Sổ chủ nhiệm Tiểu học, Sổ chủ nhiệm Tiểu học giúp thầy cô giáo chủ nhiệm theo dõi danh sách học sinh, danh sách đại diện cha mẹ học sinh, danh sách cán bộ lớp, danh
Sổ chủ nhiệm Tiểu học giúp thầy cô giáo chủ nhiệm theo dõi danh sách học sinh, danh sách đại diện cha mẹ học sinh, danh sách cán bộ lớp, danh sách học sinh chia theo tổ, kế hoạch chủ nhiệm theo từng tháng….. Mời quý thầy cô tham khảo mẫu sổ chủ nhiệm lớp 4 trong bài viết dưới đây:
Sổ chủ nhiệm Tiểu học mới nhất
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 Thông tư ban hành điều lệ trường tiểu học năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo.
Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 của trường Tiểu học ……………
Căn cứ trên những kết quả đạt được và thực tế khó khăn hạn chế của lớp 4A1.
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Tổng số học sinh
– Tổng số học sinh: 27; Nam 12; nữ:15; dân tộc: 27; nữ dân tộc:15
– Con thương binh, liệt sĩ: 0; con hộ nghèo 3; Khuyết tật: 0
2. Độ tuổi
– Học sinh đúng độ tuổi: 27/27 = 100%
– Học sinh ngoài độ tuổi: 0/27 = 0%
3. Thuận lợi, khó khăn:
3.1. Thuận lợi
* Học sinh:
Mỗi học sinh có mức độ nhận thức, tiếp thu bài học khác nhau, nhưng nhìn chung các em đều có hứng thú học tập, thích đến trường.
Các em ngoan, lễ phép có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, của lớp. Có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập.
*Đối với bậc cha mẹ học sinh:
Phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn đến việc học của con em mình, mua sắm đầy đủ sách, vở và các đồ dùng học tập cần thiết, tạo điều kiện cho con em học tập tốt hơn.
3.2. Khó khăn:
* Học sinh
Học sinh một số em tiếp thu còn chậm, kỹ năng đọc, viết, làm toán còn quá chậm nên các em rụt rè, ngại giao tiếp. Các em chưa tự tin khi hợp tác, chia sẻ cùng các bạn trong nhóm.
Một số em hiếu động, còn ham chơi, chưa tập trung trong giờ học, còn làm việc riêng trong giờ học ảnh hưởng tới việc học tập của các bạn trong lớp.
Chữ viết một số em xấu, viết chưa đúng độ cao, độ rộng của các con chữ, viết còn sai lỗi chính tả.
* Đối với bậc cha mẹ học sinh
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, phó mặc cho giáo viên.
Điều kiện kinh tế một số phụ huynh là hộ nghèo, cận nghèo, một số phụ huynh phải đi làm ăn xa, gửi con ở lại với ông bà nên có phần ảnh hưởng rất lớn đến việc học của con em.
II. CHỈ TIÊU
1. Số lượng
– Sĩ số: 27 HS
– Đội viên (sao nhi đồng): 27/27 = 100%
– Học sinh cần giúp đỡ:
Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt | Họ tên HS | Ghi chú |
Học sinh khuyết tật (ghi rõ tình trạng khuyết tật vào cột ghi chú) | ||
Gia đình khó khăn (ghi rõ hoàn cảnh vào cột ghi chú) |
|
– Hộ nghèo – Hộ nghèo – Hộ nghèo |
Có vấn đề về sức khỏe (ghi rõ bệnh vào cột ghi chú) | ||
Học sinh cần đặc biệt quan tâm (ghi rõ biểu hiện vào cột ghi chú) |
|
– Nhận thức chậm – Nhận thức chậm – Nhận thức chậm |
Con thương binh, liệt sĩ (Ghi rõ từng loại ở phần ghi chú, nếu có) |
2. Chất lượng
2.1. Giáo dục phẩm chất và năng lực cá nhân
2.1.1. Mục tiêu chung
– Giáo dục cho các em tính trung thực, kỉ luật, chăm học, chăm làm, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và mọi người, tự tin trong giao tiếp.
– Xây dựng cho các em một số thói quen và hành vi đạo đức tốt như: Biết vâng lời ông bà, bố mẹ và những người trên; biết chào hỏi, giao tiếp lịch sự, văn minh; đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, không nói tục, chửi bậy, không gây gổ đánh nhau,…
– Biết tự phục vụ bản thân, chăm sóc bản thân, biết bảo quản đồ dùng, tài sản của mình cũng như của người khác.
