
Rau má được biết đến là một loại rau mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vậy, sau khi sinh uống rau má có được không, liệu loại rau này dùng cho đối tượng bà đẻ có cần phải lưu ý điều gì? Cùng Mebeaz trả lời câu hỏi này ngay sau đây!
- Coi chừng: 5 Tác hại từ việc uống nước ngọt, bia, rượu đối với mẹ sau sinh
Xem Tắt
Mẹ sau khi sinh uống rau má có được không?
Mẹ sau khi sinh uống rau má có được không? Câu trả lời là CÓ.
Các chuyên gia thông qua các nghiên cứu của mình cũng đưa ra chứng minh: nếu sau khi sinh ăn/uống rau má sẽ giúp các mẹ lợi sữa. Không chỉ vậy, nó còn giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành hơn.
Không dừng lại ở đó, uống rau má sau khi sinh còn giúp mẹ làm đẹp da, lưu thông khí huyết và sau một thời gian chắc chắn mẹ sẽ thấy mình đẹp một cách toàn diện từ trong ra ngoài.
Mẹ sau khi sinh uống rau má rất tốt cho sức khỏe và cải thiện lượng sữa
Những giá trị mà sau khi sinh uống rau má mang lại cho bà đẻ
Giúp mẹ lợi sữa
Trong rau má có hàm lượng các chất rất tốt cho sức khỏe mẹ như: Fe, Mg, Mn, P, Kali, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K, beta caroten, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium… Do đó, nó giúp mẹ có thể cải thiện được chất lượng cũng như số lượng sữa.
Giảm stress, căng thẳng
Thành phần triterpenoids có trong rau má giúp mẹ có thể giảm đi sự lo lắng cũng như mệt mỏi của cơ thể. Đặc biệt, những mẹ bị mất ngủ, ngủ không ngon nếu tích cực uống nước rau má sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.
Uống rau má giúp mẹ giảm căng thẳng
Sát trùng và làm lành vết thương
Với một thành phần có tên Asiaticosid trong rau má sẽ kích thích và tác động lên biểu bì, tác động nhanh chóng đến sự phân chia tế bào và giúp các vết thương sau sinh mau lành. Mẹ sau sinh phải mổ hay khâu tầng sinh môn thì việc tích cực uống rau má chắc chắn sẽ giúp cho mẹ khắc phục nhanh hơn.
Làm đẹp cho mẹ sau sinh
Sau khi sinh uống rau má được đánh giá là một cách làm đẹp lành tính và rẻ tiền. Các thành phần giàu dinh dưỡng, khả năng chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa da, dưỡng ẩm cho da. Bên cạnh đó, chiết xuất từ rau má còn thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp làn da đó luôn căng tràn sức sống.
Tăng trí nhớ
Tích cực uống rau má cũng sẽ giúp cho mẹ tăng cường sự tập trung. Sau sinh, rất nhiều mẹ rơi vào tình trạng “nhớ nhớ, quên quên”. Nếu hình thành thói quen uống nước sắc của rau má mỗi ngày 3 – 5g sẽ giúp các mẹ cải thiện tình trạng này nhanh chóng.
Cải thiện trí nhớ cực hiệu quả
Hướng dẫn mẹ cách làm nước rau má
Sau khi sinh uống rau má có nhiều cách chế biến khác nhau, nhưng về cơ bản có hai cách là: uống sinh tố và uống nước.
1. Cách làm sinh tố rau má
Mẹ có thể xay sinh tố rau má một mình cùng nước lọc hoặc kết hợp với nước dừa để tăng thêm mùi vị thơm ngon. Món đồ uống này giúp mẹ thanh nhiệt, giải độc cũng như vô cùng lợi sữa.
– Mẹ mang rau má rửa thật sạch, bỏ đi những chiếc lá hỏng và cho vào máy xay cùng với chút nước lọc.
– Xay xong bỏ bã, lấy nước và cho thêm chút đường phèn, nước dừa cho vào cốc.
– Nhiều mẹ sau khi sinh thích uống khi cho thêm chút đá nhưng chỉ được dùng đá khi sau sinh ngoài 3 tháng mẹ nhé!
Sinh tố rau má
2. Làm nước uống nước rau má thay nước lọc
Mẹ không thích uống nước rau má tươi thì có thể uống nước theo dạng đun.
– Hái rau má về và rửa thật sạch, bỏ lá hỏng, phơi khô.
– Mỗi ngày lấy một nhúm nhỏ cho vào ấm đun với nước để uống thay cho nước lọc hàng ngày.
– Cách này khá đơn giản, có thể giúp mẹ uống được thường xuyên.
Một số lưu ý nếu sau khi sinh uống rau má
Sau khi sinh ăn rau má mang tới cho mẹ nhiều giá trị nhưng mẹ cần phải lưu ý một số điều sau đây để việc sử dụng mang tới nhiều hiệu quả nhất.
– Không được lạm dụng rau má, không nên uống quá nhiều, không nên uống sai thời điểm. Một người một ngày bình thường chỉ nên uống 1 cốc nước rau má, khoảng 40g rau má/ngày và không được uống quá một tháng.
