Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp giúp các bạn nắm vững kiến thức sinh học lớp 11 để đạt được
Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật là quá trình tăng về kích thước chiều dài, bề mặt, thể tích của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào. Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Trong bài viết hôm nay Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu đến các bạn tài liệu Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
Qua tài liệu so sánh sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp giúp các bạn nắm vững kiến thức sinh học lớp 11 để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Chúc các bạn học tốt.
Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ngắn gọn
Tiêu chí
|
Sinh trưởng sơ cấp | Sinh trưởng thứ cấp |
Khái niệm | Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao)của thân, rễ | Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ |
Nguyên nhân | Do hoạt động nguyên phân của các tế bào thuộc mô phân sinh đỉnh. | Do hoạt động nguyên phân của các tế bào thuộc mô phân sinh bên. |
Đối tượng | Cây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm | Cây hai lá mầm |
So sánh sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp đầy đủ
Phân biệt |
Sinh trưởng sơ cấp |
Sinh trưởng thứ cấp |
Khái niệm | Là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia tế bào mô phân sinh đỉnh. | Là hình thức sinh trưởng làm thân cây to ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh bên. |
Dạng dây | Một lá mầm và chóp thân hai lá mầm còn non. | Hai lá mầm. |
Nơi sinh trưởng | Mô phân sinh đỉnh. | Mô phân sinh bên (tầng sinh vỏ và tầng sinh mạch). |
Đặc điểm bó mạch | Xếp lộn xộn. | Xếp chồng chất hai bên tầng sinh mạch. |
Kích thước thân | Bé | Lớn |
Dạng sinh trưởng | Sinh trưởng chiều cao. | Sinh trưởng chiều ngang. |
Thời gian sống | Thường sống một năm. | Thường sống nhiều năm. |
Bài tập sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp
Câu 1: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
a/ Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
b/ Bần → Tầng sinh bần→ Mạch rây thứ cấp→ Mạch rây sơ cấp→ Tầng sinh mạch→ Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
c/ Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Gỗ thứ cấp → Tuỷ.
d/ Tầng sinh bần → Bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp→ Tuỷ.
Câu 2: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
a/ Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
b/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
c/ Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
d/ Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 3: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?
a/ Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
b/ Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
c/ Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
d/ Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
Câu 4: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?
a/ Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
b/ Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
c/ Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
d/ Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
Câu 5: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?
a/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.
b/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.
c/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.
d/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.
Câu 6: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?
a/ Ở đỉnh rễ.
b/ Ở thân.
c/ Ở chồi nách.
d/ Ở chồi đỉnh.
Câu 7: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?
a/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía ngoài còn mạch sơ cấp nằm phía trong.
b/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.
c/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía ngoài còn mạch sơ cấp nằm phía trong.
d/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.
Câu 8: Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
a/ Vỏ → Biểu bì → Mạch rây sơ cấp→ Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
b/ Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch→ Gỗ sơ cấp→ Tuỷ.
c/ Biểu bì → Vỏ → Gỗ sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp→ Tuỷ.
d/ Biểu bì → Vỏ → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
Câu 9: Sinh trưởng sơ cấp của cây là:
a/ Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
b/ Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
c/ Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
d/ Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
Câu 10: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?
a/ Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
b/ Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.
c/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.
d/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
Câu 11: Sinh trưởng thứ cấp là:
a/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
b/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
c/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
d/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.
Đáp án
Câu 1: a/ Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
Câu 2: b/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
Câu 3: c/ Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
Câu 4: c/ Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
Câu 5: c/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.
Câu 6 b/ Ở thân.
Câu 7: b/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.
Câu 8: b/ Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
Câu 9: a/ Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 10: b/ Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.
Câu 11: b/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.