– Biết hợp tác trong thảo luận nhóm và trong lao động.
– Có ý thức tự giác học tập và giải quyết các vấn đề.
– Tham gia đầy đủ các phong trào của nhà trường, của Đội đề ra.
– Thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường của lớp, Đội và giáo dục các em theo “5 điều Bác Hồ dạy”.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Đánh giá điểm số
Môn học đánh giábằng điểm số | Chất lượng cuối học kỳ I | Chất lượng cuối năm học | ||||
Điểm 5 trở lên | Điểm 7-10 | Điểm 9-10 | Điểm 5 trở lên | Điểm 7-10 | Điểm 9-10 | |
Tiếng Việt | 27 | 15 | 6 | 27 | 20 | 8 |
Toán | 27 | 15 | 6 | 27 | 20 | 9 |
Khoa học | 27 | 15 | 6 | 27 | 20 | 9 |
Lịch sử và Địa lý | 27 | 15 | 6 | 27 | 20 | 9 |
b) Đánh giá các môn học và hoạt động giáo dục
Môn học đánh giá bằng nhận xét | Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | |||
Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | |
Đạo đức | 9/27 | 33,3% | 18/27 | 66,7% | ||
Kĩ thuật | 9/27 | 33,3% | 18/27 | 66,7% | ||
Khoa học | 9/27 | 33,3% | 18/27 | 66,7% | ||
Lịch sử và Địa lý | 9/27 | 33,3% | 18/27 | 66,7% | ||
Âm nhạc | 9/27 | 33,3% | 18/27 | 66,7% | ||
Mĩ thuật | 9/27 | 33,3% | 18/27 | 66,7% | ||
Thể dục | 9/27 | 33,3% | 18/27 | 66,7% |
– Phẩm chất:
Mức đạt được | Chăm học, chăm làm | Tự tin, trách nhiệm | Trung thực, kỷ luật | Đoàn kết, yêu thương |
Tốt | 20/27=74% | 20/27=74% | 24/27=88,9% | 25/27=92,6% |
Đạt | 7/27=26% | 7/27=26% | 3/27=11,1% | 2/27=7,4% |
Cần cố gắng | 0 | 0 | 0 | 0 |
– Năng lực
Mức đạt được | Tự phục vụ,tự quản | Hợp tác | Tự học và giải quyết vấn đề |
Tốt | 24/27=88,9% | 20/27=74% | 20/27=74% |
Đạt | 3/27=11,1% | 7/27=26% | 7/27=26% |
Cần cố gắng | 0 | 0 | 0 |
2.1.3: Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm theo dõi sát sao các hoạt động của lớp, bám sát kế hoạch của Nhà trường, của Đội của tổ chuyên môn để lập kế hoạch hoạt động cho lớp mình nhằm đưa chất lượng lớp ngày một tiến bộ hơn.
Từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế mức tối thiểu đối tượng học sinh yếu trong lớp.
Lựa chọn những HS có năng lực vào các ban để điều hành các hoạt động học tập, giao tiếp, văn nghệ – TDTT để giúp các bạn cùng tiến bộ.
Đổi mới phương pháp dạy, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. Hình thành cho học sinh ý thức tự giác trong học tập. Tạo cơ hội cho học sinh được hợp tác trong nhóm, cá nhân, chủ động lĩnh hội kiến thức, phát huy tính sáng tạo trong học tập.
Tham mưu với nhà trường, hội cha mẹ HS mua sắm thêm một số đồ dùng học tập của mỗi nhóm phục vụ cho việc học của các em tốt hơn.
Theo dõi việc học tập của học sinh hằng ngày trên lớp, đặc biệt quan tâm, động viên những học sinh có sự tiến bộ trong học tập, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Thiết lập chặt chẽ mối quan hệ, tạo sự gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh.
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, thông tin hai chiều giữa giáo viên với nhà trường, giữa giáo viên với phụ huynh.
Tham khảo các tài liệu, trên các phương tiện thông tin những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Bài soạn của giáo viên: Từng bài soạn (tiết dạy) giáo viên bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt, bám sát đối tượng học sinh của lớp mình, thể hiện rõ những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh. Bổ sung kiến thức cho HS trên chuẩn, tiếp sức thêm cho HS chậm tiến để giúp HS có điều kiện theo kịp chương trình, theo kịp các HS trong lớp.