– Phải rửa thật sạch rau má trước khi sử dụng để tránh nhiễm khuẩn do rau thường mọc tại bờ ruộng, các vùng đất, cát…
- Thắc mắc: Sau khi sinh có uống được collagen như các mẹ đang nghĩ?
Mẹ nhớ phải rửa thật sạch rau má nhé!
– Nếu bị đầy hơi, tiêu chảy thì mẹ tuyệt đối không nên dùng rau má. Nếu cố uống tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn.
– Nếu đang sử dụng các loại thuốc trầm cảm, mất ngủ, tiểu đường thì không nên uống nước rau má. Nó có thể khiến cho hiệu quả thuốc không còn giá trị.
– Sau khi sinh uống nước má mang lại nhiều giá trị nhưng đối với những mẹ đang mang thai hay có ý định mang thai thì tốt nhất không nên sử dụng. Nó có thể khiến cho mẹ bị sảy thai.
Sau khi sinh uống rau má mang lại cho mẹ nhiều giá trị tích cực, tuyệt vời. Tuy nhiên, để có thể mang tới những hiệu quả tốt nhất mẹ nên lưu ý trong quá trình sử dụng.
Nguồn: Mebeaz.com
Cây mã đề có tác dụng gì là thắc mắc chung của nhiều người. Đây là một loại thảo dược quen thuộc trong Đông y. Cây mã đề có chứa vitamin C, K dùng để sắc lấy nước uống có thể giúp lợi tiểu, lợi mật, chống ho…
Trong Đông y, cây mã đề còn được gọi là “mã tiền xá”, tên khoa học là Plantago asiatica. Mã đề thuộc nhóm cây thân thảo, sinh sản bằng cách chia nhánh hoặc bằng hạt. Cây mã đề cao tầm 10 – 15 cm, lá có hình thìa và gân hình cung.
Người ta đã so sánh 100g lá mã đề thì có chứa một lượng vitamin A tương đương với một củ cà rốt. Ở phần lá của cây rất giàu Canxi và các chất khoáng có ích đối với cơ thể.
Glucozit có nhiều trong thân cây mã đề. Lá cây mã đề có vị đắng, chứa chất nhầy và vitamin C, K.
“Cây mã đề có tác dụng gì” được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số tác dụng điển hình của cây mã đề:
- Lợi tiểu
- Lợi mật
- Chống viêm loét
- Trừ đờm
- Chống ho
- Chống lỵ…
Cây mã đề được áp dụng vào nhiều bài thuốc Y Học Cổ Truyền để điều trị ho, nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, tiểu rắt, tiểu nước vàng, đi tiểu ra máu, viêm gan, viêm mật, viêm loét dạ dày – tá tràng,….
Cây mã đề có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người
Viêm cầu thận cấp tính:
- Cây mã đề giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh. Người ta dùng mã đề, ma hoàng, thạch cao làm thuốc, đại táo, quế chi và cam thảo 6g trộn đều với nhau. Mỗi ngày sắc 1 thang uống đều đặn.
Viêm cầu thận mạn tính:
- Mã đề 16g
- Phục linh 12g
- Hoàng bá 12g
- Rễ cỏ tranh 12g
- Hoàng liên cần 12g
- Mộc thông cần 8g
- Trư linh 8g
Trộn đều với nhau, mỗi ngày sắc 1 tháng uống đều đặn.
Viêm bàng quang cấp tính:
- Mã đề 16g
- Hoàng liên 12g
- Phục linh cần 12g
- Hoàng bá đo một lượng 12g
- Trư linh sẽ có 8g
- Rễ cỏ tranh, mộc thông cần 8g
- Bán hạ chế và hoạt thạch
Trộn đều với nhau, mỗi ngày sắc 1 tháng uống đều đặn.
Viêm đường tiết niệu cấp:
- 20g mã đề
- 15g bồ công anh
- 15g hoàng cầm
- 15g lá chi tử
- Các loại thảo dược khác như: Kim tiền, cây nhọ nồi, ích mẫu, rễ cỏ tranh và cam thảo
Trộn đều với nhau, mỗi ngày sắc 1 thang uống đều đặn trong vòng 10 ngày.
Viêm bể thận cấp tính:
- 50g mã đề tươi
- 50g loại rễ cỏ tranh tươi
- Nửa kí cỏ bấc đèn tươi
Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 tháng (chia làm 2 lần uống), sử dụng trong 5 – 7 ngày.
Chứng phổi nóng và ho dai dẳng:
- Mã đề tươi 20g-50g rửa sạch sắc kĩ mỗi ngày chia làm 3 lần uống, tốt nhất nên uống nóng mỗi lần cách nhau 3 giờ.
Viêm gan siêu vi trùng:
- 20g mã đề
- 40g nhân trần
- 20g lá mơ
- 20g chi tử
Thái nhỏ phơi khô, sắc lấy nước uống.
Cây mã đề có tác dụng chữa bệnh viêm bàng quang
Không sử dụng cây mã đề quá thường xuyên hay sử dụng với mục đích giải khát, do mã đề có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
Phụ nữ đang trong thời thời kỳ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu được các chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng nước mã đề, nguyên nhân là do chúng có thể dẫn đến sảy thai. Tuyệt đối không sử dụng nước mã đề với các đối tượng thận yếu hay suy thận mạn tính.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
XEM THÊM: