
Trong thời kỳ hậu sản, sức đề kháng suy giảm cộng thêm điều kiện thời tiết bất lợi và chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không đầy đủ khiến nhiều bà đẻ dễ bị ho. Để đảm bảo chất lượng sữa mẹ và không ảnh hưởng đến con, chị em nên bỏ túi ngay những cách trị ho sau sinh an toàn, hiệu quả dưới đây.
Trong thời kỳ hậu sản, nhất là khi sinh mổ, cơ thể người phụ nữ chưa kịp phục hồi nên rất dễ bị bệnh vặt, ho là một trong những bệnh lý phổ biến nhất. Y học hiện đại và y học cổ truyền đã đưa ra nhiều lý do khác nhau để giải thích về nguyên nhân gây ra chứng ho ở bà đẻ.
Phụ nữ sau sinh rất dễ bị ho do nhiễm trùng đường hô hấp
– Theo y học hiện đại:
Phụ nữ sau sinh có thể bị ho vì một trong những lý do sau:
- Nhiễm khuẩn: Đường hô hấp, bao gồm các cơ quan như mũi, xoang, họng hay phế quản… của mẹ bỉm có thể bị tấn công gây nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng ho có đờm. Cùng với đó, bà bầu phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu khác như chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ hoặc sốt cao, cổ họng đau rát, khó nuốt.
- Nhiễm virus đường hô hấp: Virus cảm cúm, cảm lạnh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng ho hậu sản ở bà đẻ. Trường hợp này, bệnh nhân có thể bị ho trong vài ngày hoặc lâu hơn. Cùng với đó là các biểu hiện khác như đau đầu, đau nhức các cơ, mệt mỏi, sốt, niêm mạc họng sưng đỏ…
- Cơ thể kém thích nghi với sự thay đổi của thời tiết: Sau sinh sức đề kháng của mẹ rất kém, cơ thể cũng trở nên nhạy cảm hơn với sự thay đổi của thời tiết. Đặc biệt trong những thời điểm khí hậu giao mùa chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, mẹ rất dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến ho gió, ho khan. Nặng hơn có thể bị nóng sốt nhẹ về chiều, cổ họng đau rát khó chịu.
- Không khí ô nhiễm: Bà đẻ rất dễ bị ho và các vấn đề ở đường hô hấp nếu sống trong môi trường có không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi, khí thải công nghiệp, khói thuốc lá…
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Một số bà bầu sinh mổ phải sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian hậu sản có thể bị ho do tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp này thường có biểu hiện ho khan.
- Ho do trào ngược dạ dày: Hiện tượng trào ngược dạ dày ở phụ nữ sau sinh xảy ra khi axit và một số chất trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản gây ợ nóng, ợ chua. Nếu bị đẩy lên trên quá cao, axit tiếp xúc với thành họng gây kích ứng, viêm họng. Ho là một hậu quả tất yếu.
– Nguyên nhân gây ho ở bà đẻ theo y học cổ truyền:
Theo quan niệm của Đông y, bệnh ho ở phụ nữ sau sinh xảy ra khi bị phong hàn hoặc phong nhiệt do cơ thể bị ngoại cảnh xâm nhập. Trong giai đoạn hậu sản, do thể lực còn yếu nhưng nhiều bà đẻ không có chế độ kiêng cữ thích hợp, nằm ở nơi có gió lạnh lùa vào khiến chính khí bị tổn thương mới dẫn đến ho.
Trường hợp bị ho do phong hàn, có người sốt có người không. Cơ thể thường không đổ mồ hôi, có cảm giác ngứa ngáy trong cổ họng, chảy nước mũi, nhức đầu, đau mỏi xương khớp, khạc ra đàm.
Ngược lại nếu phụ nữ sau sinh bị ho do phong nhiệt thì có thể bị sốt cao. Kèm theo đó là hiện tượng ho có đờm, đau váng đầu, hắt hơi liên tục, miệng khô, hay khát nước, đau rát họng khi thức ăn đi qua.
Như vậy, nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị ho không chỉ một mà có rất nhiều. Vấn đề quan trọng là phải xác định đúng thủ phạm gây bệnh và lựa chọn được cách trị ho cho bà đẻ an toàn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và chất lượng sữa cho bé bú.