Giảng dạy trên lớp: Giáo viên cần lựa chọn phương pháp, hình thức hoạt động sao cho quấn hút học sinh hoạt động. Giáo viên giao việc cụ thể rõ ràng, ngắn gọn, học sinh dễ hiểu, tiết kiệm được thời gian để giáo viên tiếp cận được với HS trên chuẩn giúp các em phát triển nội dung bài hơn.Còn HS chậm tiến thì kèm cặp, hướng dẫn, tiếp sức thêm cho các em.
Việc bố trí chỗ ngồi của học sinh sao cho các em có điều kiện được tham gia học tập cùng bạn, kèm cặp bạn và thường xuyên đổi chỗ ngồi cho các em.
Công tác kiểm tra, chấm chữa bài làm của học sinh: Đối với học sinh chậm tiến, trong các bài tập, bài làm của các em giáo viên cần chấm và sửa lỗi thật kĩ, cho các em làm lại bài tập.
Nắm bắt những nội dung, kiến thức, kỹ năng HS còn chưa hiểu để có phương pháp, hình thức dạy học thích hợp, phụ đạo thêm cho các em kịp thời.
Luôn động viên, khuyến khích các em, tạo cơ hội cho các em được tham gia vào hoạt động học tập nhiều hơn (hợp tác nhóm, cá nhân) nhưng không gây áp lực cho các em.
Tổ chức bồi dưỡng cá biệt ngoài giờ chính khóa. Cùng với việc đổi mới cách dạy, cách học, tiếp sức cho các em trong từng tiết học trên lớp thì giáo viên dạy phụ đạo thêm cho HS chậm tiến vào các tiết ôn luyện, truy bài 15 đầu giờ. Cuối tháng có bài kiểm tra để xem sự tiến bộ của học sinh.
Xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng tiến” phân công cho các bạn giúp đỡ bạn trong học tập như buổi tối các em ở bán trú giúp đỡ nhau học tập, còn vào những ngày thứ bảy và chủ nhật thì các bạn ở gần nhà nhau rủ nhau đến nhà bạn học.
3. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.1. Nhiệm vụ
HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa, học thể dục, học tập tốt các tiết HĐGDNGLL.
HS tham gia các câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ Toán tuổi thơ, câu lạc Tiếng Việt,…
HS thu gom chai nhựa làm kế hoạch nhỏ,…
3.2. Biện pháp:
Nhắc nhở, động viên, quán triệt HS tham gia đầy đủ có chất lượng.
Kết hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức tốt các tiết HĐGDNGLL theo kết hoạch với nhiều hình thức phong phú nhằm thu hút sự tham gia của học sinh, đồng thời giáo dục ý thức tinh thần tập thể, hình thành cho học sinh kỷ năng giao tiếp, ứng xử xã hội.
Lập danh sách HS tham gia các câu lạc bộ, tổ chức cho các em tham gia câu lạc bộ theo sở thích.
Phát động hàng tuần HS thu gom chai nhựa vừa làm kế hoạch nhỏ,vừa vệ sinh được môi trường.
4. Thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua
4.1. Nhiệm vụ
HS tham gia lao động vệ sinh sạch sẽ sạch sẽ trường lớp, vệ sinh cá nhân.
Trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh trong nhà trường và trên khu vực bán trú.
HS tham gia các phong trào thi đua do nhà trường, lớp phát động như trang trí lớp, bài làm tốt tặng thầy cô,…
4.2. Biện pháp
Hàng ngày tổ chức cho HS tham gia lao động vệ sinh sạch sẽ sạch sẽ trường lớp khu vực được phân công, thường xuyên nhắc nhở các em tắm giặt, đầu tóc gọn gàng.
Phân công cụ thể cho các em trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh khu vực được phân công.
