.
Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm
kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
(phô mai, sữa chua…). Bởi vì, canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh,
tạo ra muối canxi không tan trong nước.
Hệ quả: thuốc chỉ được
hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy
giảm đáng kể, hoặc thậm chí không có.
5. Cà phê
Cà phê cũng không được dùng để uống thuốc,
nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Bởi trong cà phê có chứa nhiều caffeine,
nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt.
Thuốc cảm và cà phê
không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường
độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffein –
gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày.
Đây được coi là tác
dụng phụ của thuốc cảm. Vì vậy, khi uống thuốc này cùng cà phê sẽ càng làm cho
phản ứng phụ gia tăng, vì trong cà phê có chất caffein tăng thêm kích thích cho
niêm mạc dạ dày.
6. Trà xanh
Mặc dù trà xanh là thứ đồ uống có nhiều chất
chống oxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư nhưng khi
uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn
nữa.
Không nên uống trà khi
đang uống viên sắt. Hợp chất tananh sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thu
sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém
hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn uống, có thể uống vào thời điểm tối
thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.
7. Tôm
Không nên ăn tôm trước
và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì, chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa
vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
8. Nhâm sâm
Những bệnh nhân bị
tăng huyết áp hoặc thường xuyên phải dùng thuốc huyết áp nên tránh ăn nhân sâm
để tránh gây tăng huyết áp.
9. Tỏi
Tỏi là loại gia vị làm
dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường
huyết trong máu đột ngột.
10. Thực phẩm quá giàu chất xơ
Nếu tiêu thụ thực phẩm
giàu chất xơ khi uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của
dạ dày. Nhóm thực phẩm này nếu dùng chung với thuốc chống suy nhược cũng sẽ cho
kết quả ngược lại.
Việc trùm đầu hay nằm ngửa trong giấc ngủ sẽ khiến
bạn rơi vào trạng thái căng thẳng và đau đầu khi thức dậy vào ngày hôm sau.
Ăn xong đi ngủ ngay
Con người sau khi đi vào giấc ngủ, hoạt động
của các bộ phận có thể đều chậm lại và đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Nếu ăn xong
đi ngủ ngay thì ruột và dạ dày lại phải hoạt động, tăng thêm gánh nặng cho các
cơ quan này, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon mà còn tổn hại cho
sức khỏe.
Nói chuyện trước khi
đi ngủ
.
Nói chuyện nhiều trước khi đi ngủ dễ khiến cho
não bộ hưng phấn, tư duy hoạt bát, bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Hoạt động trí óc quá
nhiều trước khi đi ngủ
Nếu phải học tập hoặc làm việc vào buổi tối,
hãy làm từ sớm để trước khi ngủ, não bạn không căng thẳng. Làm việc quá
khuya,não bạn sẽ rơi vào trạng thái hưng phấn, vì thế mà mặc dù đã nằm trên
giường nhưng bạn khó có thể ngủ ngay. Lâu dần, sự khó ngủ này sẽ dẫn đến những
đêm thức trắng.
Tinh thần quá xúc
động
Cảm xúc hỉ nộ ái ố của con người đều rất dễ
ảnhhưởng đến sự hưng phấn hoặc nhầm lẫn của hệ thần kinh trung ương, khiến bạn
khó vào giấc ngủ, thậm chí mất ngủ. Do đó trước khi đi ngủ không nên quá vui
hoặc quá buồn hoặc lo lắng tức giận, hãy để tinh thần thư thái, như thế bạn sẽ
thấy ngủ ngon không khó.
Uống trà đặc hoặc cà
phê
Trà đặc hay cà phê thuộc loại đồ uống có tính
kích thích, chứa chất cafein khiến tinh thần của bạn tỉnh táo, không thể ngủ
được.
Há miệng khi ngủ
Há miệng khi ngủ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn,
virus trong không khí dễ dàng đi vào cơ thể, gây bệnh cho bạn. Việc này cũng dễ
khiến phổi và dạ dày gặp phải sự kích thích của không khí lạnh và bụi bẩn, dẫn
đến nhiều bệnh về hô hấp.
Trùm đầu khi ngủ
Người già hay sợ lạnh nên thích trùm chăn kín
đầu khi ngủ. Làm như vậy cơ thể sẽ hít vào một lượng CO2 khá lớn do chính mình
thở ra, đồng thời thiếu khí oxy bổ sung cho cơ thể, không hề có lợi cho sức
khỏe.
Nằm ngửa để ngủ
Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên
phải, như vậy xương và cơ toàn thân ở vào trạng thái thả lỏng tự nhiên, dễ dàng
đi vào giấc ngủ. Nằm ngửa nghĩa là xương và cơ toàn thân vẫn ở trạng thái căng
thẳng, không có lợi cho việc loại bỏ mệt mỏi sau một ngày làmviệc, còn rất dễ
khiến bạn gặp ác mộng do cánh tay để lên ngực khi ngủ.
Để ánh đèn chiếu
thẳng vào mắt
Khi ngủ dù mắt nhắm nhưng vẫn cảm giác được
ánh sáng. Để đèn chiếu vào mắt khi ngủ rất dễ khiến tâm thần bất an, khó vào
giấc ngủ sâu, hơn nữa rất dễ bị giật mình tỉnh giấc.
Để gió thổi trực
tiếp vào người khi ngủ
Phòng ngủ nên đảm bảo không khí lưu thông
thoáng mát, nhưng không nên để gió thổi trực tiếp vào người. Khi vào giấc ngủ
sâu, khả năng thích ứng của cơ thể con người đối với thế giới bên ngoài rất
thấp. Nếu để gió thổi trực tiếp vào người, để lâu rất dễ gây cảm lạnh hoặc
trúng gió.