Soạn bài Luyện nói Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 9 tham khảo bài Soạn Luyện nói Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 9 mẫu bài soạn Luyện nói Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ được chúng tôi đăng tải sau đây.
Tài liệu được chúng tôi biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2. Với tài liệu này không chỉ giúp các bạn trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa mà còn giúp các bạn nắm vững những kiến thức quan trọng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm một số bài soạn văn khác tại chuyên mục Soạn văn 9. Mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.
I. Kiến thức cơ bản
Các kiến thức cần nắm vững:
– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:
+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).
+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
+ Kết luận: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc, của tác phẩm.
II. Trả lời câu hỏi
Câu 2 trang 112 SGK: Cho đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
Lâp dàn ý và tập trình bày bài nói của mình.
Dàn ý mẫu:
1. Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt cùng ý nghĩa sưởi ấm tình người, sưởi ấm tình bà cháu và đặc biệt là sưởi ấm một đời ở trong bài.
2. Thân bài
– Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong bài là: “Một bếp lửa”.
+ chờn vờn sương sớm
+ ấp iu nồng đượm
+ Bếp lửa hiện lên hình ảnh người bà ấm áp và “cháu thương bà biết mấy nắng mưa” – tình cảm của cháu với người bà tần tảo.
⇒ Như một sự giới thiệu và cũng là hình ảnh luôn thường trực trong tâm trí nhà thơ, nó luôn được đặt lên hàng đầu khiến nhà thơ bật lên điều đó một cách mạnh mẽ.
– Rồi từ những hồi ức về người bà đáng kính, nhà thơ nhớ về những kỉ niệm sâu sắc của mình thuở nhỏ.
“…Nghĩ lại đến giờ sóng mũi còn cay”.
+ Những khó khăn, vất vả, những điều mà bà làm cho cháu trong khoảng thời gian đó. (“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”).
+ Hiện về một cách rõ nét và với 1 cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ.
⇒ Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, lo lắng hết mực cho con cháu, dù trong cảnh nhà khó khăn vất vả – ăn ko đủ no, mặc ko đủ ấm nhưng bà vẫn cố gắng chăm sóc chu đáo cho đứa cháu, những kỉ niệm đó hiện về trong lòng nhà thơ và nó đc tuôn trào một cách mạnh mẽ, dâng tràn xúc cảm.
– “Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng.”
Tình bà cháu được hiện lên rõ nét nhất, bà luôn bên cạnh cháu, luôn dành cho cháu những tình cảm ấm áp nhất, bà như 1 bếp lửa ấm áo, luôn mang đến cho cháu niềm tin dai dẳng, niềm tin cho đứa cháu của bà.
– Và khi cháu đã đi xa, cháu vẫn nhớ đến bà, nhớ đến con người đã nhen nhóm cho cháu ngọn lửa của tình thân, ngọn lửa của sự ấm áp, ngọn lửa của tình bà cháu, ngọn lửa của nồi cơm ấm nóng, ngọn lửa của niềm tin, và ngọn lửa của tấm lòng bà đối với cháu.
– Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt trong toàn bài thơ, bếp lửa và bà luôn ở bên cạnh cháu.
⇒ Bếp lửa không chỉ sưởi ấm cho đứa cháu nhỏ trong những lúc lạnh lẽo nhất, khó khăn nhất, mà bếp lửa luôn ở cạnh bên, luôn đem đến cho con người ta một tình cảm ấm áp nhất, đi suốt cuộc đời cháu và sẽ mãi là niềm tin , là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời cháu – người bà thân yêu.
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề “bếp lửa sưởi ấm một đời” con người.