Động viên khích lệ các em tham gia các phong trào thi đua do nhà trường, lớp phát động như trang trí lớp, những bài làm tốt tặng thầy cô,…
III. Cụ thể
DANH SÁCH HỌC SINH
TT | Họ và tên học sinh | Ngày, tháng năm sinh | Nữ | Dân tộc | Khuyết tật, mồ côi | Phụ huynh (Ghi họ, tên và số ĐT) |
DANH SÁCH BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
TT | Họ và tên | Nghề nghiệp | Địa chỉ | Điện thoại | Nhiệm vụ |
1 | Trưởng ban | ||||
2 | Phó ban | ||||
3 | Ủy viên |
DANH SÁCH CÁN BỘ LỚP
TT | Họ và tên | Nan/nữ | Dân tộc | Nhiệm vụ |
1 | Lớp trưởng | |||
2 | Lớp phó học tập | |||
3 | Lớp phó văn nghệ, đời sống | |||
4 | Tổ trưởng tổ 1 | |||
5 | Tổ trưởng tổ 2 | |||
6 | Tổ trưởng tổ 3 |
DANH SÁCH HỌC SINH CẦN QUAN TÂM
TT | Họ và tên | Nam/nữ | Hoàn cảnh | Nội dung cần quan tâm |
1 | Đọc, viết, tính toán chậm | |||
2 | Đọc, viết, tính toán chậm | |||
4 | Đọc, viết, tính toán chậm | |||
5 | Đọc, viết, tính toán chậm | |||
KẾ HOẠCH THÁNG 9 NĂM 2020
NỘI DUNG | KẾT QUẢ |
– Vận động học sinh ra lớp. | |
– Duy trì tốt số lượng HS, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần đạt từ 98% trở lên. | |
– Ổn định tổ chức lớp, bầu ban cán sự lớp | |
– Kiểm tra đồ dùng học tập, vở viết của học sinh | |
– Kết hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức HĐNGLL theo chủ điểm: “Truyền thống nhà trường”; hoạt động trải nghiệm không thường xuyên: Vui Tết Trung thu | |
– Tuyên truyền, hướng dẫn HS vệ sinh, lau khử khuẩn phòng chống dịch bệnh covid 19 | |
– Tăng cường tiếng Anh theo chủ đề: giao tiếp từ Tiếng Anh đơn giản. | |
– Cho HS đăng kí tham gia sinh hoạt các CLB. | |
– Lập danh sách học sinh tham gia các câu lạc bộ | |
– Hướng dẫn HS chăm sóc bồn hoa, cây cảnh | |
– Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh không chính thức đầu năm học. | |
– Phân loại đối tượng HS, sắp xếp chỗ ngồi cho HS hợp lí. | |
– Kế hoạch bài dạy cần bám sát với đối tượng HS | |
– Phân công HS giúp đỡ HS trong các buổi học tối. | |
– GV giao nội dung học cho HS học buổi tối. | |
– Hướng dẫn các em bọc SKG, vở viết,… | |
– Hướng dẫn HS cách rèn chữ giữ vở sạch, viết chữ đẹp. | |
– Hướng dẫn các em vệ sinh trường, lớp, khu vực được phân công sạch sẽ. | |
– Phát động phong trào thu gom chai nhựa làm kế hoạch nhỏ, vệ sinh môi trường. |
Điều chỉnh bổ sung
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
KẾ HOẠCH THÁNG 10 NĂM 2020
NỘI DUNG | KẾT QUẢ |
– Duy trì tốt số lượng HS, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần đạt từ 98% trở lên. | |
– Tăng cường Tiếng Việt cho HS vào 15 đầu giờ buổi 2 thứ 3 và thứ 5. | |
– Kiểm tra đồ dùng học tập, vở viết của học sinh | |
– Kết hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức HĐGDNGLL theo chủ điểm: “Vòng tay bè bạn”. | |
– Tuyên truyền, hướng dẫn HS vệ sinh, lau khử khuẩn phòng chống dịch bệnh covid 19 | |
– Tăng cường tiếng Anh theo chủ đề: Học các thứ trong tuần. | |
– Tổ chức cho HS tham gia đầy đủ, đúng thời gian các câu lạc bộ | |
– Tổ chức dạy học hỗ trợ CNTT giúp HS hứng thú học tập. | |
– Hướng dẫn HS chăm sóc bồn hoa, cây cảnh | |
– KT khảo sát chất lượng không chính thức tháng 10. | |
– Phân loại đối tượng HS, sắp xếp chỗ ngồi cho HS hợp lí. | |
– Kế hoạch bài dạy cần bám sát với đối tượng HS | |
– Phân công HS giúp đỡ HS trong các buổi học tối. | |
– GV giao nội dung học cho HS học buổi tối. | |
– Phát động tuần lễ “ dạy tốt – học tốt” chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. | |
– Chấm, chữa nhận xét bài làm của HS hàng ngày | |
– Hướng dẫn các em vệ sinh trường, lớp, khu vực được phân công sạch sẽ. | |
– Phát động phong trào thu gom chai nhựa làm kế hoạch nhỏ, vệ sinh môi trường. |
Điều chỉnh bổ sung
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
>>> Tải file để tham khảo đầy đủ Sổ chủ nhiệm Tiểu học