Để chữa ho sau sinh, mẹ bỉm được khuyên nên thử nghiệm các biện pháp tự nhiên trước tiên. Nếu không có hiệu quả thì mới nên nghĩ đến việc sử dụng kháng sinh.
Chất lỏng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, đưa dưỡng chất đến nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể giúp bà đẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh và tạo điều kiện để tổn thương ở đường thở sớm được chữa lành. Đặc biệt khi bị cổ họng có nhiều đờm, nước còn hoạt động tương tự như một loại thuốc long đàm, làm loãng đàm nhầy để cơ thể dễ dàng tống xuất ra ngoài.
Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm, giảm ho cho phụ nữ sau sinh
Chính vì vậy, phụ nữ sau sinh được khuyên nên uống nhiều nước hơn ngay cả khi không bị ho. Sử dụng nước đun sôi để còn hơi âm ấm là tốt nhất. Ngoài ra có thể thay thế bằng nước ép hoa quả và các loại trà thảo mộc có tác dụng trị ho, xoa dịu kích ứng trong cổ họng như trà gừng, trà hoa cúc.
Dù uống loại nước nào thì phụ nữ sau sinh cũng nên đảm bảo duy trì uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cắt đứt cơn ho và giúp mọi hoạt động trong cơ thể được thông suốt.
Mật ong với thành phần giàu chất kháng viêm tự nhiên cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất đã trở thành phương thuốc trị ho tốt và an toàn nhất đối với phụ nữ sau sinh. Nguyên liệu này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ho, làm sạch cổ họng, ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Cách 1: Dùng mật ong kết hợp với chanh
Chuẩn bị 3 muỗng mật ong nguyên chất và 1 thìa nước cốt chanh. Trộn cả hai lại với nhau, cho vào miệng ngậm và nuốt từ từ để các dưỡng chất tiếp xúc với niêm mạc họng càng lâu càng tốt.
Do chanh có tính axit mạnh, mẹ không nên áp dụng cách trị ho cho mẹ sau sinh này khi bụng đang đói. Tốt nhất nên uống sau bữa ăn chính khoảng 40 phút để không gây hại cho dạ dày mà vẫn đạt được hiệu quả trị ho tối ưu.
- Cách 2: Uống trà gừng mật ong
Gừng cạo sạch vỏ, bằm hạt lựu. Lấy hai thìa cà phê cho vào ly nước sôi ủ khoảng 15 phút nước sẽ chuyển qua màu vàng nhạt. Vớt bỏ xác gừng, thêm vào 2 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh, khuấy đầu. Nhâm nhi tách trà khi còn ấm một cách từ từ cho đến khi hết. Cơn ho sẽ được xoa dịu tức thì.
>>Tham khảo thêm: 5 cách chữa viêm họng bằng mật ong giúp giảm đau nhanh chóng
Hành và lá tía tô đều là những nguyên liệu có tính ấm và sở hữu hoạt chất kháng viêm, chống virus tự nhiên nên có thể hữu ích với các mẹ bị ho do thời tiết lạnh hoặc ho do cảm cúm. Cách sử dụng chúng đơn giản nhất là thêm vào trong món cháo.
Món cháo hành lá tía tô giúp giải cảm, trị ho cho bà đẻ
Cách nấu cháo hành, lá tía tô trị ho sau sinh:
- Trước tiên mẹ tiến hành vô gạo nấu cháo như bình thường.
- Khi cháo nhừ, nêm nếm chút gia vị cho vừa ăn, thêm hành và lá tía tô xắt nhuyễn vào trong nồi cháo, đảo đều, tắt bếp. Có thể thêm vào một ít gừng tươi để tăng công hiệu.
- Dọn ăn khi cháo còn nóng có tác dụng giải cảm, trị ho, giúp mẹ dễ nuốt khi cổ họng đang bị đau.
Quả lê chứa nhiều nước và có tính mát, giúp thanh nhiệt, hạ sốt, nhuận phế, giảm ho, làm tan đờm trong cổ họng. Hơn nữa, loại trái cây này còn chứa nhiều vitamin C, K, B6, folate sắt, canxi và nhiều khoáng tố có lợi cho sức khỏe của bé.
