Quy định về thi thăng hạng giáo viên 2020, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô Một số quy định về thi thăng hạng giáo viên để quý thầy cô cùng tham khảo.
Giáo viên có bắt buộc thi thăng hạng không, điều kiện gì để giáo viên được thi thăng hạng hay mức lương của giáo viên sẽ được tính như thế nào sau khi thi thăng hạng? Đây là thắc mắc của rất nhiều giáo viên.
Hiểu rõ được điều đó, trong bài viết dưới đây Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu Tổng hợp toàn bộ quy định về thi thăng hạng giáo viên để quý thầy cô cùng tham khảo.
Xem Tắt
- 1 1. Giáo viên không bắt buộc phải thi thăng hạng
- 2 2. Điều kiện để giáo viên thi thăng hạng
- 3 3. Nội dung, hình thức thi thăng hạng của giáo viên
- 4 4. Các trường hợp giáo viên được miễn thi môn ngoại ngữ
- 5 5. Giảm điều kiện chọn người trúng tuyển kỳ thi thăng hạng
- 6 6. Mức phí thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
- 7 7. Mức lương của giáo viên sau khi thăng hạng
1. Giáo viên không bắt buộc phải thi thăng hạng
Bộ Giáo dục khẳng định, thi thăng hạng không phải yêu cầu bắt buộc. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên được thực hiện khi giáo viên có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và có nhu cầu.
Nếu một giáo viên từ lúc vào nghề cho đến khi nhận quyết định nghỉ chế độ không tham gia thăng hạng và vẫn chỉ ở hạng thấp nhất cũng không sao.
Còn trong trường hợp, giáo viên có nhu cầu thăng lên hạng cao hơn, bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng mong muốn được xếp, trong đó có chứng chỉ “Thăng hạng”.
2. Điều kiện để giáo viên thi thăng hạng
Theo quy định tại điều 3 Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT quy định giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi.
- Được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 03 (ba) năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
- Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non; Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học công lập; Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở công lập; Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học phổ thông công lập.
- Giáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư này để dự thi thăng hạng phải có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Nội dung, hình thức thi thăng hạng của giáo viên
Theo quy định tại điều 4, 5 và điều 6 Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT, các vấn đề về thi thăng hạng giáo viên được quy định cụ thể như sau:
STT |
Hình thức thi |
Nội dung thi |
1 |
Kiến thức chung |
|
Thăng từ hạng II lên hạng I |
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong ba hình thức sau: – Tự luận: 150 phút – Trắc nghiệm: 45 phút – Kết hợp tự luận và trắc nghiệm: 120 phút |
– Kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết về pháp luật viên chức. Dung lượng kiến thức của đề thi và nội dung thi về pháp luật viên chức là 30%; về lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 70%. – Giải đáp một số vấn đề trong thực tế của cấp học phù hợp với chức danh giáo viên hạng I… |
Từ hạng III lên hạng II |
Lựa chọn 1 trong ba hình thức: – Tự luận: 120 phút – Trắc nghiệm: 45 phút – Kết hợp tự luận và trắc nghiệm: 90 phút |
– Kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết về pháp luật viên chức (30%), lĩnh vực giáo dục và đào tạo (70%); – Vận dụng kiến thức áp dụng vào thực tiễn… |
Từ hạng IV lên hạng III |
Lựa chọn 1 trong ba hình thức: – Tự luận: 90 phút – Trắc nghiệm: 30 phút – Kết hợp tự luận và trắc nghiệm: 60 phút |
– Kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết về pháp luật viên chức (30%), lĩnh vực giáo dục và đào tạo (70%); – Vận dụng kiến thức áp dụng vào thực tiễn… |
2 |
Chuyên môn, nghiệp vụ |
|
Thăng từ hạng II lên hạng I |
– Thuyết trình: Tối đa 15 phút – Phỏng vấn: Tối đa 15 phút |
– Trình bày tổng quan về kết quả dạy học, giáo dục học sinh; – Phỏng vấn về chuyên môn thuộc lĩnh vực đảm nhiệm… |
Từ hạng III lên hạng II |
– Trắc nghiệm: 45 phút Hoặc – Vấn đáp: 30 phút (Chuẩn bị tối đa 20 phút, vấn đáp 10 phút) |
– Kiểm tra hiểu biết của giáo viên dự thi về nhiệm vụ của giáo viên hạng II – trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu tiêu chuẩn giáo viên hạng II – Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn… |
Từ hạng IV lên hạng III |
– Trắc nghiệm: 45 phút Hoặc – Vấn đáp: 30 phút (Chuẩn bị tối đa 20 phút, vấn đáp 10 phút) |
– Kiểm tra hiểu biết của giáo viên dự thi về nhiệm vụ của giáo viên hạng III – trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu tiêu chuẩn giáo viên hạng III – Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn… |
4. Các trường hợp giáo viên được miễn thi môn ngoại ngữ
– Giáo viên tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tổ chức thi thăng hạng, có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ.
– Giáo viên ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi hoặc ở các trường phổ thông dân tộc nội trú/bán trú, có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền.
– Đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trong đào tạo; văn bằng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định hiện hành.
– Có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ thuộc một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc.
– Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B1 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu)
5. Giảm điều kiện chọn người trúng tuyển kỳ thi thăng hạng
Theo quy định mới của Thông tư 03/2019/TT-BNV sửa đổi, bổ sung chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2019 để trúng tuyển kỳ thi thăng hạng, giáo viên phải đạt từ 50 điểm trở lên với mỗi bài thi. Còn so với quy định trước đây là đạt 55 điểm.
Bên cạnh đó để xác định người trúng tuyển, cơ quan tuyển dụng còn căn cứ vào 2 yếu tố sau:
- Dự thi đủ các bài thi của các môn trừ môn được miễn thi;
- Có số điểm mỗi bài đạt từ 50 điểm trở lên.
