Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo – Tiếng Việt 5 Cánh diều, Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi
Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 98. Qua đó, giúp các em giới thiệu một tác phẩm,câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch mà em đã đọc nói về tình đoàn kết.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Trao đổi Em đọc sách báo của Bài 7: Chung sức, chung lòng – Chủ điểm Cộng đồng theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 98
Câu 1
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc nói về tình đoàn kết.
Gợi ý:
– Câu chuyện bó đũa
– Nhưng mẩu chuyện về tinh thần đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Yên Ngọc Trung, Trần Văn Kim)
– Tớ tôn trọng sự khác biệt (Hi-rô-nô-ri Na-ca-ga-oa)
Trả lời:
Giới thiệu tác phẩm: Câu chuyện bó đũa
Nội dung: Đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết, cha ông ta đã truyền tải những thông điệp thú vị qua câu chuyện bó đũa. Qua câu chuyện bó đũa người đọc học được một bài học sâu sắc về tình đoàn kết trong mối quan hệ giữa con người với con người. Sống đoàn kết giúp chúng ta tạo dựng được mối quan hệ xã hội tốt, gắn bó giữa người với người hay anh em ruột thịt với nhau.
>> Tham khảo: Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc nói về tình đoàn kết
Câu 2
Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu:
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh, câu văn, câu thơ,..) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?
b) Tác phẩm đó có ý nghĩa gì?
Trả lời:
a) Em thích chi tiết người cha đưa từng chiếc đũa cho từng người con bẻ và bài học về sự đoàn kết thông qua bó đũa của người cha
b) Tác phẩm dạy cho người học về tinh thần đoàn kết và tình cảm anh em trong gia đình cần phải hoà thuận đoàn kết lại với nhau không ghen ghét đố kị chia rẽ nhau.