Có nhiều cách trị ho sau sinh bằng quả lê, được áp dụng rộng rãi nhất vẫn là dùng lê hấp mật ong. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 quả lê to và 1 thìa đường phèn
- Lê gọt vỏ, khoét lõi ở giữa tạo thành một cái lỗ để nhét đường phèn vào bên trong
- Cho lê vào xửng hấp cách thủy khoảng 30 – 40 phút cho chín mềm và đường phèn ngấm hết vào thịt quả lê
- Ăn khi còn ấm. Một quả lê hấp chia làm 2 lần ăn trong ngày.
Húng chanh có tác dụng tiêu độc, trị ho có đờm cho bà đẻ an toàn nhờ chứa nhiều hoạt chất cavaron. Đơn giản nhất mẹ chỉ cần hái 4 -5 lá húng chanh, rửa sạch, giã nát rồi hòa với 1 cốc nước ấm, lọc nước cốt uống. Ngoài ra có thể chưng cách thủy chung với đường phèn hay mật ong để tăng công dụng điều trị.
Lá húng chanh chứa cavaron có tác dụng tiêu đờm, kháng khuẩn, trị ho cho phụ nữ sau sinh
Cách thực hiện:
- Hái 1 nắm lá chanh rửa sạch, giã nát, cho vào chén
- Thêm vào 2 thìa đường phèn hoặc 2 thìa cà phê mật ong
- Đem hấp trong khoảng 15 phút là dùng được
- Mỗi lần chắt uống 3 thìa nước. Bã cho vào miệng ngậm vài phút rồi nhai nuốt cả nước lẫn cái.
Súc miệng bằng nước muối pha loãng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ho cho bà đẻ. Với hoạt tính kháng khuẩn cao, khi tiếp xúc với thành họng nước muối hoạt động bằng cách làm giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời giảm viêm, làm sạch đàm nhầy ở cổ họng, qua đó giúp phụ nữ sau sinh nhanh hết ho.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mẹ nên súc miệng với nước muối 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng, sau khi ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ.
>> Bấm xem thêm: Súc miệng, ngậm nước muối trị viêm họng có khỏi không?
Thuốc kháng sinh không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu mẹ không đáp ứng được với những cách chữa ho sau sinh bằng tự nhiên thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một loại thuốc kháng sinh an toàn.
Một số loại thuốc được cho phép sử dụng cho bà đẻ trong thời kỳ hậu sản như Augmentin, Amoxycillin hay Clamoxyl. Các thuốc này được điều chế dành riêng cho nhóm đối tượng đặc biệt là phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Hoạt chất trong thuốc không đi vào sữa mẹ nên không ảnh hưởng đến bé.
Augmentin là thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị ho an toàn cho phụ nữ trong thời kỳ hậu sản
Đôi khi thuốc kháng sinh còn được chỉ định dùng kèm với các loại thuốc khác để làm giảm triệu chứng bệnh như: Thuốc giảm ho, thuốc kháng viêm, thuốc long đờm…
Để đưa ra được câu trả lời chính xác cho vấn đề này còn phải xét đến nguồn gốc của cơn ho. Bệnh của mẹ chỉ có thể lây sang con trong các trường hợp bị nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp.
Để phòng bệnh cho con, tốt nhất mẹ nên cách ly với bé trong thời gian bị bệnh và vắt sữa ra bình cho bé uống. Nếu không còn ai có thể thay thế chăm sóc cho bé thì nên đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn khi chăm sóc bé. Tránh hôn, dùng chung ly uống nước hay mút thìa khi cho bé ăn.
Ngoài ra cần chú ý:
- Tiệt trùng các dụng cụ vắt sữa, ly pha sữa và bình sữa của bé trước và sau khi sử dụng bằng cách đun trong nước sôi.
- Sử dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc tân dược khác theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc về uống bừa bãi mà chưa qua thăm khám và có sự kê đơn của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi nhiều, tránh stress. Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng sữa mẹ, cải thiện sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn khi bị virus, vi khuẩn gây ho xâm nhập vào cơ thể.
- Dù áp dụng bất kì cách trị ho sau sinh nào cũng cần kiên trì và tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ cho đến khi triệu chứng ho và các bệnh lý liên quan chắc chắn đã được chữa khỏi dứt điểm.
Thông tin hữu ích liên quan