6. Mức phí thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
– Mức phí thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định rõ tại Quyết định 546/QĐ-BNV ngày 12/07/2019 của Bộ Nội vụ.
STT | Quy mô, số lượng thí sinh | Mức lệ phí |
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I |
||
1 | Dưới 50 thí sinh | 1.400.000 |
2 | Từ 50 – dưới 100 thí sinh | 1.300.000 |
3 | Từ 100 thí sinh trở lên | 1.200.000 |
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III | ||
1 | Dưới 100 thí sinh | 700.000 |
2 | Từ 100 – dưới 500 thí sinh | 600.000 |
3 | Từ 500 thí sinh | 500.000 |
4 | Thi phúc khảo | 150.000 đồng |
7. Mức lương của giáo viên sau khi thăng hạng
Hiện nay, theo quy định hiện hành, giáo viên từ mầm non đến phổ thông được xếp ở các hạng có hệ số lần lượt như sau:
– Giáo viên tiểu học, mầm non: Hạng IV (từ 1,86 đến 4,06); Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98).
– Giáo viên trung học cơ sở: Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98); Hạng I (từ 4,0 đến 6,38).
– Giáo viên trung học phổ thông: Hạng III (từ 2,34 đến 4,98); Hạng II (từ 4,0 đến 6,38); Hạng I (từ 4,4 đến 6,78).
Chúng ta cùng nhìn xem khi chuyển sang mức lương mới thì hệ số lương và thời điểm nâng lương lần sau sẽ được chuyển xếp như thế nào thông qua các bảng sau.
– Khi chuyển xếp lương từ hạng IV sang hạng III (giáo viên mầm non, tiểu học) sẽ được xếp chuyển sang hệ số lương mới như sau:
Hạng IV (Hệ số lương – Bậc) | Hạng III (Hệ số lương – Bậc) | Nâng lương lần sau |
1,86 – 1 | 2,1 – 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
2,06 – 2 | 2,1 – 1 | Theo quyết định cũ |
2,26 – 3 | 2,41 – 2 | Theo quyết định cũ |
2,46 – 4 | 2,72 – 3 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
2,66 – 5 | 2,72 – 3 | Theo quyết định cũ |
2,86 – 6 | 3,03 – 4 | Theo quyết định cũ |
3,06 – 7 | 3,34 – 5 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,26 – 8 | 3,34 – 5 | Theo quyết định cũ |
3,46 – 9 | 3,65 – 6 | Theo quyết định cũ |
3,66 – 10 | 3,96 – 7 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,86 – 11 | 3,96 – 7 | Theo quyết định cũ |
4,06 – 12 | 4,27 – 8 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
4,58 – 9 | Theo quyết định cũ | |
4,89 – 10 | Theo quyết định cũ |
– Khi thăng hạng từ hạng III lên hạng II (giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) được chuyển xếp lương như sau:
Hạng III (Hệ số lương– Bậc) | Hạng II (Hệ số lương– Bậc) | Nâng lương lần sau |
2,1 – 1 | 2,34 – 1 | Theo quyết định cũ |
2,41 – 2 | 2,67 – 2 | Theo quyết định cũ |
2,72 – 3 | 3,00 – 3 | Theo quyết định cũ |
3,03 – 4 | 3,33 – 4 | Theo quyết định cũ |
3,34 – 5 | 3,66 – 5 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,65 – 6 | 3,66 – 5 | Theo quyết định cũ |
3,96 – 7 | 3,99 – 6 | Theo quyết định cũ |
4,27 – 8 | 4,32 – 7 | Theo quyết định cũ |
4,58 – 9 | 4,65 – 8 | Theo quyết định cũ |
4,89 – 10 | 4,98 – 9 | Theo quyết định cũ |
– Khi thăng hạng từ hạng III lên hạng II (giáo viên trung học phổ thông), hạng II lên hạng I (giáo viên trung học cơ sở) được chuyển xếp lương như sau:
Hạng III trung học phổ thông, Hạng II trung học cơ sở (Hệ số lương – Bậc) | Hạng II trung học phổ thông, Hạng I trung học cơ sở (Hệ số lương – Bậc) | Nâng lương lần sau |
2,34 – 1 | 4,00 – 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
2,67 – 2 | 4,00 – 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,00 – 3 | 4,00 – 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,33 – 4 | 4,00 – 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,66 – 5 | 4,00 – 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,99 – 6 | 4,00 – 1 | Theo quyết định cũ |
4,32 – 7 | 4,34 – 2 | Theo quyết định cũ |
4,65 – 8 | 4,68 – 3 | Theo quyết định cũ |
4,98 – 9 | 5,02 – 4 | Theo quyết định cũ |
5,36 – 5 | Theo quyết định cũ | |
5,70 – 6 | ||
6,04 – 7 | ||
6,38 – 8 |
– Khi thăng hạng từ hạng II lên hạng I (giáo viên trung học phổ thông) được chuyển xếp lương như sau:
Hạng II (Hệ số lương– Bậc) | Hạng I (Hệ số lương– Bậc) | Nâng lương lần sau |
4,00 – 1 | 4,40 – 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
4,34 – 2 | 4,40 – 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
4,68 – 3 | 4,74 – 2 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
5,02 – 4 | 5,08 – 3 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
5,36 – 5 | 5,42- 4 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
5,70 – 6 | 5,76 – 5 | Theo quyết định cũ |
6,04 – 7 | 6,10 – 6 | Theo quyết định cũ |
6,38 – 8 | 6,44 – 7 | Theo quyết định cũ |
6,78 – 8 | Theo quyết định cũ |